Powered by Techcity

TRỰC TIẾP: Quốc hội chất vấn về lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh

Phiên chất vấn của Quốc hội về lĩnh vực tài nguyên và môi trường được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp vào sáng 4/6 trên kênh VTV1.

Hôm nay (4/6), Quốc hội bắt đầu tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ phát biểu mở đầu phiên chất vấn.

Sau đó, Chủ tịch Quốc hội chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường:

+ Việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia.

+ Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước; giải pháp phòng, chống tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu, suy giảm, ô nhiễm nguồn nước.

+ Giải pháp nghiên cứu, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và tài nguyên, khoáng sản quý hiếm.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh chịu trách nhiệm trả lời chất vấn. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Phiên chất vấn sáng 4/6 của Quốc hội được Đài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp từ 8h00 đến 11h30 trên kênh VTV1 để cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi.

Cả nước còn hơn 1.000 hồ chứa xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ

Trước phiên chất vấn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Theo báo cáo, hiện nay, trên cả nước có khoảng 40.200 công trình khai thác, sử dụng nước (29.860 công trình khai thác nước mặt: 6.750 hồ thủy lợi, gần 600 hồ thủy điện, 3.659 đập dâng, còn lại là các công trình cống, trạm bơm và các công trình khác; khoảng 10.346 công trình khai thác nước dưới đất).

Tuy nhiên, đối với các hồ đập thuỷ lợi nhỏ, phần lớn do các xã, hợp tác xã, nông trường đầu tư xây dựng từ những năm 1970 đến 1980, trong điều kiện thiếu kinh phí, trình độ kỹ thuật hạn chế nên chất lượng thiết kế, thi công chưa phù hợp, không có hồ sơ thiết kế, thiếu kinh phí bảo trì nên bị hư hỏng, xuống cấp, suy giảm năng lực, hiệu quả phục vụ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Cả nước còn 1.104 hồ chứa bị xuống cấp, thiếu khả năng xả lũ, chưa có nguồn vốn để đầu tư sửa chữa nâng cấp (157 lớn, 264 vừa và 683 nhỏ). Các hạng mục hư hỏng xuống cấp nặng thường xảy ra tại các hồ chứa thủy lợi, gồm đập đất bị thấm lớn qua thân, nền, vai đập; sạt, trượt mái đập (do sóng, do thấm); có tổ mối trong thân đập; thân cống bị hư hỏng, mục ruỗng; mang cống bị thấm, hư hỏng tiêu năng sau cống, thấm mang; lớp gia cố tràn xả lũ bị bong tróc, nứt vỡ, thấm luồn dưới lớp gia cố, thiếu khả năng xả lũ.

Về khả năng chống lũ, hầu hết các hồ chứa lớn đã được sửa chữa nâng cấp theo Quy chuẩn 04-05:2012/BNNPTNT, tuy nhiên, vẫn còn 65 hồ thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn cũ (trước năm 2002), cần kiểm tra khả năng tháo lũ.

Rủi ro mất an toàn đập, hồ chứa nước cũng gia tăng do mưa lũ diễn biến cực đoan dưới tác động của biến đổi khí hậu, sự suy giảm rừng đầu nguồn, thảm phủ thực vật trên lưu vực hồ chứa đang có chiều hướng gia tăng.

Từ năm 2010 đến nay, cả nước đã xảy ra 75 sự cố vỡ đập, hồ chứa thuỷ lợi và 14 sự cố mất an toàn đập, hồ chứa thuỷ điện. Nguyên nhân sự cố do ảnh hưởng của mưa, lũ dòng chảy về hồ vượt tần suất thiết kế, công trình đầu mối bị hư hỏng, xuống cấp; năng lực của đơn vị quản lý, khai thác chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt nhiều đơn vị quản lý, khai thác đập, hồ chứa thuỷ điện không đủ năng lực; công tác kiểm định an toàn đập hầu hết chưa được thực hiện, kiểm tra đập hồ chứa nước bằng trực quan nên chưa phát hiện được ẩn họa trong đập.

Về tài nguyên nước, báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện nay, hiệu quả sử dụng nước ở Việt nam chỉ bằng 1/8 trung bình thế giới. Hiệu quả sử dụng nước được đo bằng tỷ lệ giá trị USD tạo ra với khối lượng nước được sử dụng, dựa trên hoạt động kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do Việt Nam chưa có hệ thống công cụ ra quyết định phục vụ xây dựng kịch bản nguồn nước, điều hòa, phân phối tài nguyên nước thống nhất trên lưu vực sông. Việc này dẫn đến điều phối khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương chưa tối ưu hóa lợi ích kinh tế xã hội. Nguồn nước bị lãng phí, chưa đáp ứng nhu cầu về an ninh nước sạch, lương thực và năng lượng. Tình trạng mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước gia tăng do lợi ích kinh tế giữa thủy điện, thủy lợi và công nghiệp, sinh hoạt và sản xuất.

Nguồn: VTV.VN



Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai

19:43, 11/02/2025 BHG - Chiều 11.2, Đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy do đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy có buổi làm việc với BTV Tỉnh ủy Lào Cai để triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 10.02.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN vùng trung du miền núi Bắc bộ đến...

Không gian chè shan tuyết Hà Giang tại Hà Nội

Gần hai mươi năm say mê trà, anh Nguyễn Văn Truyền ở Hà Nội đã đi khắp nam bắc để tìm những giống trà quý, đặc sắc. Ba năm trước, anh đến vùng chè Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang và lập tức bị hương vị chè shan tuyết nơi đây thu hút. Anh bắt đầu nhập các dòng chè Lũng Phìn về pha cho khách thưởng thức khi đến với phòng trà của mình. Xuất hiện muộn...

Hà Giang quyết tâm, quyết liệt trong tinh gọn bộ máy

Ngay trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Hà Giang đã tổ chức công bố quyết định về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ. Theo đó, sáp nhập Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.  Và ngay trong tuần, các huyện, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành công bố sáp nhập Ban Tuyên giáo và...

Đưa gần 10.000 học sinh từ Điểm trường về học tại trường chính

Do đặc thù điều kiện địa hình chia cắt, dân cư sinh sống không tập trung, các điểm trường, lớp ghép còn phổ biến đối với ngành Giáo dục của tỉnh Hà Giang. Nối tiếp Đề án di chuyển học sinh từ điểm trường về học tại trường chính giai đoạn 2016-2020, Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023-2030 cũng đề ra nhiệm vụ sáp nhập trường, điểm trường, chuyển học sinh...

Khởi công công trình khoa khám bệnh và điều trị Bệnh viên đa khoa Quản Bạ

Ngày 11/2, huyện Quản Bạ phối hợp với Tập đoàn Đèo Cả đã tiến hành động thổ khởi công xây dựng công trình khoa khám chữa bệnh và điều trị Bệnh viện Đa khoa huyện Quản Bạ. Đây là công trình do đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng cho huyện Quản Bạ trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Giang những ngày đầu Xuân Ất Tỵ vừa qua.   Khoa khám, chữa bệnh và điều trị bệnh...

Cùng tác giả

Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai

19:43, 11/02/2025 BHG - Chiều 11.2, Đoàn công tác của BTV Tỉnh ủy do đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy có buổi làm việc với BTV Tỉnh ủy Lào Cai để triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 10.02.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN vùng trung du miền núi Bắc bộ đến...

Không gian chè shan tuyết Hà Giang tại Hà Nội

Gần hai mươi năm say mê trà, anh Nguyễn Văn Truyền ở Hà Nội đã đi khắp nam bắc để tìm những giống trà quý, đặc sắc. Ba năm trước, anh đến vùng chè Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang và lập tức bị hương vị chè shan tuyết nơi đây thu hút. Anh bắt đầu nhập các dòng chè Lũng Phìn về pha cho khách thưởng thức khi đến với phòng trà của mình. Xuất hiện muộn...

Hà Giang quyết tâm, quyết liệt trong tinh gọn bộ máy

Ngay trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Hà Giang đã tổ chức công bố quyết định về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ. Theo đó, sáp nhập Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy.  Và ngay trong tuần, các huyện, thành phố trong tỉnh đã hoàn thành công bố sáp nhập Ban Tuyên giáo và...

Đưa gần 10.000 học sinh từ Điểm trường về học tại trường chính

Do đặc thù điều kiện địa hình chia cắt, dân cư sinh sống không tập trung, các điểm trường, lớp ghép còn phổ biến đối với ngành Giáo dục của tỉnh Hà Giang. Nối tiếp Đề án di chuyển học sinh từ điểm trường về học tại trường chính giai đoạn 2016-2020, Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023-2030 cũng đề ra nhiệm vụ sáp nhập trường, điểm trường, chuyển học sinh...

Khởi công công trình khoa khám bệnh và điều trị Bệnh viên đa khoa Quản Bạ

Ngày 11/2, huyện Quản Bạ phối hợp với Tập đoàn Đèo Cả đã tiến hành động thổ khởi công xây dựng công trình khoa khám chữa bệnh và điều trị Bệnh viện Đa khoa huyện Quản Bạ. Đây là công trình do đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng cho huyện Quản Bạ trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Giang những ngày đầu Xuân Ất Tỵ vừa qua.   Khoa khám, chữa bệnh và điều trị bệnh...

Cùng chuyên mục

Không gian chè shan tuyết Hà Giang tại Hà Nội

Gần hai mươi năm say mê trà, anh Nguyễn Văn Truyền ở Hà Nội đã đi khắp nam bắc để tìm những giống trà quý, đặc sắc. Ba năm trước, anh đến vùng chè Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang và lập tức bị hương vị chè shan tuyết nơi đây thu hút. Anh bắt đầu nhập các dòng chè Lũng Phìn về pha cho khách thưởng thức khi đến với phòng trà của mình. Xuất hiện muộn...

Đưa gần 10.000 học sinh từ Điểm trường về học tại trường chính

Do đặc thù điều kiện địa hình chia cắt, dân cư sinh sống không tập trung, các điểm trường, lớp ghép còn phổ biến đối với ngành Giáo dục của tỉnh Hà Giang. Nối tiếp Đề án di chuyển học sinh từ điểm trường về học tại trường chính giai đoạn 2016-2020, Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023-2030 cũng đề ra nhiệm vụ sáp nhập trường, điểm trường, chuyển học sinh...

Xín Mần: Không gian triển lãm và phục vụ báo Xuân 2025

Ngày 09.2.2025, Thư viện tỉnh Hà Giang - Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Du lịch - Trường THCS Liên Việt huyện Xín Mần, phối hợp tổ chức Không gian triển lãm và phục vụ báo Xuân 2025. Triển lãm sách báo Xuân 2025 trưng bày các ấn phẩm báo chí, sách mới với nội dung phong phú Không gian triển lãm và phục vụ báo Xuân 2025 là một trong những hoạt động văn hóa nổi bật trong...

Tưng bừng Lễ hội Lồng Tông xã Phương Độ, thành phố Hà Giang

Ngày 6/2, tại thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang tổ chức lễ hội Lồng Tông mừng Xuân Ất Tỵ 2025 và trao giải thưởng Homestay ASEAN Standard Award. Tham dự có lãnh đạo UBND thành phố Hà Giang và đông đảo người dân. Lồng Tông là lễ hội truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Tày Lồng Tông là lễ hội truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, được xã Phương Độ tổ...

Thành phố Hà Giang phát động Tết trồng cây

Ngày 3/2, UBND thành phố Hà Giang phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường (thành phố Hà Giang). Tham dự có lãnh đạo Sở NN và PTNT cùng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị và nhân dân xã Ngọc Đường. Thành phố Hà Giang trồng 1.000 cây keo và 100 cây lát tại khu...

Các địa phương nô nức tổ chức Lễ hội Xuân Ất Tỵ

Hà Giang là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có 19 dân tộc sinh sống, nhiều di sản văn hoá phi vật thể đã được công nhận, với núi non hùng vĩ Cao nguyên đá, sông Nho Quế xanh như ngọc, những cánh đồng ruộng bậc thang lộng lẫy, thảo nguyên Suôi Thầu đẹp hoang sơ… luôn là điểm đến hấp dẫn quanh năm cho khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt cứ...

Thành phố Hà Giang thu hút nhiều khách du lịch trong dịp nghỉ tết Nguyên đán 2025

Trong dịp Tết Nguyên đán 2025, kỳ nghỉ kéo dài chín ngày, nên ngay đầu năm mới thành phố Hà Giang đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn là điểm du xuân đầu năm mới. Thành phố Hà Giang đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước  Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch tỉnh Hà...

Thành phố Hà Giang tổ chức các hoạt động vui Xuân đón Tết hấp dẫn du khách

Hà Giang, mảnh đất vùng cao nơi cực bắc của tổ quốc, luôn biết cách chào đón du khách mỗi dịp Tết đến xuân về bằng những hoạt động văn hóa đặc sắc. Năm nay, ngay từ mùng 2, thành phố Hà Giang đã tổ chức nhiều các hoạt động vui xuân thú vị, thu hút du khách đến tham gia và chiêm ngưỡng những nét đẹp truyền thống của đồng bào nơi đây. Lễ hội chọi gà, một trò...

9 ngày Tết tình hình tai nạn giao thông được kéo giảm cả 3 tiêu chí

Theo Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Hà Giang, qua 9 ngày thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tấn công trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ, chặt chẽ các biện pháp công tác, tạo bước chuyển biến tích cực trong nhận thức và chấp hành pháp luật giao thông của Nhân...

Vui tươi Lễ hội Lồng Tông thôn Bản Tùy xã Ngọc Đường, TP Hà Giang

Hòa chung không khí vui tươi phấn khởi của mùa xuân, ngày 1/2, tức ngày mồng 4 Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025, thôn Bản Tùy, xã Ngọc Đường, thành phố Hà Giang đã tổ chức Khai hội Lồng tông. Tại đây người dân được hòa mình vào dòng chảy văn hóa độc đáo của dân tộc Tày trong Lễ hội. Bà Triệu Thị Liên, thôn Bản Tùy đã diện bộ trang phục dân tộc rực rỡ để dự lễ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất