Powered by Techcity

Một vài tìm hiểu về tên gọi và sự hình thành mảnh đất Hà Giang

Có thể khẳng định, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, vùng đất Hà Giang ghi đậm dấu ấn của công cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Những dấu tích thời kỳ đá cũ được tìm thấy ở một số di chỉ khảo cổ cho thấy, cư dân nguyên thủy đã hiện diện ở nơi đây trên 8 vạn năm trước. Quá trình phát triển của cư dân trên đất Hà Giang được tiếp tục ghi nhận với nhiều di chỉ, hiện vật được phát hiện ở thời kỳ đồ đá mới, đồ đồng và các giai đoạn về sau. Trên dưới 2.000 năm trước đây, trong sự phát triển của thời kỳ đồ đồng có thể thấy những chiếc trống đồng với nghệ thuật hoa văn rất tinh tế, được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Hà Giang, thậm chí một số trống đồng còn tồn tại trong đời sống sinh hoạt cộng đồng người Lô Lô cho đến ngày nay. Hà Giang ngày nay là vùng đất Tột Bắc trên bản đồ đất nước Việt Nam, nơi có cột cờ Quốc gia Lũng Cú thiêng liêng.
Cảnh trên bến dưới thuyền giao thương một thời ở đoạn sông Lô chảy qua TP. Hà Giang
Về tên gọi Hà Giang hiện tại, theo cách lý giải của các bậc cao niên ở Hà Giang và những nhà nghiên cứu lịch sử mà chúng tôi từng trao đổi, được biết từ Hà và từ Giang theo nghĩa Hán Việt đều cùng có nghĩa là sông. Hà là từ chỉ con sông nhỏ, Giang là con sông lớn, dài. Với hình thế của đất Hà Giang, dọc theo trục Bắc – Nam, có nhiều con sông nhỏ, suối đổ vào sông lớn là dòng sông Lô, điển hình nhất là ở trung tâm Tp. Hà Giang, nơi có dòng sông Miện đổ vào sông Lô là con sông chính ở Hà Giang, với điểm nối ở khu vực cầu Gạc Đì, thuộc phường Quang Trung. Đây cũng được coi là khởi nguồn của dòng Lô từ đất Hà Giang. Sau nhiều biến đổi của lịch sử, sự phát triển của từng thời kỳ, có thể cách gọi Hà Giang xuất phát từ đặc điểm đó.
Nói về thời điểm xuất hiện tên gọi Hà Giang, theo các nghiên cứu về lịch sử có liên quan đến vùng đất Hà Giang ở nhiều tài liệu mà đồng chí Bùi Văn Tân, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Giang, tiến sỹ Phạm Văn Triệu, cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam và một số chuyên gia nghiên cứu cung cấp, trao đổi với chúng tôi, như các cuốn: Đại Nam nhất thống chí; Hoàng Việt nhất thống chí; Kháng chiến chống quân Nguyên Mông và cuốn Tứ Bình thực lục… Theo đó, tên gọi ải Hà Dương (Hà Giang) ít nhất đã có từ thời Trần. Tên gọi Hà Dương rất có thể xuất hiện từ sớm hơn, nhưng chúng ta vẫn chưa có điều kiện để nghiên cứu, điều tra hết các thư tịch cổ.
Theo các tài liệu cổ mô tả, từ thời Trần, khoảng thế kỷ XIII, tên gọi Hà Dương là tên gọi của một khu dân cư buôn bán đông đúc (từ Dương tiến Hán còn được đọc là Giang). Khu dân cư buôn bán đông đúc Hà Dương được xác định thuộc khu vực Tp. Hà Giang ngày nay. Theo tiến sỹ Phạm Văn Triệu, Viện Khảo cổ học Việt Nam, tên gọi Hà Dương có nghĩa muốn chỉ một vùng đất tươi sáng bên sông, thuận lợi cho giao thương, phát triển. Chữ Dương cũng còn được đọc là Giang, vì thế có thể đọc Hà Dương là Hà Giang.
Tên gọi cụ thể về địa danh Hà Giang được nhắc trên bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức, Vị Xuyên thời Lê, năm 1707
Trải qua quá trình phát triển, đến đầu thế kỷ XVIII, cách gọi Hà Dương vẫn được duy trì cho vùng đất Hà Giang. Địa danh đồn Hà Dương (Hà Giang) được nhắc đến cụ thể trên bài minh khắc trên chiếc chuông chùa Sùng Khánh, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. Chiếc chuông này được đúc năm 1707 thời Lê, khi ấy vùng đất Hà Giang (chưa đầy đủ như bây giờ) được gọi là đồn Hà Dương.
Điểm qua quá trình phát triển của mảnh đất Hà Giang trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc ta, theo các dữ liệu lịch sử, từ thời Văn Lang – Âu Lạc, Hà Giang thuộc Bộ Tây Vu. Thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc, khu vực Hà Giang thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Đến khi đất nước giành được độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, từ thời Lý, vùng đất Hà Giang thuộc châu Bình Nguyên. Đến thời Trần, vùng đất Hà Giang thuộc châu Tuyên Quang, lộ Quốc Oai. Đến thời nhà Nguyễn, năm 1842 đã chia Tuyên Quang làm 3 hạt, gồm hạt Hà Giang, Bắc Quang và Tuyên Quang.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược đất nước ta. Trước sự yếu kém của triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp từng bước thôn tính các tỉnh. Đến năm 1887, chúng mới đánh chiếm được địa bàn Hà Giang. Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, ngày 20.8.1891, Toàn quyền Đông Dương De Lanetxang ra quyết định chia Khu quân sự thứ hai (Hà Giang khi đó nằm trong Khu quân sự thứ 2) thành ba tỉnh, gồm: Tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Hà Giang. Tỉnh Hà Giang lúc này gồm có phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy. Đến trước cách mạng tháng Tám 1945, Hà Giang có 4 châu và 1 thị xã (Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang). Năm 1959, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc. Năm 1976, 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang được hợp nhất thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, Quốc hội đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.
Đến nay, qua nhiều sự sắp xếp, thay đổi về hành chính, tỉnh Hà Giang có 11 huyện, thành phố, 193 xã, phường, thị trấn với dân số trên 854 ngàn người; diện tích 7.929,5km2. Năm 2010, thị xã Hà Giang, trung tâm của tỉnh được T.Ư công nhận là thành phố, đô thị loại III.
Trong hành trình hàng ngàn năm dựng và giữ nước của dân tộc và trong 130 năm hình thành và vươn lên, Hà Giang là địa phương có nhiều thiệt thòi vì ở một nơi xa hôi, hẻo lánh, giao thương gặp khó khăn do địa hình miền núi, chia cắt. Trong công cuộc đổi mới, từ điều kiện của một tỉnh miền núi, biên giới, Hà Giang được ví như là nơi nhiều đá nhất cả nước, thiếu đất canh tác nhất cả nước, bước ra khỏi chiến tranh muộn nhất cả nước và là một trong những tỉnh khó khăn nhất cả nước… Nhưng hiện nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang đang từng ngày vươn lên, khai thác mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế, đi tắt, đón đầu; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; huy động tối đa nguồn lực, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chăm lo đời sống nhân dân; đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia; phấn đấu đưa KT – XH Hà Giang phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian tới.
Huy Toán

Cùng chủ đề

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra báo cáo trình kỳ họp thứ 17

Sáng ngày 6/7, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh đã tổ chức họp thẩm tra các văn bản trình kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Dự họp có đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HDDND tỉnh; đồng chí Hoàng Văn Vịnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, các Ban HĐND tỉnh. Quang cảnh cuộc họp Tại cuộc họp, đại diện Ban...

Đảng ủy Cục Quản lý thị trường: Tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đảng viên

Ngày 5/7, Đảng ủy Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức Lễ trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đảng viên trong Đảng bộ. Đồng chí Trương Văn Thắng - Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Vũ Quốc Khánh, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản Lý thị trường Tại buổi lễ, lãnh đạo Đảng ủy Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh đã...

Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh khoá XVIII, nhiệm kỳ...

Chiều ngày 05/7, Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Dự họp có đồng chí Hoàng Văn Vịnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Toàn cảnh cuộc họp thẩm tra Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh Tại Kỳ họp này, được sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Văn...

Hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, hiện đại ở Bắc Quang

18:06, 06/07/2024 BHG - Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; triển khai các chương trình nông nghiệp trọng tâm; phát triển mô hình nông, lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao… Đây là những giải pháp chiến lược được cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang quan tâm thực hiện nhằm hướng đến nền nông nghiệp xanh, sạch, hiện đại, phát triển thịnh vượng và bền vững. Vụ Xuân vừa qua, 130 hộ dân của 5...

Lịch công bố điểm chuẩn lớp 10 năm 2024-2024 Hậu Giang

Lịch công bố điểm chuẩn lớp 10 năm 2024-2024 Hậu Giang Tại Hậu Giang, năm 2024-2025, có 9.747 thí sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đăng ký thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Kỳ thi tổ chức trong 2 ngày 7 và 8/6/2024, với 3 môn Toán, Văn, Anh, tại 22 hội đồng thi đặt tại 22 trường THPT trên địa bàn tỉnh, với 417 phòng thi. Theo thông tin mới nhất, lịch công bố điểm chuẩn lớp 10 năm...

Cùng tác giả

Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2024: Phát huy giá trị Di sản Văn hóa Quốc gia

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai hàng năm là nơi giao lưu, gặp gỡ, bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số và quảng bá thu hút du khách đến với Hà Giang. Người dân địa phương thực hiện nghi thức dâng hương miếu Ông, miếu Bà trong Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2023. (Ảnh: Nam Thái/ TTXVN) Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu...

Những điều đặc biệt ở ‘làng địa ngục’

Làng Sảo Há là bối cảnh của bộ phim kinh dị ăn khách "Tết ở làng địa ngục", nơi mây mù bao phủ quanh năm, không gian mờ ảo như ẩn chứa nhiều bí mật... nguồn: https://video.vnexpress.net/nhung-dieu-dac-biet-o-lang-dia-nguc-4692160.html

4 món ngon tiêu biểu du khách không nên bỏ lỡ khi đến Hà Giang

Những món ẩm thực đặc trưng mang mạch nguồn văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang đang trở thành đặc sản, làm say lòng thực khách khi đến nơi đây. Hà Giang mời gọi du khách mọi miền trong hành trình khám phá miền đất hùng vĩ, thơ mộng với những trải nghiệm vô cùng thú vị và ẩm thực độc đáo. Thắng cố, Mèn mén, xôi ngũ sắc, thịt treo, lợn cắp...

Hà Giang thu hút khách du lịch đầu năm 2024

Hà Giang thu hút hơn 156 nghìn lượt khách du lịch đầu năm 2024

Mèn mén: Đặc sản độc nhất vô nhị của người Mông ở Hà Giang

Mèn mén (hay còn gọi là bột ngô hấp) được làm từ bột ngô, là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang. Ngô sau khi được xay mịn. (Ảnh: Nam Thái/TTXVN) Ở miền cao nguyên đá Hà Giang, người Mông lấp đất vào những hốc đá, ươm những hạt mầm hy vọng. Mưa gió cao nguyên nuôi lớn những hạt giống, cho chúng bật lên thành...

Cùng chuyên mục

Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2024: Phát huy giá trị Di sản Văn hóa Quốc gia

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai hàng năm là nơi giao lưu, gặp gỡ, bảo tồn những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số và quảng bá thu hút du khách đến với Hà Giang. Người dân địa phương thực hiện nghi thức dâng hương miếu Ông, miếu Bà trong Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2023. (Ảnh: Nam Thái/ TTXVN) Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu...

Những điều đặc biệt ở ‘làng địa ngục’

Làng Sảo Há là bối cảnh của bộ phim kinh dị ăn khách "Tết ở làng địa ngục", nơi mây mù bao phủ quanh năm, không gian mờ ảo như ẩn chứa nhiều bí mật... nguồn: https://video.vnexpress.net/nhung-dieu-dac-biet-o-lang-dia-nguc-4692160.html

4 món ngon tiêu biểu du khách không nên bỏ lỡ khi đến Hà Giang

Những món ẩm thực đặc trưng mang mạch nguồn văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang đang trở thành đặc sản, làm say lòng thực khách khi đến nơi đây. Hà Giang mời gọi du khách mọi miền trong hành trình khám phá miền đất hùng vĩ, thơ mộng với những trải nghiệm vô cùng thú vị và ẩm thực độc đáo. Thắng cố, Mèn mén, xôi ngũ sắc, thịt treo, lợn cắp...

Cảnh sắc dọc ‘cung đường vàng’ Hà Giang

"Cung đường vàng" đi qua bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, là hành trình yêu thích của du khách tới Hà Giang. Bộ ảnh này được nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung (sống tại TP HCM) chụp trong khoảng 4-5 lần ghé thăm Hà Giang. Trong hình là khung cảnh ngày đông nhìn từ thôn Lao Xa (xã Sủng Là, huyện Đồng Văn), với lớp băng mỏng đã phủ trên các tán cây. Theo ghi nhận của VnExpress,...

Thèn Pả – ngôi làng nhà trình tường dưới cột cờ Lũng Cú

Thèn Pả, nằm dưới chân cột cờ Lũng Cú, còn giữ nguyên vẹn nhiều nét truyền thống của người Mông như nếp sinh hoạt hay nhà trình tường với mái ngói âm dương. Thôn Thèn Pả thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn nằm dưới chân núi Rồng, nơi đặt cột cờ Lũng Cú được coi là điểm cực Bắc của Việt Nam. Dưới chân núi Rồng có hai hồ nước ngọt được người dân địa phương gọi là "Mắt...

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên tháng 10

Sáng 3/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp tháng 10.2023 nhằm đánh giá kết quả hoạt động tháng 10; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm tháng 11 và cho ý kiến vào một số báo cáo, tờ trình. Đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có các đồng chí: Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó...

Hà Giang sẵn sàng cho Hội nghị Văn hóa năm 2023

Ngày 28/10 tới đây, Tỉnh ủy Hà Giang sẽ tổ chức Hội nghị Văn hóa năm 2023. Hiện công tác chuẩn bị tiến tới Hội nghị quan trọng này đang được các cấp và ngành trong tỉnh triển khai hoàn tất. Thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Giang luôn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện sâu rộng các...

Quảng Nguyên bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Xã Quảng Nguyên nằm ở phía Nam của huyện Xín Mần. Những năm qua, địa phương đã triển khai các giải pháp phát triển KT – XH. Bên cạnh đó, chú trọng giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, trong đó duy trì những đội văn nghệ dân gian phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng. Nghệ nhân dân gian hướng dẫn, truyền...

Công bố Quyết định thành lập Chi hội Du lịch huyện Mèo Vạc

Chiều 23/10, tại thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc), Hiệp hội Du lịch (HHDL) tỉnh phối hợp với UBND huyện Mèo Vạc tổ chức công bố Quyết định thành lập Chi hội Du lịch huyện Mèo Vạc. Đến dự có lãnh đạo huyện Mèo Vạc và HHDL tỉnh.  Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Lại Quốc Tĩnh trao Quyết định thành lập cho Chi hội Du lịch huyện Mèo Vạc. Tại buổi công bố, đại diện HHDL tỉnh công bố Quyết...

Phát huy giá trị tài nguyên, bản sắc văn hóa du lịch cộng đồng

Với những thuận lợi về cảnh quan tự nhiên, tính nguyên sơ, bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội được bảo tồn, lưu giữ một cách đậm nét của các bản làng đặc trưng khu vực miền núi, từ khoảng những năm 2000, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số điểm du lịch cộng đồng. Trải qua nhiều giai đoạn thực hiện với các định hướng gắn kết theo các bộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất