Powered by Techcity

Nghề đan lát của người Cờ Lao thôn Má Chề

11:35, 24/07/2023

BHG – Đến thôn Má Chề, xã Sính Lủng (Đồng Văn), trong bất cứ gia đình nào cũng có thể tìm thấy những vật dụng đơn giản, nhưng vô cùng tiện ích như giỏ đựng muối, sàng mèn mén, quẩy tấu… được đan lát bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân là người Cờ Lao. Nghề đan lát truyền thống này không chỉ phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày mà còn góp phần bảo tồn bản sắc dân tộc, tạo cơ hội phát triển kinh tế cho đồng bào.





Người dân thôn Má Chề duy trì nghề truyền thống.
Người dân thôn Má Chề duy trì nghề truyền thống.

Thôn Má Chề cách trung tâm xã khoảng 2 km về phía Tây, toàn thôn có 89 hộ, 439 khẩu, trong đó trên 50% là dân tộc Cờ Lao. Từ bao đời nay, người dân ở thôn Má Chề có nghề đan lát các vật dụng từ tre, trúc. Ban đầu để phục vụ sản xuất, đời sống của mỗi nhà, rồi mang bán ở các chợ phiên, được người dân ưa chuộng và có thêm thu nhập. Cứ thế hệ này đến thế hệ khác, nghề đan lát được người dân trong thôn truyền dạy cho nhau, duy trì và phát triển. Nhận thấy sự cần thiết của việc gìn giữ nghề đan lát truyền thống, năm 2013, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập “Làng nghề đan lát dân tộc Cờ Lao”. Hiện nay, làng nghề có 12 thành viên, chuyên sản xuất các sản phẩm về đồ dùng của gia đình, chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, không sử dụng hóa chất hay nước, do vậy công tác môi trường luôn được đảm bảo.





Nghệ nhân Vần Phỏng Sài cần mẫn đan đồ thủ công.
Nghệ nhân Vần Phỏng Sài cần mẫn đan đồ thủ công.

Theo chân Phó Chủ tịch UBND xã Sính Lủng Liệu Văn Công, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân Vần Phỏng Sài để tìm hiểu về nghề đan lát truyền thống của người Cờ Lao. Ông Sài năm nay đã 90 tuổi nhưng đôi tay vẫn thoăn thoắt chuốt từng nan tre, khéo léo đan xếp, tạo thành những chiếc gùi, chiếc giỏ đẹp mắt. Ông chia sẻ: Từ nhỏ, ông đã học đan lát, từ đó trở thành niềm say mê. Để làm ra các sản phẩm đẹp đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì từ khâu chọn nguyên liệu, chẻ lạt đến đan. Điều quan trọng nữa là tình yêu, niềm đam mê với nghề gửi gắm vào từng nan tre…

Nghề đan lát ở Má Chề chủ yếu dùng nguyên liệu là tre, do đó nhà nào cũng tự trồng ít nhất 1 bụi tre để phục vụ việc đan lát. Đây là nghề không khó nhưng đòi hỏi tính tỉ mẩn và sự khéo léo ở từng công đoạn, việc lựa chọn nguyên liệu cũng rất quan trọng, tuy sẵn có nhưng phải biết lấy những cây tre không già quá, không non quá, không cụt ngọn. Khi mang về nhà cũng không để lâu quá vì cây khô, mọt sẽ khó chẻ nan và cũng không giữ được độ dẻo thích hợp, khi uốn nan dễ bị gãy. Đồng thời, những cây tre phải thẳng đều và dài thì mới cho ra sợi nan suôn mượt, để khi đan không phải nối nhiều đoạn. Các nghệ nhân đan lát thường tập trung thành một nhóm phân chia công việc, người trẻ nan, người đan gùi, những người thợ có tay nghề cao thì truyền kinh nghiệm cho người trẻ. Mặc dù là nghề phụ, nhưng nghề đan lát đã thu hút mọi lứa tuổi lao động trong gia đình và trong thôn. Em Vần Mí Say cho biết: Để đan được một vật dụng rất tốn công và phải trải qua nhiều công đoạn. Mỗi sản phẩm có một kỹ thuật đan khác nhau, thời gian hoàn thành và giá trị cũng khác nhau. Các vật dụng đan lát luôn gắn liền với người Cờ Lao, đặc biệt là quẩy tấu – một vật dụng không thể thiếu của người vùng cao mỗi khi lên nương hay xuống chợ. Một chiếc quẩy tấu phải đan trong vòng 2 – 3 ngày tùy kích cỡ, có giá khoảng 150 – 200.000 đồng/chiếc, tranh thủ lúc nông nhàn, mỗi tháng cho thu nhập khoảng 3 – 4 triệu đồng cải thiện cuộc sống. Sản phẩm hoàn thiện được bán chủ yếu tại chợ phiên Sính Lủng hoặc tại các điểm trưng bày và bán hàng thủ công, sản phẩm địa phương của huyện.

Theo đồng chí Liệu Văn Công, Phó Chủ tịch UBND xã Sính Lủng: Hiện nay làng nghề chưa có cơ sở hoạt động riêng, chủ yếu mượn nhà dân thực hiện đan lát. Lực lượng lao động dần chuyển sang đi lao động ngoại tỉnh, ít người kế thừa nghề đan lát truyền thống. Bên cạnh đó, việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm ra thị trường trong và ngoài tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, một mặt do sản phẩm chưa đa dạng, sản xuất số lượng còn nhỏ lẻ, chủ yếu làm theo đơn đặt hàng và bán lẻ ngoài chợ phiên… Do đó rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành bố trí kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở làng nghề hoạt động hiệu quả, có biện pháp hỗ trợ quảng bá sản phẩm ra thị trường, một số kỹ thuật đan lát mới, trang thiết bị hỗ trợ việc đan lát thủ công… để tạo bước đột phá nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn xã.

Đến thôn Má Chề giờ đây, không chỉ được hòa mình vào những nét văn hóa đặc sắc, mà còn được tận mắt chứng kiến công việc đan lát thủ công truyền thống của người Cờ Lao. Nhờ sự tâm huyết, đam mê với nghề, các nghệ nhân đã góp phần bảo tồn nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình.

Bài, ảnh: THANH THỦY



Nguồn

Cùng chủ đề

Việc tang ở Mèo Vạc ngày càng văn minh

Mèo Vạc là một huyện nghèo của tỉnh, với hơn 78% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Đời sống của người dân nơi đây tuy đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục, mê tín dị đoan, trong đó có hủ tục trong tổ chức tang ma. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hủ tục này đang dần được loại bỏ, hướng người dân xây dựng đời sống...

Các cơ sở giáo dục triển khai Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, các cơ sở giáo dục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh.       Trường THCS Lê Quý Đôn là mô hình trường chất lượng cao của thành phố Hà Giang. Năm học 2024-2025, nhà trường có 11 lớp...

Lan tỏa văn hóa truyền thống qua lễ hội mùa Xuân

Hà Giang, vùng đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn lưu giữ kho tàng văn hóa truyền thống đặc sắc qua các lễ hội mùa Xuân. Đầu năm, đồng bào các dân tộc ở Hà Giang lại tưng bừng tổ chức nhiều lễ hội mang đậm bản sắc, tạo nên một bức tranh văn hóa sống động giữa núi rừng. Đầu năm, đồng bào các dân tộc ở Hà...

Học sinh Mèo Vạc giành giải thưởng Cuộc thi “Gửi Tương Lai Xanh 2050”

Tham gia Cuộc thi “Gửi Tương Lai Xanh 2050” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp cùng Quỹ Vì Tương Lai Xanh - Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tổ chức. Hai em học sinh dân tộc Mông trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã xuất sắc giành những giải thưởng cao.     Với chủ đề “Chia sẻ ước mơ của em về một cuộc sống xanh trên Trái Đất vào năm 2050”, Cuộc thi tạo cơ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao sắp...

11:10, 16/02/2025 BHG - Sáng 15.2, đồng chí Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao sắp diễn ra trên địa bàn huyện Mèo Vạc. Cùng đi có lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Thường trực UBND huyện Mèo Vạc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà kiểm tra công tác chuẩn bị...

Cùng tác giả

Việc tang ở Mèo Vạc ngày càng văn minh

Mèo Vạc là một huyện nghèo của tỉnh, với hơn 78% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Đời sống của người dân nơi đây tuy đã có nhiều đổi thay nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục, mê tín dị đoan, trong đó có hủ tục trong tổ chức tang ma. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hủ tục này đang dần được loại bỏ, hướng người dân xây dựng đời sống...

Các cơ sở giáo dục triển khai Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, các cơ sở giáo dục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh.       Trường THCS Lê Quý Đôn là mô hình trường chất lượng cao của thành phố Hà Giang. Năm học 2024-2025, nhà trường có 11 lớp...

Lan tỏa văn hóa truyền thống qua lễ hội mùa Xuân

Hà Giang, vùng đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn lưu giữ kho tàng văn hóa truyền thống đặc sắc qua các lễ hội mùa Xuân. Đầu năm, đồng bào các dân tộc ở Hà Giang lại tưng bừng tổ chức nhiều lễ hội mang đậm bản sắc, tạo nên một bức tranh văn hóa sống động giữa núi rừng. Đầu năm, đồng bào các dân tộc ở Hà...

Học sinh Mèo Vạc giành giải thưởng Cuộc thi “Gửi Tương Lai Xanh 2050”

Tham gia Cuộc thi “Gửi Tương Lai Xanh 2050” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp cùng Quỹ Vì Tương Lai Xanh - Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tổ chức. Hai em học sinh dân tộc Mông trên địa bàn huyện Mèo Vạc đã xuất sắc giành những giải thưởng cao.     Với chủ đề “Chia sẻ ước mơ của em về một cuộc sống xanh trên Trái Đất vào năm 2050”, Cuộc thi tạo cơ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao sắp...

11:10, 16/02/2025 BHG - Sáng 15.2, đồng chí Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao sắp diễn ra trên địa bàn huyện Mèo Vạc. Cùng đi có lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Thường trực UBND huyện Mèo Vạc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà kiểm tra công tác chuẩn bị...

Cùng chuyên mục

Thảo luận giải pháp thực hiện chỉ tiêu phát triển KT-XH ngành Công thương

14:15, 14/02/2025 BHG - Sáng 14.2, Sở Công thương tổ chức Hội nghị chuyên đề giải pháp thực hiện chỉ tiêu phát triển KT-XH ngành Công thương năm 2025. Đồng chí Triệu Tài Phong, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; thường trực UBND các huyện, thành phố. Các đại biểu dự hội nghị. Giám đốc Sở Công thương Triệu Tài Phong chủ trì hội nghị. Thực hiện...

Nông nghiệp  là “trụ đỡ” nền kinh tế

08:58, 05/02/2025 BHG - Trong không khí rộn ràng chào đón năm mới, nhìn lại chặng đường 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết HĐND tỉnh giao và Kế hoạch phát triển KT – XH 5 năm giai đoạn 2020 - 2025, ngành Nông nghiệp tỉnh nhà có thể hoan ca mừng thắng lợi khi 2/4 chỉ tiêu đã đạt và vượt kế hoạch, 2 chỉ tiêu còn lại đạt từ...

Sắc Xuân trên những miền quê Nông thôn mới

16:14, 04/02/2025 BHG - Mùa Xuân về, trên những xã Nông thôn mới (NTM) không khí lại càng thêm rộn ràng, phấn khởi. Kiên trì với mục tiêu xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, chương trình NTM đã trở thành phong trào rộng khắp, sôi nổi, hiện hữu trong câu chuyện, cuộc sống hằng ngày ở mỗi vùng quê. Từng ngày, người dân vẫn miệt mài xây đắp quê hương bằng cả tình...

Khẳng định vị thế sản phẩm nông nghiệp Hà Giang

15:27, 03/02/2025 BHG - Đột phá “Phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị” là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược được Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Dưới sự lãnh đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và sự đồng hành mạnh mẽ từ doanh nghiệp, người dân, nông nghiệp tỉnh không chỉ khẳng định vai trò “bệ đỡ” vững chắc cho nền kinh tế mà còn đóng...

 Ngày Tết uống trà 5 sao

20:12, 02/02/2025 BHG - Với 2 sản phẩm trà OCOP 5 sao cấp Quốc gia gồm: Trà xanh 100g và Hồng trà 100g của Hợp tác xã (HTX) Chế biến chè Phìn Hồ (Hoàng Su Phì) vừa được tái công nhận là minh chứng rõ ràng nhất cho vị thế của thương hiệu chè Shan tuyết nơi mảnh đất phía Tây của tỉnh. Đến xã Thông Nguyên vào thời điểm này, không khó bắt gặp hình ảnh bà con đang hối...

Agribank Hà Giang vươn lên cùng mùa Xuân biên cương

13:31, 02/02/2025 BHG - Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình, hòa cùng sự phát triển, các ngân hàng thương mại không chỉ cần nắm bắt cơ hội kinh doanh mà còn phải đặc biệt chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Agribank Hà Giang với truyền thống gắn bó lâu năm trên mảnh đất biên cương Hà Giang, những năm qua đã không chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh doanh, mà còn đặc biệt...

Nông thôn bừng sáng – Báo Hà Giang điện tử

13:49, 31/01/2025 BHG - Khi mùa Xuân căng tràn nhựa sống phủ khắp muôn nơi, khởi đầu cho năm Ất Tỵ 2025 cũng là thời khắc huyện Bắc Quang bước vào hành trình mới, thi đua nước rút cho chặng đường về đích huyện Nông thôn mới (NTM). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Quang lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đặt mục tiêu phấn đấu xây dựng Bắc Quang trở thành huyện NTM. Điều này đồng...

Dấu ấn đột phá hạ tầng giao thông

15:03, 30/01/2025 BHG - Bước sang năm thứ 4 thực hiện đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, có 43/44 đầu điểm công trình đường bộ, cầu vĩnh cửu đường thuỷ nội địa được khởi công; nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác, tạo đòn bẩy cho sự phát triển KT – XH của địa phương. Trong các công trình thực hiện đột phát...

Vượt “rào cản”  giải ngân vốn đầu tư công

09:36, 30/01/2025 BHG - Giải ngân vốn đầu tư công luôn được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm ngay từ những ngày đầu năm. Tránh tình trạng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm gấp rút”, tỉnh triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ các dự án và giải ngân các nguồn vốn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giải ngân vốn đầu tư công không phải chuyện dễ nên ngay từ đầu năm, tỉnh ban hành...

LPBank Hà Giang: Một năm nhìn lại

12:46, 28/01/2025 BHG - Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát chi nhánh Hà Giang (LPBank Hà Giang) khép lại với những kết quả khả quan khi từng bước vượt qua khó khăn để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Là một trong những ngân hàng thương mại có hệ thống mạng lưới rộng khắp tỉnh, LPBank Hà Giang không chỉ góp phần duy trì sự ổn định trong lĩnh vực tín dụng tại địa phương mà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất