Theo quan niệm của người Việt, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời sau một năm trông coi, cai quản dưới hạ giới. Vì vậy, sau khi làm lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo, người dân sẽ đi thả cá chép tại các sông, suối, ao hồ và trở thành một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống.
Sau khi làm lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo, người dân sẽ đi thả cá chép tại các sông, suối, ao hồ |
Dân gian quan niệm rằng thời gian thích hợp thả cá chép là trước giờ Ngọ, tức trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Chính vì thế sau khi thực hiện xong các nghi thức, chị Ngô Thị Thương tổ 17, phường Nguyễn Trãi cũng như nhiều người dân trên địa bàn thành phố đã đến các bờ sông để thả cá với mong muốn may mắn, hạnh phúc trong năm tới.
Chị Ngô Thị Thương tổ 17, phường Nguyễn Trãi cũng như nhiều người dân trên địa bàn thành phố đã đến các bờ sông để thả cá |
Cũng theo ghi nhận, từ sáng ngày 22/1 tức ngày 23 tháng Chạp tại nhiều địa điểm thả cá trên địa bàn thành phố Hà Giang đều có các bạn đoàn viên thanh niên túc trực, chuẩn bị các bao tải và hướng dẫn người dân bỏ rác, túi nilong đúng nơi quy định. Điều này đã góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị.
Các bạn đoàn viên thanh niên túc trực, chuẩn bị các bao tải và hướng dẫn người dân bỏ rác, túi nilong đúng nơi quy định |
Việc chọn và thả cá chép đúng cách trong lễ cúng ông Công ông Táo vừa bộc lộ sự thành kính với Táo quân, vừa thể hiện sự tôn trọng với các sinh linh và bảo vệ môi trường. Tất cả người dân đều hi vọng và mong ước một năm mới an lành, may mắn thông qua việc thả cá chép.
Tất cả người dân đều hi vọng và mong ước một năm mới an lành, may mắn thông qua việc thả cá chép. |
Nguyễn Tâm- Phạm Lực
Nguồn: http://hagiangtv.vn/doi-song-xa-hoi/202501/ron-rang-ngay-tet-ong-cong-ong-tao-42d1d72/