Powered by Techcity

Lịch sử hình thành và phát triển Hà Giang

Tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 20/8/1891 và tái thành lập ngày 1/10/1991.

Vào thời Hùng Vương, mảnh đất Hà Giang đã là một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt. Thời Thục Phán An Dương Vương lập nước Âu Lạc, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây Vu.

Trong thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc kéo dài nghìn năm, khu vực Hà Giang vẫn nằm trong địa phận huyện Tây Vu thuộc quận Giao Chỉ.

Từ năm 1075 (đời nhà Lý). Miền đất Hà Giang lúc đó thuộc về châu Bình Nguyên.

Vào đầu đời Trần, khu vực Hà Giang, Tuyên Quang lúc đó gọi là châu Tuyên Quang thuộc lộ Quốc Oai. Năm 1397 đổi thành trấn Tuyên Quang.

Địa danh Hà Giang lần đầu tiên được nhắc đến trong bài minh khắc trên chuông chùa Sùng Khánh (xã Đạo Đức, Vị Xuyên), được đúc nhân dịp trùng tu chùa vào đầu thời Vua Lê Dụ Tông, năm Ất Dậu 1707.

Năm Minh Mệnh thứ 16 (năm 1835), nhà Nguyễn bỏ châu Bảo Lạc, chia làm hai huyện: Vĩnh Điện (khoảng Bắc Mê, Yên Minh và một phần Quản Bạ ngày nay và huyện Để Định (khoảng huyện Bảo Lạc, Cao Bằng và một phần Đồng Văn, Mèo Vạc ngày nay). Lấy sông Lô phân giới để chia châu Vị Xuyên thành hai đơn vị hành chính mới: Khu vực phía hữu ngạn sông Lô được gọi là huyện Vĩnh Tuy, còn phía tả ngạn sông Lô là huyện Vị Xuyên.

Năm Thiệu Trị thứ hai (năm 1842), triều đình nhà Nguyễn chia Tuyên Quang làm ba hạt: Hà Giang, Bắc Quang, Tuyên Quang. Hạt Hà Giang có một phủ là Tương Yên với bốn huyện : Vị Xuyên, Vĩnh Tuy, Vĩnh Điện, Để Định.

Năm Thiệu Trị thứ tư (năm 1844), nhà Vua lại phê chuẩn cho các huyện châu thuộc tỉnh hạt biên giới phía Bắc, Tây Bắc, trong đó có Hà Giang, “vẫn theo như cũ đặt chức thổ quan”. Đến đời Tự Đức thì chế độ “thổ quan” bị bãi bỏ trên phạm vi cả nước.

Năm 1858, sau khi đánh chiếm hầu hết các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, năm 1887, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Giang và thay đổi chế độ cai trị bằng cách thiết lập các đạo quan binh.

Ngày 20/8/1891, tỉnh Hà Giang được thành lập, bao gồm phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh Tuyên Quang).

Năm 1893, trong dịp cải tổ trong các quân khu, Hà Giang trở thành trung tâm của một quân khu và cùng với Tuyên Quang hợp thành Đạo quan binh thứ ba (quân khu 3).

Ngày 17/9/1895, Toàn quyền Đông Dương ra Quyết định số 1432 chia khu quân sự thứ ba thành ba tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Quang và Hà Giang. Trong đó, Hà Giang bao gồm huyện Vị Xuyên (trừ tổng Phú Loan và Bằng Hành), cộng thêm các tổng Phương Độ và Tương Yên.

Ngày 28/4/1904, Toàn quyền Đông Dương lại ra quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Quang và tỉnh Hà Giang thành Đạo quan binh Hà Giang. Đến thời điểm này, Đạo quan binh thứ ba Hà Giang đã được xác định ranh giới rõ ràng và tương đối ổn định.

Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Hà Giang có 4 châu và 01 thị xã (Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang).

Ngày 23/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán Khu Lao – Hà – Yên, sáp nhập tỉnh Hà Giang vào Khu tự trị Việt Bắc.

Đầu tháng 4/1976, tỉnh Hà Tuyên được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.

Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, khoá VIII, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Tỉnh Hà Giang được tái lập gồm 10 đơn vị hành chính là thị xã Hà Giang và 9 huyện, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hà Giang.

Ngày 01/12/2003, Chính phủ ra nghị định số 146/NĐ-CP về việc thành lập huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

Ngày 27/9/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về việc thành lập thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hầu Minh Lợi dự họp thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề)

Sáng 21/2, Ban Pháp chế HĐND tỉnh do đồng chí Sền Văn Bắc, Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì họp thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề). Dự họp thẩm tra có đồng chí Hầu Minh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh; các thành viên Ban Pháp chế; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, lãnh...

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác quốc phòng năm 2025

Sáng 21/2, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác quốc phòng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có đồng chí Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở,...

Gặp gỡ đầu Xuân giữa Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh Hà Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hải Phòng (Việt...

14:27, 21/02/2025 BHG - Sáng 21.2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị Gặp gỡ đầu Xuân giữa Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng và Bí thư Thành ủy Hải Phòng (Việt Nam) với Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí...

Triển khai công tác quốc phòng năm 2025

14:18, 21/02/2025 BHG - Sáng 21.2, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác Quốc phòng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Bộ CHQS tỉnh có đồng chí Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo...

Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh hội kiến với Bí thư Khu ủy Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)...

08:28, 21/02/2025 BHG - Trong khuôn khổ chương trình Gặp mặt đầu Xuân giữa Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh biên giới của Việt Nam với Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tại tỉnh Quảng Ninh, chiều 20.2, đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đã có cuộc hội kiến song phương với đồng chí Trần Cương, Bí thư Khu ủy Khu tự...

Cùng tác giả

Làm trang trại tiền tỉ trên cao nguyên đá

Vừa siêng trồng trọt, lại năng chăn nuôi, anh Hà Văn Ngọc đang sở hữu một trang trại rộng khoảng 5 hécta, trị giá 2,5 tỷ đồng giữa vùng cao nguyên đá Hà Giang. Anh Hà Văn Ngọc (sinh năm 1989) ở thôn Bản Ké thuộc thị trấn Yên Minh, là một trong những thanh niên tiêu biểu về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Là Giám đốc của Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thanh...

Chinh phục vách đá trắng cheo leo giữa núi rừng Hà Giang

Nằm cheo leo giữa núi rừng Hà Giang hoang sơ, vách đá trắng là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích khám phá mạo hiểm. Vách đá trắng nằm trên đường đèo Mã Pí Lèng, giữa xã Pải Lủng và xã Pả Vi huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Được mệnh danh là vách đá tử thần, nơi đây là địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích mạo hiểm, khám phá vì sự cheo leo và nguy...

Ngỡ ngàng vẻ đẹp ruộng bậc thang xã Xà Phìn, Hà Giang mùa lúa chín

Đến hẹn lại lên, dịp tháng 10, trên những thửa ruộng bậc thang thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), lúa trĩu vàng, hoà với khung cảnh thiên nhiên, tạo thành bức tranh hùng vĩ, thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm. Xà Phìn là một thôn vùng cao của xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 20 km. Thời điểm này đang mùa lúa chín rộ, những...

Ngôi làng Thèn Pả như cổ tích dưới chân cột cờ ở Hà Giang

Chưa phát triển du lịch quá nhiều, làng Thèn Pả (Hà Giang) giữ nguyên nhiều nét văn hóa, truyền thống độc đáo. Thôn Thèn Pả thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm ngay dưới chân núi Rồng, nơi đặt cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Việt Nam, Thèn Pả không chỉ giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của người H’Mông mà còn có cảnh vật vừa thơ mộng, vừa...

Mùa vàng ngát hương lúa chín trên đại ngàn Hà Giang

Mùa vàng trên đại ngàn Hà Giang vào độ rực rỡ nhất khi các thửa ruộng bậc thang giữa lưng chừng núi khoác lên mình màu của lúa chín. Cứ tháng 10 hàng năm, khi tiết trời sang thu, những thửa ruộng bậc thang ở các bản: Xà Phìn, Mào Phìn, Nà Màu, xã Phượng Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) lại khoác lên tấm áo vàng xuộm của mùa lúa chín, tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động, thu hút nhiều du khách...

Cùng chuyên mục

Làm trang trại tiền tỉ trên cao nguyên đá

Vừa siêng trồng trọt, lại năng chăn nuôi, anh Hà Văn Ngọc đang sở hữu một trang trại rộng khoảng 5 hécta, trị giá 2,5 tỷ đồng giữa vùng cao nguyên đá Hà Giang. Anh Hà Văn Ngọc (sinh năm 1989) ở thôn Bản Ké thuộc thị trấn Yên Minh, là một trong những thanh niên tiêu biểu về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Là Giám đốc của Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thanh...

Chinh phục vách đá trắng cheo leo giữa núi rừng Hà Giang

Nằm cheo leo giữa núi rừng Hà Giang hoang sơ, vách đá trắng là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích khám phá mạo hiểm. Vách đá trắng nằm trên đường đèo Mã Pí Lèng, giữa xã Pải Lủng và xã Pả Vi huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Được mệnh danh là vách đá tử thần, nơi đây là địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích mạo hiểm, khám phá vì sự cheo leo và nguy...

Ngỡ ngàng vẻ đẹp ruộng bậc thang xã Xà Phìn, Hà Giang mùa lúa chín

Đến hẹn lại lên, dịp tháng 10, trên những thửa ruộng bậc thang thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), lúa trĩu vàng, hoà với khung cảnh thiên nhiên, tạo thành bức tranh hùng vĩ, thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm. Xà Phìn là một thôn vùng cao của xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 20 km. Thời điểm này đang mùa lúa chín rộ, những...

Ngôi làng Thèn Pả như cổ tích dưới chân cột cờ ở Hà Giang

Chưa phát triển du lịch quá nhiều, làng Thèn Pả (Hà Giang) giữ nguyên nhiều nét văn hóa, truyền thống độc đáo. Thôn Thèn Pả thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm ngay dưới chân núi Rồng, nơi đặt cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Việt Nam, Thèn Pả không chỉ giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của người H’Mông mà còn có cảnh vật vừa thơ mộng, vừa...

Điểm check in mới toanh bên cột mốc Km0 ở Hà Giang

Cột mốc Km0 Hà Giang có booth chụp ảnh miễn phí, đề dòng chữ “Đã tới Hà Giang rồi nè” đem đến cho du khách những bức ảnh đáng nhớ. Anh Tô Thái Hùng (27 tuổi), blogger tại TP.HCM đã chia sẻ trên mạng xã hội bộ ảnh du khách hào hứng tạo dáng với booth “Đã tới Hà Giang rồi nè” đặt cạnh cột mốc số 0 ở Hà Giang. Theo anh Hùng, booth mới thu hút sự quan tâm của...

Lý do Hà Giang xứng đáng đoạt giải “Oscar của ngành du lịch thế giới”

Hà Giang - vùng đất mang nhiều giá trị đặc sắc về địa chất và đa dạng về văn hóa truyền thống - được vinh danh điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á. Sông Nho Quế, Hẻm Tu Sản (Mèo Vạc) điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến Hà Giang. Ngày 3.9, Tổ chức giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards - WTA) vừa vinh danh Hà Giang là "Điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu...

Vẻ đẹp ma mị của Sảo Há – làng H’Mông ẩn giữa rừng ở Hà Giang

Nếu có dịp du lịch Hà Giang, du khách có thể ghé thăm ngôi làng Sảo Há của người H'Mông, một điểm đến mới nổi trong cộng đồng mê xê dịch. Làng Sảo Há thuộc thôn Khó Chơ, nằm ở xã Vần Chải, cách trung tâm huyện Đồng Văn (Hà Giang) khoảng 20km. Sau khi ngôi làng được lấy làm bối cảnh của bộ phim “Tết ở làng địa ngục”, đã nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút du khách...

Hà Giang có gì để được đề cử Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á?

Không chỉ có những cung đường tuyệt đẹp, những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ, Hà Giang còn khiến du khách quốc tế xiêu lòng bởi nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc - những bản tình ca trên cao nguyên đá Đồng Văn. Hà Giang - bản tình ca trên cao nguyên đá - Ảnh: NAM TRẦN "Lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa", từ chủ trương...

Hà Giang có gì để được đề cử Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á?

Không chỉ có những cung đường tuyệt đẹp, những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ, Hà Giang còn khiến du khách quốc tế xiêu lòng bởi nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc - những bản tình ca trên cao nguyên đá Đồng Văn. Hà Giang - bản tình ca trên cao nguyên đá - Ảnh: NAM TRẦN "Lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa", từ chủ trương...

Dinh thự trăm tuổi 150 tỉ đồng trên cao nguyên đá Hà Giang

Dinh thự Vua Mèo tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là công trình độc đáo, kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc: Trung Quốc, Pháp và H'mông. Dinh thự Vua Mèo (còn gọi là Dinh thự nhà Vương) được xây dựng từ hơn 120 năm trước, tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Khoản tiền vua Mèo đổ vào công trình là 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỉ đồng ngày...

Tin nổi bật

Tin mới nhất