Powered by Techcity

Khúc ca ngày mới ở Nậm Lương

11:17, 11/09/2023

BHG – Từ trụ sở xã Quyết Tiến (Quản Bạ), dọc theo Quốc lộ 4C, chúng tôi tìm về thôn Nậm Lương, nơi tập trung phần lớn đồng bào dân tộc Bố Y sinh sống, là một trong 16 dân tộc rất ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Dưới ánh sáng soi đường của Đảng, những năm qua, bản làng người Bố Y đã thực sự chuyển mình với diện mạo mới, trù phú và ấm no.

Niềm tin có Đảng dẫn đường

Bố Y là dân tộc rất ít người của cả nước, chỉ với hơn 3.000 người theo số liệu điều tra năm 2019. Tại huyện Quản Bạ, dân tộc Bố Y sinh sống nhiều nhất ở xã Quyết Tiến với 186 hộ và hơn 600 khẩu, trong đó riêng thôn Nậm Lương tập trung 110 hộ.





Những tuyến đường vào nhánh hộ ở Nậm Lương được bê tông hóa sạch đẹp.
Những tuyến đường vào nhánh hộ ở Nậm Lương được bê tông hóa sạch đẹp.

Từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước, một vài người con ưu tú của dân tộc Bố Y ở thôn Nậm Lương đã vinh dự được kết nạp Đảng, trở thành những “hạt giống đỏ” đầu tiên được “gieo” trên vùng đất khó. Các cụ cao niên trong làng nhớ lại: Thời điểm đó, hầu hết các hộ dân trong bản đều bị đói nghèo đeo bám, cuộc sống vô cùng khó khăn. Rất may, có một vài người con của bản thoát ly tham gia công tác xã hội hoặc đi bộ đội, phục viên trở về được đứng trong hàng ngũ của Đảng, điển hình như các ông, bà: Ngũ Khởi Phượng, Dương Đức Minh, Ngũ Thị Hòe…

Từ đây cuộc sống của đồng bào Bố Y ở Nậm Lương bước sang một trang mới. Dưới sự dẫn dắt của Chi bộ thôn và các đảng viên, phong trào thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế được đẩy mạnh. Những mô hình hay, cách làm mới được xây dựng và nhân rộng. Những ruộng lúa thay vì bỏ hoang vào mùa Đông, nay được thâm canh tăng vụ từ 2 – 3 vụ sản xuất/năm. Các hộ không còn chăn nuôi nhỏ lẻ như trước; nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới được áp dụng; cơ giới hóa sản xuất được đẩy mạnh, tiếng máy cày rộn vang khắp các cánh đồng. Đời sống bà con trong bản ngày càng khởi sắc. Những đảng viên đã thực sự trở thành hạt nhân nòng cốt, giúp bà con “sáng cái đầu, ấm cái bụng”.





Niềm vui của người dân thôn Nậm Lương khi những ruộng dưa chuột được mùa.
Niềm vui của người dân thôn Nậm Lương khi những ruộng dưa chuột được mùa.

Bí thư Chi bộ thôn Nậm Lương, Chù Mìn Phù chia sẻ: Từ khi những người con ưu tú của bản Bố Y được kết nạp Đảng đã dẫn dắt bà con đoàn kết một lòng, triển khai hiệu quả các chương trình, dự án phát triển KT-XH, xây dựng mô hình giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo. Đến nay, Chi bộ thôn có 45 đảng viên, trong đó có 8 đảng viên người Bố Y. Noi gương thế hệ cha anh đi trước, hiện nay, các thanh niên nam, nữ trong thôn luôn nỗ lực phấn đấu trở thành đảng viên. Bản làng người Bố Y tự hào khi có những người con được đứng trong hàng ngũ của Đảng và luôn một lòng đặt trọn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền.

Đảng lãnh đạo, kinh tế khởi sắc

Sáng sớm, khi những cánh đồng còn đọng đầy sương mai, anh Sân Ngọc Huy, một trong những đảng viên trẻ tuổi nhất ở bản Bố Y – Nậm Lương đã tất bật chở những bao tải dưa chuột đến địa điểm tập kết. Cách đây 2 năm, anh Huy đã chuyển đổi hơn 1 ha đất ruộng để trồng dưa chuột và cà chua. Sau những “trái ngọt’ của vụ thu hoạch đầu tiên, anh quyết định mở rộng diện tích lên gần 2 ha để trồng chuyên canh dưa chuột và cà chua. Anh Huy tâm sự: Là một đảng viên của Chi bộ, tôi luôn trăn trở việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để người dân có cuộc sống khấm khá hơn. Thấy thôn có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho việc trồng rau, màu; tôi đã tiên phong đưa giống dưa chuột và cà chua vào trồng chuyên canh. Bình quân một năm, thu nhập đạt trên 100 triệu đồng. Nhìn thấy hiệu quả kinh tế, ngày càng có nhiều hộ dân trong thôn tích cực làm theo.





Từng tải dưa chuột nặng trĩu được xếp lên xe để chở đến điểm thu mua.
Từng tải dưa chuột nặng trĩu được xếp lên xe để chở đến điểm thu mua.

Đến nay, toàn thôn có trên 35 ha rau, màu; hầu hết các hộ đều trồng dưa chuột và cà chua. Khi sản lượng lớn, anh Huy và một số người khác đã chủ động kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua sản phẩm cho người dân. Chính quyền địa phương đã làm việc để xây dựng chuỗi liên kết, phía các doanh nghiệp sẽ cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm, giúp người dân yên tâm sản xuất.

Chị Chảo Thị Liên, thôn Nậm Lương chia sẻ: Thấy các đảng viên trong Chi bộ tiên phong làm trước, chúng tôi cũng tích cực noi theo, chuyển từ các giống cây trồng truyền thống sang trồng rau, màu chuyên canh, thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa, ngô. Qua đó, giúp chúng tôi ổn định đời sống, từng bước vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.





Đảng viên trẻ Sân Ngọc Huy chăm sóc giống cây, tích cực ứng dụng KHKT, xây dựng nhà lưới để trồng rau sạch.
Đảng viên trẻ Sân Ngọc Huy chăm sóc giống cây, tích cực ứng dụng KHKT, xây dựng nhà lưới để trồng rau sạch.

Xác định chi bộ sẽ không mạnh nếu người dân luẩn quẩn trong đói, nghèo, Chi bộ thôn Nậm Lương đã ra Nghị quyết về phát triển kinh tế, trong đó tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tận dụng lợi thế đất đai, Chi bộ đã tuyên truyền, vận động các hộ dân trồng rau, màu như: Cà chua, dưa chuột, bắp cải, su hào, củ cải… mùa nào thức nấy, dưới bàn tay cần cù của các nông dân, những thửa ruộng, mảnh vườn luôn được phủ xanh. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của thôn luôn duy trì trên 110 ha. Từ năm 2020 đến nay, Chi bộ đã vận động nhân dân chuyển đổi được 5 ha đất trồng lúa sang trồng rau chuyên canh. Nhiều hộ còn đầu tư xây dựng nhà lưới trồng rau; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm; điển hình như các hộ Vương Khắc Thăng, Vương Văn Tinh… Chi bộ cũng hướng dẫn, vận động nhân dân đầu tư chăn nuôi theo quy mô hàng hóa, phát triển gia trại, từ bỏ tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ. Hiện, đàn gia cầm của thôn duy trì ổn định trên 1.000 con; đàn trâu, bò trên 350 con.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ cùng tinh thần tiên phong, gương mẫu của các đảng viên, kinh tế của thôn ngày khởi sắc. Đến cuối năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt 45 triệu đồng/năm. Số hộ khá, giàu ngày càng tăng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên về mọi mặt.

Đẩy lùi hủ tục, xây đời sống mới

Trước đây, trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Bố Y tồn tại nhiều phong tục lạc hậu như tổ chức đám cưới, đám tang dài ngày; cúng bái khi có người ốm đau; thách cưới cao… Xác định vận động nhân dân bài trừ hủ tục là nhiệm vụ quan trọng, Chi bộ thôn Nậm Lương đã phân công mỗi đảng viên phụ trách nhóm hộ, trực tiếp đến từng nhà tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nếp sống mới. Đặc biệt, sau khi Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị 09 và Nghị quyết 27 về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh; Chi bộ đã họp và ra Nghị quyết chuyên đề về xóa bỏ hủ tục lạc hậu. Sau đó, tiến hành họp thôn để phổ biến rộng rãi cho toàn thể nhân dân.

Thôn cũng đã xây dựng quy ước, yêu cầu 100% hộ ký cam kết thực hiện. Đồng thời, thành lập Ban tang lễ của thôn gồm các đảng viên và nghệ nhân dân gian làm nòng cốt. Khi gia đình trong thôn có đám cưới, đám tang, Chi bộ sẽ trực tiếp đến vận động gia đình thực hiện với nghi thức đơn giản, tiết kiệm. Bà Phan Thị Minh, đảng viên Chi bộ thôn Nậm Lương chia sẻ: Để vận động được nhân dân, trước tiên mình phải gương mẫu làm trước. Khi trong dòng họ có người mất hoặc tổ chức đám cưới cho con, cháu, tôi đã vận động người thân xóa bỏ các thủ tục rườm rà, không tổ chức ăn uống linh đình, không giết mổ nhiều gia súc.





Bà Lộc Thị Liên miệt mài truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ.
Bà Lộc Thị Liên miệt mài truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ.

Nhờ sự gương mẫu của các đảng viên, người Bố Y ở Nậm Lương đã tích cực xóa bỏ các hủ tục. Đến nay, các đám cưới, đám tang đều được tổ chức văn minh, tiết kiệm; không giết mổ nhiều gia súc. Từ năm 2020 trở lại đây, trong thôn không có tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; các cặp vợ chồng thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. Hàng năm, tỷ lệ Gia đình văn hóa đạt trên 94%; thôn nhiều năm liền được công nhận đạt chuẩn thôn văn hóa.

Cùng với đó, việc giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc cũng được Chi bộ đặc biệt quan tâm. Người Bố Y có nhiều nét đẹp truyền thống trong trang phục, lễ hội, dân ca, dân vũ. Những năm qua, các đảng viên trong Chi bộ là những người cao tuổi, am hiểu phong tục, tập quán dân tộc luôn miệt mài truyền dạy bản sắc văn hóa tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Điển hình như thành lập tổ thêu dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Bố Y do các đảng viên lớn tuổi như bà Phan Thị Minh, Lộc Thị Liên trực tiếp truyền dạy.

Đến thăm gia đình bà Lộc Thị Liên, năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng đôi tay bà vẫn thoăn thoắt từng đường kim, mũi chỉ, thêu những hoa văn bắt mắt lên bộ trang phục truyền thống. Bà Liên tâm sự: “Nhiều năm qua, tôi và các đảng viên trong Chi bộ cùng các nghệ nhân lớn tuổi đã tích cực truyền dạy những nghi lễ, nghề thêu truyền thống, văn nghệ dân gian cho thế hệ trẻ. Vào những dịp lễ, tết, chứng kiến con cháu khoác lên mình bộ trang phục truyền thống, trình diễn những điệu múa, bài hát dân ca, chúng tôi rất vui và tự hào vì đã góp phần bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc mình”. Nếp sống mới, văn minh, hiện đại đang hiện hữu trong những ngôi nhà truyền thống của người Bố Y. Trong đó, các hủ tục đã được đẩy lùi; bản sắc văn hóa tốt đẹp luôn được gìn giữ, phát huy.

Một ngày mới đang bắt đầu trên những cánh đồng ở thôn Nậm Lương. Bà con nhanh tay hái những gùi đầy dưa chuột. Từng tải dưa nặng trĩu được chất lên xe, chở đến điểm thu mua. Nụ cười tươi trên khuôn mặt rám nắng của những người nông dân là minh chứng rõ nét cho cuộc sống đủ đầy, no ấm. Rời Nậm Lương, chạy xe chầm chậm trên con đường bê tông của bản, chứng kiến những ngôi nhà xây kiên cố mọc lên san sát như càng khẳng định tinh thần “vượt mọi gian khó tiến lên đi theo Đảng” xây đời sống mới hạnh phúc, ấm no của bản làng người Bố Y.

Phóng sự: NGUYỄN PHƯƠNG



Nguồn

Cùng chủ đề

Các địa phương khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

*Sáng ngày 18/11 tại thôn Nà Xá xã Yên Định, huyện Bắc Mê đã tổ chức ra quân triển khai thực hiện chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”. Dự lễ ra quân có đồng chí Lại Tiến Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Hà Giang. Đại tá Lại Tiến Giang, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh và các đồng chí lãnh đạo huyện Bắc Mê...

Hạnh phúc trên hành trình gieo chữ vùng biên

Trên hành trình gieo chữ trồng người vùng rẻo cao Hà Giang, có rất nhiều cặp giáo viên đã trở thành vợ chồng để cùng đồng hành, xây dựng hạnh phúc. Trong số những cặp vợ chồng thầy cô giáo, thầy Nguyễn Văn Thương, cô Nguyễn Thanh Tuyển đang công tác tại điểm trường Na Pô, xã Na Khê, huyện Yên Minh được nhiều người biết đến bởi tinh thần nhiệt huyết, luôn xung phong nhận nhiệm vụ ở...

Tỉnh Hà Giang đạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật hát Then đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII...

Chiều 18/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ bế mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then - đàn Tính của các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024. Sự kiện thu hút hơn 400 nghệ nhân và diễn viên, mang đến gần 56 tiết mục đặc sắc   Liên hoan diễn ra từ ngày 16 đến 18/11/2024, do Bộ VHTT&DL phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 14...

Rộn ràng khí thế “thi đua nước rút”

20:52, 19/11/2024 BHG - Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ kết thúc năm tài khóa 2024, để hoàn thành mục tiêu giải ngân, tỉnh phát động thi đua “60 ngày đêm đẩy mạnh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư và hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia”. Trên những công trình trọng điểm, khó khăn dần được tháo gỡ đang tạo không khí “thi đua...

Khánh thành Nhà nội trú cho Trường THCS & THPT Minh Ngọc, huyện Bắc Mê

Ngày 19/11, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp Doanh nhân Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao công trình Nhà nội trú cho Trường THCS & THPT Minh Ngọc, huyện Bắc Mê. Dự buổi lễ có đồng chí Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội; đại diện lãnh...

Cùng tác giả

Các địa phương khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát

*Sáng ngày 18/11 tại thôn Nà Xá xã Yên Định, huyện Bắc Mê đã tổ chức ra quân triển khai thực hiện chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”. Dự lễ ra quân có đồng chí Lại Tiến Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Hà Giang. Đại tá Lại Tiến Giang, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh và các đồng chí lãnh đạo huyện Bắc Mê...

Hiệu trưởng ‘ghế nhựa’ và ngôi trường 100 tỷ ở huyện biên giới

Thầy Khang vốn là một trong những học sinh chuyên Toán đầu tiên của Việt Nam. Năm 1968, thầy theo học ngành Vật lý tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Lớp của thầy Khang khi ấy, nhiều người bạn trong quá trình học đã lên đường nhập ngũ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Do mắt và sức khỏe không đạt yêu cầu, thầy không thể tham gia chiến trường. Sau khi tốt nghiệp, thầy chọn ở lại...

Hạnh phúc trên hành trình gieo chữ vùng biên

Trên hành trình gieo chữ trồng người vùng rẻo cao Hà Giang, có rất nhiều cặp giáo viên đã trở thành vợ chồng để cùng đồng hành, xây dựng hạnh phúc. Trong số những cặp vợ chồng thầy cô giáo, thầy Nguyễn Văn Thương, cô Nguyễn Thanh Tuyển đang công tác tại điểm trường Na Pô, xã Na Khê, huyện Yên Minh được nhiều người biết đến bởi tinh thần nhiệt huyết, luôn xung phong nhận nhiệm vụ ở...

Tỉnh Hà Giang đạt giải cao tại Liên hoan nghệ thuật hát Then đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII...

Chiều 18/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ bế mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then - đàn Tính của các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024. Sự kiện thu hút hơn 400 nghệ nhân và diễn viên, mang đến gần 56 tiết mục đặc sắc   Liên hoan diễn ra từ ngày 16 đến 18/11/2024, do Bộ VHTT&DL phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 14...

Rộn ràng khí thế “thi đua nước rút”

20:52, 19/11/2024 BHG - Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ kết thúc năm tài khóa 2024, để hoàn thành mục tiêu giải ngân, tỉnh phát động thi đua “60 ngày đêm đẩy mạnh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư và hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia”. Trên những công trình trọng điểm, khó khăn dần được tháo gỡ đang tạo không khí “thi đua...

Cùng chuyên mục

Rộn ràng khí thế “thi đua nước rút”

20:52, 19/11/2024 BHG - Chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ kết thúc năm tài khóa 2024, để hoàn thành mục tiêu giải ngân, tỉnh phát động thi đua “60 ngày đêm đẩy mạnh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư và hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia”. Trên những công trình trọng điểm, khó khăn dần được tháo gỡ đang tạo không khí “thi đua...

Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

11:23, 19/11/2024 BHG - Bên cạnh chương trình OCOP đã được thực hiện nhiều năm qua, nhằm tôn vinh, phát triển đặc sản địa phương, nâng cao giá trị các sản phẩm, đồng thời góp phần tạo động lực sản xuất, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn; thời gian qua, tỉnh ta ngày càng chú trọng phát triển và thực hiện bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu các cấp. Đồng...

Sản xuất cây vụ Đông theo hướng liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ

20:28, 15/11/2024 BHG - Vụ Đông được xác định là 1 trong 3 vụ sản xuất chính trong năm, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và cải thiện thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Quang Bình. Với phương châm “lấy vụ Đông bù vụ Mùa”, trên những cánh đồng không nghỉ, bà con nông dân đang tích cực mở rộng diện tích trồng và chăm sóc các loại cây rau màu theo hướng liên kết,...

Thi đua trên những công trường giao thông trọng điểm

15:20, 14/11/2024 BHG - Thực hiện đợt thi đua 60 ngày đêm giải ngân vốn đầu tư công, các chủ đầu tư, nhà thầu thi công đã triển khai nhiều giải pháp theo đúng tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, quyết tâm giải ngân đạt 95-100% vốn bố trí năm 2024. Từ cuối tháng 10 đến nay, tiết trời hanh khô, rất thuận lợi để các nhà thầu thi công những công trình...

Quyết liệt giải ngân các nguồn vốn

10:34, 08/11/2024 BHG - Xác định giải ngân vốn đầu tư công, vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu trong phát triển KT-XH, ngay từ đầu năm, tỉnh ta đã lãnh, chỉ đạo sát sao, quyết liệt và đạt kết quả khá tích cực, tỷ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình của cả nước. Theo báo cáo, đến hết ngày 30.10, các chủ đầu tư đã giải ngân...

Bắc Quang, chú trọng nâng cao thu nhập cho người dân

10:21, 07/11/2024 BHG - Bằng việc tập trung lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT – XH, QP – AN, trọng tâm là thực hiện “3 khâu đột phá”, “5 chương trình trọng tâm” theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sau 4 năm triển khai thực hiện, đến nay cơ bản các mục tiêu chủ yếu đã đạt được kế hoạch đại...

60 ngày đêm thi đua hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

09:41, 07/11/2024 BHG - Tại buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy mới đây, các sở, ngành, chủ đầu tư đều cam kết đến cuối tháng 12 tới sẽ giải ngân đạt từ 95-100% vốn đầu tư công. Như vậy, bình quân mỗi ngày, các chủ đầu tư phải đưa được hơn 40 tỷ đồng vào nền kinh tế, điều này đòi hỏi quyết tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị mới có thể đạt mục tiêu đề...

Cùng người dân phát triển kinh doanh, dịch vụ

21:27, 04/11/2024 BHG - Phòng giao dịch (PGD) Agribank Bắc Vị Xuyên hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Giang và một số xã thuộc huyện Vị Xuyên như: Phong Quang, Kim Linh, Kim Thạch, Tùng Bá, Thuận Hòa, Phú Linh, Minh Tân. Nắm được điều kiện và nhu cầu của các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn, cùng trách nhiệm, tiên phong, thực hiện hiệu quả chương trình phát triển KT - XH vùng đồng...

Nông dân thi đua làm giàu

17:22, 29/10/2024 BHG - Hơn 100 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và Hội Nông dân (HND) tỉnh tặng các Chi hội trưởng Chi Hội Nông dân tiêu biểu xuất sắc trong toàn tỉnh năm 2024; 11 giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích trao cho Hội Nông dân các huyện tham gia Hội thi “Trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp” tỉnh lần thứ Nhất vừa được tổ chức tại thành phố Hà Giang là...

Hội thảo tư vấn phản biện “Giải pháp phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa theo chuỗi giá trị tỉnh Hà Giang”

16:58, 28/10/2024 BHG - Sáng 28.10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phản biện “Giải pháp phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa theo chuỗi giá trị tỉnh Hà Giang”. Dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã. Toàn cảnh hội thảo Hội thảo đã điểm lại một số kết quả sau 3 năm thực hiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất