Powered by Techcity

Quy hoạch vùng dân cư và xây dựng bản đồ thiên tai để tránh sạt lở, lũ quét


 Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Đó là chia sẻ của PGS.TS. Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam, kiêm Viện trưởng Viện địa chất về những thiên tai địa chất sau mưa lũ và việc ứng dụng KHCN cũng như các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại thiên tai.

Theo PGS.TS. Trần Tuấn Anh, mùa mưa năm nay thiên tai địa chất sạt lở và lũ quét ảnh hưởng mạnh tới các tỉnh miền núi Tây Bắc, đặc biệt các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu. Hai tỉnh lân cận là Bắc Kạn và Hà Giang cũng có nguy cơ xảy ra các thiên tai địa chất. Các hiện tượng thiên tai này thường ập đến bất ngờ gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.

PGS.TS. Trần Tuấn Anh cũng cho biết, về mặt địa chất, phần lớn diện tích khu vực miền núi phía Bắc được cấu tạo bởi các loại đá cổ bị phong hóa mạnh. Lớp vỏ phong hóa như đất đạt độ sâu từ 15m-30m. Trong lớp vỏ này thường chứa các khoáng vật sét (nhất là monmorilonit) thay đổi đặc tính rất mạnh, đặc biệt là trương nở rất lớn khi có nước, quyết định đặc tính dễ biến dạng và tan rã của loại đất này.

Đặc biệt, mùa hè năm 2024, miền Bắc chịu một đợt nắng nóng kéo dài (từ tháng 4 đến tháng 7), cấu trúc của đất đã bị phá hủy đáng kể. Tiếp theo là các đợt mưa dài ngày liên tiếp của tháng 8 và đầu tháng 9 do ảnh hưởng của cơn bão số 3, cấu trúc của đất vốn đã bị suy yếu gặp nước dễ dàng bão hòa và chảy nhão như bùn.

“Các mái dốc ở miền núi trong điều kiện tự nhiên vốn ổn định. Nhưng khi gặp các điều kiện bất lợi kể trên, độ bền của đất suy giảm và nó sẽ sụp đổ vùi lấp tất cả mọi thứ ở dưới chân mái dốc.Khi mái dốc cao, thể tích khối đất lớn bị sụp đổ gây hậu quả rất nghiêm trọng, nếu có nhiều mái dốc cùng sụp đổ ở một địa phương thì đó là một thảm họa do tai biến sạt lở gây ra”, PGS.TS. Trần Tuấn Anh chỉ rõ nguyên nhân.

PGS.TS. Trần Tuấn Anh cũng cho hay, theo thống kê, lũ quét thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn từ 40 phút tới 1 giờ 30 phút với sức tàn phá ghê gớm.

Lũ quét xảy ra khi tồn tại 2 yếu tố đồng thời: Tồn tại đất đá bở rời kém gắn kết trên đường đi của dòng chảy và xuất hiện dòng chảy với tốc độ đủ lớn để cuốn trôi những đất đá này theo. Như vậy, chỉ những lưu vực có lớp vỏ phong hóa và các thành tạo lở tích thì mới xuất hiện lũ quét.

Sau một đợt mưa kéo dài, đất đá ở sườn núi sạt lở xuống lòng suối, dồn ứ lại tạo thành đập tự nhiên, tạo thành hồ trên núi dẫn tới đất đá ở đáy và vách hồ bị ngâm nước dài ngày.

Bởi vậy, khi tiếp tục có mưa dài, lượng nước tích tụ ngày càng nhiều gây vỡ đập, tạo dòng lũ với hỗn hợp nước, bùn, đá và cây cối chảy siết phá hủy tất cả những vật cản trên đường đi của dòng lũ. Khi gặp địa hình bằng phẳng hơn lòng dẫn mở rộng vận tốc dòng chảy suy giảm vật liệu đất đá sẽ tích đọng lại bao phủ lên toàn khu vực.

Nhận định về việc liệu có thể cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất, các thiên tai địa chất không, PGS. Trần Tuấn Anh cho biết: Hiện nay cũng có nhiều công nghệ, phương pháp cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất và các thiên tai địa chất nhưng thường có tác dụng tốt ở quy mô hẹp.

Đối với cảnh báo sớm tai biến sạt lở, có thể sử dụng các phương pháp như: Lắp đặt thiết bị quan trắc tự động ghi đo sự dịch chuyển của khối trượt. Khi sự dịch chuyển này vượt quá giới hạn có thể gây thảm họa thì hệ thống sẽ thông báo cho chính quyền và người dân kịp di rời khỏi nơi nguy hiểm.

“Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này đó là trên toàn bộ khu vực miền núi Việt Nam tồn tại vô vàn mái dốc, sườn núi có nguy cơ sạt lở, chúng ta không có đủ kinh phí và nhân lực thực hiện công việc này. Mặt khác, ở nhiều nơi không có sóng điện thoại di động, không có internet, không có hệ thống điện thì công tác truyền tín hiệu về trung tâm phân tích cảnh báo không thể thực hiện được. Vì vậy, chúng ta có thể đưa ra cảnh báo sớm đơn giản cho bà con, đó là khi quan sát thấy các khe nứt xuất hiện trên đỉnh mái dốc, trong thân mái mà có nước đục chảy ra, cần di dời ngay ra khỏi mái dốc vì mái dốc sắp sụp đổ”, PGS.TS. Trần Tuấn Anh cho hay.


 PGS.TS. Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Ảnh: TL

PGS.TS. Trần Tuấn Anh cũng khẳng định, việc cảnh báo sớm lũ quét còn gặp rất nhiều khó khăn, các nghiên cứu KHCN vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên, cách cảnh báo sớm đơn giản hơn, đó là vào mùa mưa, quan sát mực nước suối đang bình thường tự nhiên mực nước cạn bất thường; hoặc nước suối tự nhiên trở nên đục bất thường thì đó là dấu hiệu lũ quét sắp xảy ra cần di dời ngay.

Hiện nay để cảnh báo tai biến sạt lở, lũ quét và các thiên tai địa chất khác chúng ta vẫn đang sử dụng các bản đồ cảnh báo nguy cơ thiên tai do các nhà khoa học nghiên cứu, xây dựng. Trên các bản đồ này chỉ ra các khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai ở các cấp độ khác nhau, tuy nhiên chưa chỉ ra được thời gian khi nào xảy ra.

Liên quan việc ứng dụng KHCN trong phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại thiên tai đang được triển khai, PGS.TS Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, nhiều chương trình KHCN cấp nhà nước đã được Bộ KH&CN, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT.. triển khai qua nhiều giai đoạn, với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, trường đại học.

Một trong những giải pháp căn cơ, có tác động lâu dài, phục vụ quy hoạch lãnh thổ bền vững, xây dựng các chiến lược phòng chống thiên tai, các kịch bản ứng phó khi thiên tai xảy ra là xây dựng các bản đồ cảnh báo thiên tai.

Cho tới nay, chúng ta đã đạt được tiến bộ trong việc xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ thiên tai ở tỉ lệ nhỏ (cả nước) và tỉ lệ trung bình (các tỉnh). Trên các bản đồ này chỉ ra các khu vực có khả năng xảy ra thiên tai ở các cấp độ khác nhau.

Có thể kể đến như Viện Địa chất (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam) là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về thiên tai. Đối với các giải pháp về cảnh báo sớm các thiên tai, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Viện đã sớm ứng dụng các công nghệ tiên tiến xây dựng trạm quan trắc tự động tai biến sạt lở ở nhiều khu vực như các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang và một số tỉnh Tây Nguyên. Viện đã phát triển thành công hệ phương pháp luận nghiên cứu và xây dựng các bản đồ cảnh báo thiên tai.

Đặc biệt trong năm 2015, Viện Địa chất đã chủ biên và xuất bản các bản đồ cảnh báo thiên tai và tập Atlas Thiên tai Việt Nam (phần đất liền) thể hiện kết quả nghiên cứu đánh giá 12 loại thiên tai ác liệt nhất, đã, đang và chắc chắn sẽ còn gây nhiều thiệt hại trên đất nước ta: bão, hạn hán, lũ – lụt, trượt – lở, lũ quét – lũ bùn đá, xâm thực mương xói, karst, xói lở bờ sông, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển, động đất và nứt đất. Công trình này đã và đang góp phần tích cực trong công tác phòng tránh thiên tai ở Việt Nam.

Theo PGS.TS Trần Tuấn Anh, để giảm thiểu thiệt hại do sạt lở và lũ quét gây ra tại các khu vực miền núi, các địa phương cần có thống kê tới cấp thôn bản ở miền núi nên số lượng các mái dốc, các con suối có nguy cơ gây ra sạt lở và lũ quét.

Công việc này làm được nhờ nghiên cứu xây dựng các bản đồ đánh giá nguy cơ sạt lở và lũ quét xảy ra ở địa phương tỷ lệ 1:5.000 hoặc 1:10.000. Trên bản đồ này sẽ chỉ ra được từng mái dốc, từng con suối có nguy cơ xảy ra thiên tai, rủi ro của từng ngôi nhà khi thiên tai ập đến.

Các địa phương nhất là các địa phương miền núi cần xây dựng các kịch bản rủi ro thiên tai đến cấp thôn bản, trong đó chỉ ra hướng rủi ro thiên tai đến, hướng thoát hiểm và phương án tìm kiếm cứu nạn khi thiên tai xảy ra.

Đồng thời, cần thiết quy hoạch các vùng dân cư tránh sạt lở và lũ quét, cụ thể như: Đối với thiên tai sạt lở, nên lựa chọn xây dựng các khu dân cư cách xa ảnh hưởng của mái dốc. Nếu khu dân cư bắt buộc sống gần mái dốc thì mái dốc cần được gia cố bằng tường chắn kiên cố và lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm thiên tai sạt lở.

PGS.TS. Trần Tuấn Anh cũng cho biết, giải pháp hiệu quả và kinh tế trong phòng tránh tai biến lũ quét là quy hoạch không gian sống an toàn, không ở những nơi mà dòng chảy hướng thẳng vào khu dân cư (quy hoạch khu dân cư trên bờ cong nhỏ của dòng suối); quy hoạch khu dân cư chỉ ở 1 bên bờ suối (bờ cao thì tốt hơn). Ở đó, có thể xây dựng công trình bảo vệ bờ, dải đất bên bờ thấp không xây dựng, là quỹ đất dùng để sản xuất canh tác và là không gian thoát lũ nhằm giảm năng lượng dòng lũ khi thiên tai xảy ra..

“Thực tế, trong thời gian qua cho thấy trượt lở, lũ quét gây thiệt hại về người và tài sản nhiều hơn nhận thức hiện nay của xã hội. Ngoài yếu tố khách quan của tự nhiên thì chúng ta cũng phải chú ý tới hoạt động kinh tế để phát triển bền vững. Cần nhận thức đầy đủ rằng, nhất thiết phải cân bằng lợi ích kinh tế và sự ổn định của môi trường tự nhiên”, PGS.TS. Trần Tuấn Anh cho hay./.

Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/quy-hoach-vung-dan-cu-va-xay-dung-ban-do-thien-tai-de-tranh-sat-lo-lu-quet-679898.html

Cùng chủ đề

Hội nghị báo cáo viên tháng 10

12:16, 07/10/2024 BHG - Sáng 7.10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 10 theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến kết nối với trên 200 điểm cầu các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn. Đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì. Tham dự có đại diện các Ban Xây dựng Đảng Tỉnh ủy; lãnh đạo một số...

Bế mạc Giải thể dục dưỡng sinh tỉnh Hà Giang năm 2024

Sau 2 ngày tổ chức, sáng ngày 6/10, Ban Tổ chức Giải Thể dục dưỡng sinh tỉnh Hà Giang đã tiến hành bế mạc và trao giải cho các đội tham gia. Giải Thể dục dưỡng sinh người cao tuổi năm 2024 Giải Thể dục dưỡng sinh người cao tuổi năm 2024 được tổ chức nhằm động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia tập luyện thể dục, thể thao theo gương Bác Hồ...

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 244,946 triệu USD

08:43, 07/10/2024 BHG - Theo thống kê của ngành chức năng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng của tỉnh đạt 244,946 triệu USD, tăng 2,82% so với cùng kỳ, đạt 79,52% kế hoạch năm 2024. Sản phẩm quặng Ăng-ti-mon của Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Trong đó, hoạt động xuất khẩu đạt 170,55 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu như quặng Ăng-ti-mon, chè...

Niềm tin yêu, hi vọng !

Chính những điều khác biệt ấy đã khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, được người dân cả nước dành cho những tình cảm lưu luyến, tin yêu, kỳ vọng… Hoàng thành Thăng Long. Nhạc sĩ Quỳnh Hợp (thành phố Hồ Chí Minh):Một thành phố sôi động nhưng giàu bản sắc văn hóa Sinh sống lâu năm tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng Hà Nội là mảnh đất mà tôi luôn hướng về. Mỗi năm tôi có vài lần...

Tuyệt đối không làm thay, không buông lỏng sự lãnh đạo

LỜI TÒA SOẠN – DIỄN ĐÀN KỶ NGUYÊN MỚI Sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 3/8/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có những phát biểu chỉ đạo quan trọng trên các lĩnh vực. Cụ thể, qua ba bài viết gần đây như “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ,...

Cùng tác giả

Hội nghị báo cáo viên tháng 10

12:16, 07/10/2024 BHG - Sáng 7.10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 10 theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến kết nối với trên 200 điểm cầu các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn. Đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì. Tham dự có đại diện các Ban Xây dựng Đảng Tỉnh ủy; lãnh đạo một số...

Bế mạc Giải thể dục dưỡng sinh tỉnh Hà Giang năm 2024

Sau 2 ngày tổ chức, sáng ngày 6/10, Ban Tổ chức Giải Thể dục dưỡng sinh tỉnh Hà Giang đã tiến hành bế mạc và trao giải cho các đội tham gia. Giải Thể dục dưỡng sinh người cao tuổi năm 2024 Giải Thể dục dưỡng sinh người cao tuổi năm 2024 được tổ chức nhằm động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực tham gia tập luyện thể dục, thể thao theo gương Bác Hồ...

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 244,946 triệu USD

08:43, 07/10/2024 BHG - Theo thống kê của ngành chức năng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng của tỉnh đạt 244,946 triệu USD, tăng 2,82% so với cùng kỳ, đạt 79,52% kế hoạch năm 2024. Sản phẩm quặng Ăng-ti-mon của Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Trong đó, hoạt động xuất khẩu đạt 170,55 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu như quặng Ăng-ti-mon, chè...

Niềm tin yêu, hi vọng !

Chính những điều khác biệt ấy đã khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, được người dân cả nước dành cho những tình cảm lưu luyến, tin yêu, kỳ vọng… Hoàng thành Thăng Long. Nhạc sĩ Quỳnh Hợp (thành phố Hồ Chí Minh):Một thành phố sôi động nhưng giàu bản sắc văn hóa Sinh sống lâu năm tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng Hà Nội là mảnh đất mà tôi luôn hướng về. Mỗi năm tôi có vài lần...

Tuyệt đối không làm thay, không buông lỏng sự lãnh đạo

LỜI TÒA SOẠN – DIỄN ĐÀN KỶ NGUYÊN MỚI Sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 3/8/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có những phát biểu chỉ đạo quan trọng trên các lĩnh vực. Cụ thể, qua ba bài viết gần đây như “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ,...

Cùng chuyên mục

Hội nghị báo cáo viên tháng 10

12:16, 07/10/2024 BHG - Sáng 7.10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 10 theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến kết nối với trên 200 điểm cầu các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn. Đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì. Tham dự có đại diện các Ban Xây dựng Đảng Tỉnh ủy; lãnh đạo một số...

Niềm tin yêu, hi vọng !

Chính những điều khác biệt ấy đã khiến Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, được người dân cả nước dành cho những tình cảm lưu luyến, tin yêu, kỳ vọng… Hoàng thành Thăng Long. Nhạc sĩ Quỳnh Hợp (thành phố Hồ Chí Minh):Một thành phố sôi động nhưng giàu bản sắc văn hóa Sinh sống lâu năm tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng Hà Nội là mảnh đất mà tôi luôn hướng về. Mỗi năm tôi có vài lần...

Tuyệt đối không làm thay, không buông lỏng sự lãnh đạo

LỜI TÒA SOẠN – DIỄN ĐÀN KỶ NGUYÊN MỚI Sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 3/8/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có những phát biểu chỉ đạo quan trọng trên các lĩnh vực. Cụ thể, qua ba bài viết gần đây như “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ,...

Đảm bảo liên lạc thông suốt phục vụ điều hành, ứng phó với lũ và sạt lở

Ngày 4/10, Bộ TT&TT đã có công điện yêu cầu Sở TT&TT tỉnh Hà Giang, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở tại Hà Giang và ứng phó với nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét. Cụ thể, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ TT&TT đề nghị các đơn vị khẩn trương khắc...

Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII thành công tốt đẹp

19:20, 04/10/2024 BHG - Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, chiều 4.10, Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã hoàn thành toàn bộ các nội dung đề ra và bế mạc. Các đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy; Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì...

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 23 – BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVII của đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí...

18:49, 04/10/2024 Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng phát biểu bế mạc hội nghị Thưa các đồng chí đại diện các Ban Đảng Trung ương, Thưa các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Thưa các đồng chí, Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các đồng...

Hội nghị thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự

12:57, 04/10/2024 BHG - Sáng 4.10, Tỉnh ủy tổ chức các hội nghị BTV Tỉnh ủy, lần 1 bước 1; Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần 1, bước 2; Hội nghị BTV Tỉnh ủy, lần 2, bước 3; Hội nghị cán bộ chủ chốt, bước 4 và Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần 2, bước 5 để thực hiện quy trình 5 bước giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Trưởng đoàn ĐBQH khóa 15 đơn vị tỉnh...

Hội nghị đẩy mạnh triển khai Dự án 5 – Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững

Sáng 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố về đẩy mạnh triển khai Dự án 5 – hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tham dự tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo Sở Xây dựng, Tài Chính, Xây dựng, Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc...

Bay Playcam xác định vị trí nguy cơ sạt lở

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã phối hợp với tỉnh Hà Giang và Tập đoàn Viettel tổ chức 2 tổ bay flycam kiểm tra một số điểm có nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn tỉnh. Thông qua các thiết bị này, Hà Giang đã phát hiện thêm một số điểm sạt lở mới và chỉ đạo...

Sơ kết thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và cây cam Sành

19:53, 03/10/2024 BHG - Sáng 3.10, tại trụ sở Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng đoàn HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 58, ngày 9.12.2020 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế vườn hộ và phát triển bền vững cây cam Sành trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025 (Nghị quyết 58). Các đồng chí:...

Tin nổi bật

Tin mới nhất