Powered by Techcity

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia


10:57, 14/01/2025

Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp xã ở các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tới dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Hà Giang điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư.





Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ảnh: Nhân Dân)

Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thưa các trí thức, nhà khoa học, các doanh nhân và toàn thể các đại biểu dự hội nghị tại Hội trường trung tâm và các điểm cầu.

Ngày 18/5/1963, tại Hội trường Ba Đình lịch sử, Đại hội lần thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được tổ chức, đánh dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử khoa học và công nghệ nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, trong bài phát biểu tại Đại hội, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ biến khoa học và kỹ thuật, coi đây là động lực để xây dựng và phát triển đất nước. Người căn dặn: “Khoa học phải gắn với sản xuất, phục vụ nhân dân”. Sự kiện này đặt nền móng cho những bước phát triển ứng dụng khoa học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hơn sáu thập kỷ sau, hôm nay, Hội nghị toàn quốc lần thứ hai được tổ chức, với quy mô và tầm vóc mới, phản ánh quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đất nước trong việc đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Như chúng ta đã biết, khoa học và công nghệ là động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nhiều nước. Các bài học thành công từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản hay gần đây là Ấn Độ, Ireland, Hàn Quốc và Singapore đã chứng minh vai trò của khoa học kỹ thuật. Các quốc gia này tận dụng công nghệ để chuyển đổi mô hình kinh tế, thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt. Đây chính là “chìa khóa vàng”, là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta. Tuy nhiên, phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số mới chỉ là “Phương tiện quan trọng” để đạt tới mục đích.

Đột phá, đổi mới sáng tạo mới là yếu tố kỳ diệu để làm nên kỳ tích, bởi đột phá, sáng tạo mới tạo ra bước tiến vượt bậc mang tính cách mạng, mới vượt qua rào cản, giới hạn hiện tại để đạt kết quả vượt trội, nổi bật. Đột phá luôn mang tính mới mẻ, tính hiệu quả, vượt giới hạn, tạo ảnh hưởng lớn (Thí dụ: Trong công nghệ: sự ra đời của điện thoại thông minh đã thay đổi cách con người giao tiếp và làm việc; trong kinh tế: mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số như Uber, Airbnb, thương mại điện tử… là sự bứt phá đối với ngành công nghiệp truyền thống; công nghệ chỉnh sửa gen (CRISPR) là đột phá lớn của sinh học, y học và nông nghiệp; trong xã hội là những cải cách về chính sách giáo dục, y tế, văn học nghệ thuật, quản lý đang mang lại những thay đổi to lớn về chất lượng sống của con người).

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã chỉ ra những định hướng chiến lược và được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng thuận, xem đây như một “khoán 10” trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Sự ủng hộ này thể hiện khát vọng phát triển mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc. Hội nghị hôm nay thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự đồng lòng của toàn Đảng và hệ thống chính trị. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta có niềm tin mạnh mẽ rằng đột phá trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ là chìa khóa đưa đất nước tiến xa trên con đường hiện thực hóa khát vọng phát triển.

Thưa các đồng chí và các đại biểu,

Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Từ Đại hội IV, khoa học và công nghệ đã được xác định là cuộc cách mạng, và đến nay, là quốc sách hàng đầu. Nhiều Nghị quyết quan trọng như Nghị quyết 20, Nghị quyết 52, Nghị quyết 36 đã được ban hành, mang lại kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển của đất nước như ngày nay.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể, nghiêm túc và khách quan, kết quả thực hiện các Nghị quyết của Trung ương chưa đạt các mục tiêu đề ra, chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện (các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục; các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả; nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%; chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức “làm kinh tế biến tướng”…).

Nguyên nhân chính của việc chưa thực sự thành công của các Nghị quyết của Trung ương chính là nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là “Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học” ,“Nghị quyết để thực hiện các Nghị quyết”, “Nghị quyết của hành động” với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nhằm hiện thực hóa các chủ trương, xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ đất nước trong thời kỳ mới.

Làm sao để đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.

Với ý nghĩa đó, tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và làm sâu sắc thêm một số quan điểm, định hướng sau:

Trước hết là về quan điểm: Luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là “không khí và ánh sáng” của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là “cây gậy thần” đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.

Đột phá phải tiến hành ở cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đó là những khoảng không gian vô tận, có nhiều miền hoang vu, có nhiều cơ hội để các trí thức, các nhà khoa học, người lao động biến “sỏi đá thành cơm”. Nhưng hiện nay nên tập trung trên các lĩnh vực: vật lý và năng lượng (cơ học lượng tử để có những sản phẩm ứng dụng như vi xử lý, laser, nano…); công nghệ thông tin và truyền thông; y học và sinh học (DNA, gen, vaccine, 3D…); công nghệ không gian; công nghệ vật liệu, năng lượng và môi trường (năng lượng tái tạo, pin Lithium-Ion, thu giữ và lưu trữ carbon..); phát minh trong đời sống (3D, robot và tự động hóa, công nghệ thực tế ảo – VR và thực tế tăng cường – AR); công nghệ Blockchain, Innetnet vạn vật (IoT); thông tin địa lý; phân tích văn hóa số; giáo dục và đào tạo trực tuyến…

Cần chuyển từ ứng dụng và làm chủ công nghệ sang xây dựng năng lực sáng tạo đột phá, tận dụng cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0 để “đi tắt, đón đầu” làm chủ tương lai. Triển khai Nghị quyết phải hướng vào những vấn đề thực tiễn đất nước đang đòi hỏi, thị trường và nền kinh tế đang cần. Những sản phẩm nghiên cứu phải được thương mại hóa, đăng ký được bản quyền.

Về hành động, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Nhà nước cần tập trung 4 việc: (1) Hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển, (2) Xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá, (3) Tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá, (4) Bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.

Trên tinh thần đó, tôi đề nghị và nhấn mạnh 8 nhiệm vụ, giải pháp, nhất là những nhiệm vụ đột phá:

Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động: Xác định phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trung ương đã gương mẫu hành động, với Chương trình hành động kèm theo được quán triệt ngay hôm nay. Các cấp ủy, chính quyền cần cụ thể hóa Nghị quyết bằng các kế hoạch sát thực tiễn, lấy kết quả triển khai làm tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng. Mọi nhiệm vụ sẽ được giám sát, đánh giá thường xuyên; làm tốt được khen thưởng, làm chậm hoặc sai phạm sẽ bị phê bình, xử lý.

Lãnh đạo yếu kém, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế ngay, không để đất nước lỡ cơ hội phát triển. Các cấp ủy, chính quyền, đơn vị cần lập kế hoạch cụ thể, bám sát mục tiêu Nghị quyết 57, với nhiệm vụ rõ ràng, phân công cụ thể, thời gian hoàn thành và kết quả đo lường được. Ngay trong năm 2025 này, cần phải lựa chọn và giải quyết những vấn đề rất căn cơ, tạo nền tảng cho giai đoạn 2026-2030, tạo cú hích cho năng suất lao động mới, tạo niềm tin cho xã hội.

Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách: Trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm (những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật. Cần có tư duy mới, cách tiếp cận trong sửa đổi Luật Công nghệ thông tin, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công và Luật Viên chức, đồng bộ hóa các quy định pháp luật có liên quan). Chúng ta khuyến khích người năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trước hết phải bằng chính các quy định của pháp luật, tạo không gian cho người quản lý quyết định và chịu trách nhiệm.

Bộ Chính trị đã định hướng đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, bảo đảm linh hoạt, hiệu quả, và tinh thần này sẽ được thể chế hóa trong Luật sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự kiến được Quốc hội thông qua sớm. Ban cán sự đảng Chính phủ cần phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ xây dựng 27 luật và 19 nghị định trong năm 2025, đảm bảo thể chế hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và ban hành sớm văn bản hướng dẫn để các quy định mới sớm đi vào thực tiễn. Hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả, có cơ chế giám sát và đánh giá chặt chẽ, nhất là với đội ngũ cán bộ thực thi. Loại bỏ ngay tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa.

Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy về khoa học công nghệ: Trong quý I/2025, hoàn thành việc sắp xếp lại các tổ chức khoa học, công nghệ; tập trung đầu tư trọng điểm để phát triển các tổ chức nghiên cứu mạnh. Có kế hoạch cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân tài khoa học, công nghệ. Triển khai các giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu, thu hút nhân tài công nghệ là người Việt và người nước ngoài tới làm việc. Các thủ tục liên quan đến vấn đề này phải thực sự thông thoáng hơn nữa, thậm chí phải có tính cạnh tranh cao so với các nước khác mới thu hút được. Xem xét bỏ bớt các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp với yêu cầu mới của Nghị quyết 57.

Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, những người hiểu rõ văn hóa Việt Nam, trưởng thành ở các nước phát triển, am hiểu chuyên môn và quản lý, có sự kết nối quốc tế sâu rộng. Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều.

Tính toán hình thành cơ chế Kiến trúc sư trưởng hoặc Tổng công trình sư cho việc thực hiện các đề án, dự án lớn về khoa học công nghệ và chuyển đổi số mang tính liên ngành; Lập Viện quốc gia về tiêu chuẩn và kiểm định về các nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, kiểm định sản phẩm và dịch vụ.

Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi (vừa qua, một số dự án tập đoàn công nghệ lớn có ý định đầu tư vào Việt Nam, nhưng quy trình thủ tục quá rườm rà, vướng nhiều thứ, mất hàng năm trời không triển khai được). Vấn đề này phải được rà soát lại để cải cách mạnh mẽ ngay từ năm 2025.

Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học-công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá: Bố trí ngân sách cho khoa học công nghệ, R&D, lập các quỹ khoa học và công nghệ, khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thiên thần, quỹ khởi nghiệp, quỹ đổi mới sáng tạo, v.v… Nghiên cứu cơ chế cho mô hình “đầu tư công-quản trị tư”, bảo đảm nhà khoa học có quyền chủ động trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ.

Năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học-công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Sớm công bố chính sách này và hướng dẫn thủ tục thực hiện thuận lợi. Tiến hành rà soát, điều chỉnh các đề án, dự án để bảo đảm phù hợp với Nghị quyết 57, tránh lãng phí, tập trung đầu tư hiệu quả, có trọng tâm. Đồng thời, cải cách triệt để quy trình phân bổ, quản lý và thanh quyết toán kinh phí, loại bỏ cơ chế “xin-cho” và các thủ tục rườm rà để tối ưu hóa nguồn lực và khuyến khích sáng tạo.

Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Ban hành cơ chế thu hút nhân tài nói chung, đặc biệt là nhân tài khoa học, công nghệ, nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia quốc tế, với các chính sách hấp dẫn về quốc tịch, thu nhập, nhà ở và môi trường làm việc. Thủ tục liên quan phải thông thoáng, hấp dẫn, cạnh tranh với quốc tế. Xây dựng mạng lưới chuyên gia trong nước và quốc tế, thường xuyên báo cáo kết quả với Ban Chỉ đạo Trung ương. Đẩy mạnh phong trào tôn vinh tài năng và sáng tạo, khơi dậy tinh thần yêu nước, cống hiến của các nhà khoa học. Tiếp tục duy trì phong trào học tập suốt đời, cải cách hệ thống giáo dục đào tạo, trọng tâm là sau đại học, đại học, dạy nghề.

Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số: Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hạ tầng như đã nêu trong Nghị quyết 57. Đặc biệt, cần chuẩn bị hạ tầng năng lượng cho 5-10 năm tới, với trọng tâm là năng lượng sạch, bảo đảm đủ năng lượng cho phát triển bằng hành động cụ thể. Tối ưu hóa và nâng cấp hạ tầng số, xây dựng các trạm gốc 5G, mở rộng Internet băng thông rộng và phạm vi phủ sóng cáp quang. Phát triển hệ thống vệ tinh tầm thấp tốc độ cao. Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, triển khai Luật Dữ liệu và sàn giao dịch dữ liệu trong năm 2025.

Trong năm 2025, Ban cán sự đảng Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, bổ sung Quy hoạch điện VIII, khai thác hiệu quả các tiềm năng như điện gió, điện mặt trời, triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân, bảo đảm nguồn điện bền vững. Đồng thời, cần quản lý, khai thác, bảo vệ hiệu quả khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm, để phục vụ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải: Cần ưu tiên nguồn lực cho một số ngành kinh tế có lợi thế và tiềm năng phát triển, tránh dàn trải, kém hiệu quả và lãng phí, bao gồm giải pháp công nghệ cho những vấn đề của thực tiễn đất nước như sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, an ninh lương thực, khoa học về sức khỏe con người, các ngành công nghiệp 4.0. Tập trung thúc đẩy các “mũi nhọn” chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Trong năm 2025, bảo đảm 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh. Đẩy nhanh kết nối và chia sẻ dữ liệu quan trọng trong các lĩnh vực như dân cư, tư pháp, giáo dục, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, phương tiện… Trung tâm dữ liệu quốc gia phải hoàn thành với dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống,” dẫn dắt chuyển đổi số toàn diện, tạo nền tảng phát triển kinh tế số và lực lượng sản xuất hiện đại giai đoạn 2026-2030, đáp ứng mục tiêu Nghị quyết 57.

Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế: Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các quốc gia tiên tiến, nhất là trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, bán dẫn và năng lượng tái tạo. Tích cực tham gia xây dựng các chuẩn mực quốc tế, trước mắt là trong khu vực ASEAN, thông qua các sáng kiến như Công ước Hà Nội. Chúng ta phải biết cách “đứng trên vai của những người khổng lồ”. Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.

Thưa các đồng chí và các đại biểu,

Đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn. Chúng ta phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, không để lỡ thời cơ thêm lần nữa. Tôi kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, xây dựng một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số.

Nghị quyết 57 đã tháo gỡ rào cản, khắc phục điểm nghẽn và tạo cơ chế đột phá để giải phóng sức sáng tạo, nguồn lực, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia. Với nền tảng chính trị, pháp lý vững chắc và sự đồng thuận cao từ toàn Đảng, nhân dân và giới trí thức, Tôi tin rằng Nghị quyết sẽ tạo ra bước đột phá, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa đất nước tiếp tục phát triển bền vững.

Nhân dịp năm mới 2025 và Xuân Ất Tỵ, xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, cùng toàn thể các trí thức, nhà khoa học, người lao động và đồng chí, đồng bào mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc đất nước ta đón một năm mới tràn đầy niềm tin, khí thế và thắng lợi mới.

Xin trân trọng cảm ơn.





Nguồn: https://baohagiang.vn/tin-noi-bat/202501/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-to-lam-tai-hoi-nghi-toan-quoc-ve-dot-pha-phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe-doi-moi-sang-tao-va-chuyen-doi-so-quoc-gia-dc10776/

Cùng chủ đề

Khởi động chuỗi hoạt động năm giao lưu nhân văn Việt – Trung

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, tối 13/1, đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang do đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã tham dự chương trình lễ khởi động chuỗi hoạt động năm giao lưu nhân văn Việt - Trung và Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam – Trung Quốc 2025. Cùng...

Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trải nghiệm không gian văn hoá tại Ma Ly Pho, Trung Quốc

Ngày 13/1, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, trải nghiệm một số mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hoá, phát triển du lịch tại Ma Ly Pho, Trung Quốc. Đoàn đã đến thăm, trải nghiệm một số mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hoá, phát triển...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thăm, chúc Tết UBND tỉnh Hà Giang

16:02, 14/01/2025 BHG - Nhân dịp năm mới 2025, sáng 14.1, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Huỳnh Kim Nhựt làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết UBND tỉnh Hà Giang. Tiếp đoàn có đồng chí Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà đón tiếp Tập đoàn Công nghiệp...

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc kiểm tra các dự án trọng điểm

Ngày 14/1, đồng chí Phan Huy Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế tiến độ thực hiện dự án Đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố Hà Giang; Khu liên hợp thể thao văn hóa tỉnh. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh; lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh và lãnh đạo thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên. Chủ tịch...

Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan tặng quà tại huyện Quang Bình

14:16, 14/01/2025 BHG - Sáng 14.1, đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang đã đến thăm, tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho người có uy tín, người khuyết tật, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại thị trấn Yên Bình (Quang Bình). Cùng dự có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quang Bình. Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang...

Cùng tác giả

Khởi động chuỗi hoạt động năm giao lưu nhân văn Việt – Trung

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, tối 13/1, đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang do đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã tham dự chương trình lễ khởi động chuỗi hoạt động năm giao lưu nhân văn Việt - Trung và Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam – Trung Quốc 2025. Cùng...

Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trải nghiệm không gian văn hoá tại Ma Ly Pho, Trung Quốc

Ngày 13/1, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, trải nghiệm một số mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hoá, phát triển du lịch tại Ma Ly Pho, Trung Quốc. Đoàn đã đến thăm, trải nghiệm một số mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hoá, phát triển...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thăm, chúc Tết UBND tỉnh Hà Giang

16:02, 14/01/2025 BHG - Nhân dịp năm mới 2025, sáng 14.1, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Huỳnh Kim Nhựt làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết UBND tỉnh Hà Giang. Tiếp đoàn có đồng chí Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà đón tiếp Tập đoàn Công nghiệp...

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc kiểm tra các dự án trọng điểm

Ngày 14/1, đồng chí Phan Huy Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế tiến độ thực hiện dự án Đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố Hà Giang; Khu liên hợp thể thao văn hóa tỉnh. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh; lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh và lãnh đạo thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên. Chủ tịch...

Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan tặng quà tại huyện Quang Bình

14:16, 14/01/2025 BHG - Sáng 14.1, đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang đã đến thăm, tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho người có uy tín, người khuyết tật, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại thị trấn Yên Bình (Quang Bình). Cùng dự có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quang Bình. Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang...

Cùng chuyên mục

Khởi động chuỗi hoạt động năm giao lưu nhân văn Việt – Trung

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, tối 13/1, đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang do đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã tham dự chương trình lễ khởi động chuỗi hoạt động năm giao lưu nhân văn Việt - Trung và Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam – Trung Quốc 2025. Cùng...

Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trải nghiệm không gian văn hoá tại Ma Ly Pho, Trung Quốc

Ngày 13/1, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, trải nghiệm một số mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hoá, phát triển du lịch tại Ma Ly Pho, Trung Quốc. Đoàn đã đến thăm, trải nghiệm một số mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hoá, phát triển...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thăm, chúc Tết UBND tỉnh Hà Giang

16:02, 14/01/2025 BHG - Nhân dịp năm mới 2025, sáng 14.1, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Huỳnh Kim Nhựt làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết UBND tỉnh Hà Giang. Tiếp đoàn có đồng chí Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà đón tiếp Tập đoàn Công nghiệp...

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc kiểm tra các dự án trọng điểm

Ngày 14/1, đồng chí Phan Huy Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế tiến độ thực hiện dự án Đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố Hà Giang; Khu liên hợp thể thao văn hóa tỉnh. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh; lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh và lãnh đạo thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên. Chủ tịch...

Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan tặng quà tại huyện Quang Bình

14:16, 14/01/2025 BHG - Sáng 14.1, đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang đã đến thăm, tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho người có uy tín, người khuyết tật, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại thị trấn Yên Bình (Quang Bình). Cùng dự có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Quang Bình. Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang...

Hàng loạt nhà xe tăng giá vé dịp Tết Nguyên đán

Khách qua bến xe dự kiến tăng 350% Năm nay, người dân sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ thứ Bảy ngày 26/01/2025 Dương lịch (tức ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật, ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội nhận định, nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng...

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc kiểm tra tiến độ một số dự án đầu tư tại thành phố Hà Giang

14:23, 14/01/2025 BHG - Sáng 14.1, đồng chí Phan Huy Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra thực tế tiến độ một số dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Giang. Cùng đi có đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành; lãnh đạo UBND thành phố Hà Giang và huyện Vị Xuyên. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc và đoàn công...

Mức sinh thấp kỷ lục, cần chính sách để hút người tuổi nghỉ hưu vẫn làm việc

Cơ quan thống kê quốc gia cho hay, từ năm 2009-2022, trong suốt gần 15 năm, mức sinh của Việt Nam giữ trạng thái tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, năm 2023-2024, mức sinh bắt đầu có dấu hiệu giảm nhanh hơn. Năm 2023, TFR của Việt Nam là 1,96 con/phụ nữ và giảm tiếp xuống còn 1,91 con/phụ nữ vào năm 2024. TFR của khu vực thành thị là 1,67 con/phụ nữ, thấp hơn so...

Đào Nhật Tân nhập gốc vùng cao về trồng lại, kịp ra hàng vụ Tết

Gần 4 tháng kể từ khi cơn bão số 3 đổ bộ gây ngập úng nhiều diện tích cánh đồng, hiện các vườn đào, quất Nhật Tân (Hà Nội) được chủ cho hồi sinh bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả nhập gốc từ các địa phương khác về trồng. Còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các vườn đào ở làng Nhật Tân vẫn chưa thấy dấu hiệu hoa sẽ khoe sắc như...

Các đoàn công tác của tỉnh thăm và làm việc tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Thực hiện Kế hoạch triển khai hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2025, Chương trình hợp tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và Chính quyền nhân dân châu Văn Sơn, Trung Quốc giai đoạn 2021 – 2025. Trong ngày 13/1, các Đoàn công tác của tỉnh đã sang thăm, tham dự hội đàm và Lễ khởi động chuỗi hoạt động “Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung và Liên hoan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất