Powered by Techcity

Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

16:34, 24/07/2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 866/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.





 

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản, trừ các loại khoáng sản dầu khí, than đá, than bùn, quặng phóng xạ (urani, thori…) khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về khoáng sản. Ranh giới quy hoạch là khu vực phân bố khoáng sản và chế biến khoáng sản trên diện tích đất liền của cả nước.

Tiến tới chấm dứt khai thác các mỏ trữ lượng thấp, phân tán, nhỏ lẻ

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa các-bon. Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới.

Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, đồng, vàng), các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư các dự án chế biến phù hợp sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

Hạn chế và tiến tới chấm dứt khai thác các mỏ trữ lượng thấp, phân tán, nhỏ lẻ, tập trung tài nguyên khoáng sản từ các mỏ/điểm mỏ quy mô nhỏ thành các cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới để tái chế bùn đỏ

Quy hoạch cũng đặt mục tiêu đối với một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng trong giai đoạn 2021-2030.

Cụ thể, với khoáng sản bô-xít, việc thăm dò, khai thác phải gắn với chế biến sâu (tối thiểu ra đến sản phẩm alumin); lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án thăm dò và khai thác phải đủ năng lực thực hiện đồng bộ các dự án từ khâu thăm dò đến chế biến sâu, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường, đặc biệt cần lưu ý phương án thải và xử lý bùn đỏ bền vững, hiệu quả. Khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới để tái chế bùn đỏ. Các dự án sản xuất nhôm mới bằng công nghệ điện phân phải thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường, trong đó khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.

Với khoáng sản titan, phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản titan với lộ trình và quy mô hợp lý phù hợp với từng giai đoạn, từng bước hình thành các tổ hợp công nghệ mỏ – tuyển, cụm công nghiệp chế biến khoáng sản titan đồng bộ với hạ tầng. Các dự án titan ven biển có giải pháp đảm bảo cân đối nguồn nước cho sản xuất và nhu cầu dân sinh, phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tập trung đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đầu tư khai thác, chế biến titan đồng bộ với các sản phẩm chế biến sâu (pigment, dioxit titan, titan kim loại, zircon cao cấp, monazit…).

Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đất hiếm một cách đồng bộ, hiệu quả

Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đất hiếm một cách đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Đối với các doanh nghiệp được cấp phép mới khai thác khoáng sản đất hiếm phải gắn với dự án chế biến đến sản phẩm tối thiểu là tổng các ôxit, hydroxit, muối đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95%, khuyến khích sản suất tới nguyên tố đất hiếm riêng rẽ (REO), công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, thu hồi tối đa các khoáng sản có ích đi kèm, đảm bảo môi trường, an toàn về phóng xạ.

Khai thác quặng niken, đồng, vàng phải đi kèm dự án đầu tư chế biến một cách đồng bộ, hiệu quả, bền vững và thu hồi tối đa các khoáng sản đi kèm và đảm bảo môi trường.

Khai thác crômit phải có dự án khai thác, chế biến thu hồi tối đa các khoáng sản đi kèm niken, coban, bentonit.

Nghiên cứu cấp phép thăm dò, khai thác quặng sắt cho các đơn vị có kinh nghiệm, năng lực về chế biến, khai thác quặng sắt để chế biến khoáng sản limolit, hematit, sắt nghèo, khoáng sản sắt laterit vùng Tây Nguyên, quặng sắt trong cả nước tạo ra sản phẩm quặng sắt chất lượng để sử dụng cho lò cao của các cơ sở gang thép trong nước.

Phát huy tối đa nội lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ứng dụng tuyển apatit loại II, loại IV và nghèo, sản xuất thuốc tuyển. Tập trung đẩy mạnh đầu tư khai thác, tuyển, chế biến apatit loại II, loại IV nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên.

Đối với những khoáng sản khác như đồng, vàng, chì, kẽm…: Quản lý tốt tài nguyên, khai thác, khâu chế biến phải sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, đảm bảo an toàn và môi trường, thu hồi tối đa tài nguyên khoáng sản để đáp ứng nhu cầu trong nước, cấp phép thăm dò, khai thác gắn với địa chỉ chế biến sâu. Để đồng bộ công tác quản lý nhà nước, các dự án khai thác mỏ, dự án đầu tư chế biến bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, đồng, vàng, chì, kẽm, sắt phải được cơ quan quản lý nhà nước về khai thác, chế biến khoáng sản cho ý kiến trước khi cấp phép.

Các dự án khai thác được quy hoạch cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến theo cân đối của nhu cầu thị trường

Về quy hoạch sử dụng các loại khoáng sản, các dự án Quy hoạch thăm dò gắn với dự án quy hoạch khai thác, các dự án khai thác được quy hoạch cung cấp nguyên liệu cho các dự án chế biến theo cân đối của nhu cầu thị trường.

Đối với khoáng sản kim loại: Khoáng sản nguyên khai sau khai thác, qua tuyển để làm giàu, tách thành phần (nếu khoáng sản đa kim) thành quặng tinh đạt tiêu chuẩn quy định theo yêu cầu đối với từng công nghệ chế biến để cung cấp cho các dự án/nhà máy chế biến để sản xuất thành các sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc sản phẩm trung gian cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Với khoáng sản bô-xít gipxit khu vực Tây Nguyên, khai thác, tuyển quặng tinh để cung cấp cho các nhà máy sản xuất alumin. Sản phẩm alumin và hydroxit cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy điện phân nhôm, các nhu cầu khác trong nước và xuất khẩu. Khoáng sản bô-xít diaspo khu vực các tỉnh phía Bắc khai thác, tuyển thành quặng tinh cung cấp cho các nhà máy sản xuất đá mài… và giao Bộ Công Thương chịu trách nhiệm xem xét việc xuất khẩu theo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có mỏ trên cơ sở cân đối cung cầu trong nước.

Đối với sản phẩm chế biến từ quặng đất hiếm: Tổng các (ôxit, hydroxit, muối) đất hiếm có hàm lượng TREO ≥ 95% và ôxit đất hiếm riêng rẽ (REO) cung cấp cho nhu cầu trong nước và xem xét xuất khẩu.

Đối với khoáng sản phi kim loại, khoáng sản nguyên khai sau khai thác, qua một hoặc nhiều công đoạn như phân loại, nghiền, sàng, tuyển rửa, tuyển hóa… thành các sản phẩm đã được phân loại, làm giàu đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu sử dụng hoặc làm nguyên liệu cho công đoạn chế biến sâu hơn hoặc nguyên liệu, phụ gia cho các ngành công nghiệp khác trong nước và xuất khẩu.

Đối với khoáng sản là nước khoáng và nước nóng thiên nhiên, khai thác để sản xuất nước khoáng đóng chai, phục vụ cho các cơ sở điều dưỡng, chữa bệnh và du lịch trong nước và nguồn địa nhiệt để sản xuất điện (nếu có) và các lĩnh vực khác.

Khoáng sản khai thác và chế biến đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu trong nước. Việc xuất khẩu một số khoáng sản/sản phẩm khoáng sản sau chế biến chưa thành kim loại, hợp kim thực hiện theo chủ trương, chính sách pháp luật từng giai đoạn cụ thể và thực hiện chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

Theo hanoimoi.vn



Nguồn

Cùng chủ đề

Gặp mặt học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Chiều 21/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức gặp mặt, tặng quà các em học sinh tham gia Kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 nhằm cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần các em trước khi bước vào kỳ thi. Quang cảnh buổi gặp mặt Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 diễn ra từ ngày 24 – 26/12. Hà Giang có 86...

Khối Thi đua Ban Quản lý Khu Công nghiệp – Khu Kinh tế các tỉnh phía Bắc triển khai nhiệm vụ 2025

Ngày 21/12, Khối Thi đua Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu kinh tế các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc năm 2024 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Quang cảnh Hội nghị Khối Thi đua các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, gồm 6 thành viên là Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế của các tỉnh: Hà...

Thành phố Hà Giang đón nhận và an táng hài cốt liệt sỹ

Chiều ngày 21/12, thành phố Hà Giang đã tổ chức Lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sỹ Trịnh Viết Trưởng tại Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố.  Thành phố Hà Giang đón nhận và an táng hài cốt liệt sỹ Trịnh Viết Trưởng tại Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố  Liệt sỹ Trịnh Viết Trưởng sinh năm 1976, tham gia nhập ngũ năm 1995, mất năm 2012 tại Đồn Biên phòng Lũng Làn, nay là Đồn Biên phòng...

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Không những bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, những cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú, Bộ đội Biên phòng tỉnh còn tích cực trồng cây gây rừng, tạo cảnh quan môi trường trên khu vực biên giới. Ngày 21/12, đơn vị đã phối hợp với các Nhà tài trợ và cấp ủy chính quyền địa phương tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”. Địa điểm...

Ngành Nội vụ tổng kết công tác năm 2024

09:34, 22/12/2024 BHG - Sáng 21.12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ. Tại điểm cầu tỉnh Hà Giang, dự hội nghị có đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh;...

Cùng tác giả

Gặp mặt học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Chiều 21/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức gặp mặt, tặng quà các em học sinh tham gia Kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 nhằm cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần các em trước khi bước vào kỳ thi. Quang cảnh buổi gặp mặt Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 diễn ra từ ngày 24 – 26/12. Hà Giang có 86...

Khối Thi đua Ban Quản lý Khu Công nghiệp – Khu Kinh tế các tỉnh phía Bắc triển khai nhiệm vụ 2025

Ngày 21/12, Khối Thi đua Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu kinh tế các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc năm 2024 tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Quang cảnh Hội nghị Khối Thi đua các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, gồm 6 thành viên là Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế của các tỉnh: Hà...

Thành phố Hà Giang đón nhận và an táng hài cốt liệt sỹ

Chiều ngày 21/12, thành phố Hà Giang đã tổ chức Lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sỹ Trịnh Viết Trưởng tại Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố.  Thành phố Hà Giang đón nhận và an táng hài cốt liệt sỹ Trịnh Viết Trưởng tại Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố  Liệt sỹ Trịnh Viết Trưởng sinh năm 1976, tham gia nhập ngũ năm 1995, mất năm 2012 tại Đồn Biên phòng Lũng Làn, nay là Đồn Biên phòng...

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Không những bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, những cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú, Bộ đội Biên phòng tỉnh còn tích cực trồng cây gây rừng, tạo cảnh quan môi trường trên khu vực biên giới. Ngày 21/12, đơn vị đã phối hợp với các Nhà tài trợ và cấp ủy chính quyền địa phương tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”. Địa điểm...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dự Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024 của Cụm thi đua số...

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long; lãnh đạo một số vụ đơn vị của Uỷ ban Dân tộc; cùng lãnh đạo các Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố trong cụm. Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Chu Thị Ngọc Diệp, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Cụm thi đua số 1 cho biết,...

Cùng chuyên mục

Khối thi đua Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc tổng kết năm 2024

09:34, 22/12/2024 BHG - Sáng 21.12, tại thành phố Hà Giang, Khối thi đua Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) 6 tỉnh miền núi biên giới phía Bắc gồm các tỉnh: Hà Giang (Trưởng khối), Lai Châu (Phó khối), Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Quang cảnh hội nghị Năm 2024, Khối thi...

Đoàn đại biểu các cơ quan của Việt Nam tham gia các hoạt động về vận tải thẳng đường bộ qua biên giới Việt...

17:20, 20/12/2024 BHG - Từ ngày 17 đến 19.12.2024, nhận lời mời của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đoàn đại biểu các cơ quan phía Việt Nam gồm: Cục Đường bộ Việt Nam; Cục Giám sát quản lý về Hải quan và đoàn đại biểu liên ngành các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Hải Phòng đã cùng tham gia các hoạt động liên quan đến vận tải thẳng đường bộ qua biên giới Việt...

Giữ vững thương hiệu mật ong Bạc hà trên Cao nguyên đá

12:44, 18/12/2024 BHG - Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc mà còn được biết đến với nhiều sản phẩm nông sản tiêu biểu, trong đó có mật ong Bạc hà – một thương hiệu độc nhất vô nhị, gắn liền với Chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Để giữ vững thương hiệu này, tỉnh đã triển khai, thực hiện...

Phát triển lâm nghiệp bền vững tiến tới khai thác lợi thế từ tín chỉ các bon

10:46, 17/12/2024 BHG - Hà Giang, một trong những tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, với diện tích rừng lên đến 470.103 ha, tương đương với tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 59%. Rừng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giữ nước, hạn chế thiên tai mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo sinh kế bền vững cho người...

Đảm bảo “huyết mạch” nền kinh tế được khơi thông

10:54, 16/12/2024 BHG - Trong hành trình phát triển bền vững đất nước, nguồn vốn đầu tư được xem là “đòn bẩy” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Với tỉnh ta, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đời sống Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, các nguồn vốn đầu tư phát triển càng có ý nghĩa quan trọng, mở ra cơ hội phát triển KT - XH bền vững. 3...

Làm trang trại tiền tỉ trên cao nguyên đá

Vừa siêng trồng trọt, lại năng chăn nuôi, anh Hà Văn Ngọc đang sở hữu một trang trại rộng khoảng 5 hécta, trị giá 2,5 tỷ đồng giữa vùng cao nguyên đá Hà Giang. Anh Hà Văn Ngọc (sinh năm 1989) ở thôn Bản Ké thuộc thị trấn Yên Minh, là một trong những thanh niên tiêu biểu về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Là Giám đốc của Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thanh...

Hành trình xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu ở Phương Thiện

20:17, 13/12/2024 BHG - Năm 2024 sắp qua, cũng là lúc xã Phương Thiện ghi dấu ấn quan trọng khi trở thành xã đầu tiên trong tỉnh đạt Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Đây không chỉ là niềm tự hào, thành quả này còn thể hiện sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn xã trong suốt hành trình xây dựng NTM, mang đến sự đổi mới và...

Bứt tốc giải ngân vốn đầu tư công

10:23, 13/12/2024 BHG - Với quyết tâm hoàn thành cao nhất mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, các nhà thầu thi công đã, đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, làm việc "3 ca, 4 kíp" trên công trường. Đặc biệt, việc hưởng ứng đợt thi đua 60 ngày đêm giải ngân vốn đầu tư công đã tạo hiệu quả rõ nét. Ghi nhận của phóng viên khi tìm hiểu trực tiếp về không khí, quyết tâm của cấp...

Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ chăn nuôi

21:06, 11/12/2024 BHG - Là địa phương có tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi, thời gian qua, tỉnh ta triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững và nâng cao giá trị gia tăng. Có địa hình phức tạp và chia cắt, Hà Giang mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa kết hợp á nhiệt đới nên tạo ra sự phong phú cho việc phát triển các sản phẩm...

Nghị quyết 04 và 05 giúp tăng thu nhập cho người dân gấp 2-3 lần

10:38, 08/12/2024 BHG - Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh, từ khi triển khai Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 01.12.2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển cây cam Sành trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2025 và Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 01.12.2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất