Powered by Techcity

Hướng đi mới để phát triển nông nghiệp bền vững


16:20, 14/10/2024

BHG – Đến hết năm 2023, tỉnh ta có trên 54.675 ha cây ngô; trong đó, ngô vụ Đông 20.100,4 ha, vụ Mùa 34.574,9 ha; sản lượng đạt 203.545,4 tấn. Tuy nhiên, với điều kiện đồi núi dốc, thiếu nước, đất sản xuất, diện tích canh tác nhỏ lẻ; việc áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hoá vào sản xuất gặp nhiều khó khăn; chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung… giá trị ngô đạt thấp.

Trước thực trạng đó, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 33-CTr/TU, xác định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho người dân là nhiệm vụ quan trọng và coi đây là công tác trọng tâm của BTV Tỉnh ủy năm 2023 để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Đề án “Chuyển đổi đất nông nghiệp trồng ngô kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023-2025” (Đề án). Với mục tiêu chuyển đổi từ 1.000 ha trở lên sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế tăng 20% trở lên trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp; đồng thời duy trì và nâng cao năng suất, chất lượng diện tích ngô còn lại đáp ứng nhu cầu của người dân và đảm bảo an ninh lương thực.





Anh Vừ Mí Trá, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là (Đồng Văn) chăm sóc vườn nho được chuyển đổi từ đất trồng ngô.
Anh Vừ Mí Trá, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là (Đồng Văn) chăm sóc vườn nho được chuyển đổi từ đất trồng ngô.

Thực hiện Đề án, Sở Nông nghiệp – PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh chọn 6 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần để triển khai. Đối tượng tham gia Đề án là các hộ có đất trồng ngô cần chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác có giá trị cao hơn; các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác; tổ, nhóm cộng đồng tham gia liên kết với các hộ, nhóm.

Đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết: Thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, quan điểm của Đảng, nội dung Đề án đến nhân dân, đối tượng trực tiếp thụ hưởng. Qua đó, vận động người sản xuất chuyển đổi đất trồng ngô sang cây, con khác có giá trị cao hơn để tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện. Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án từ cấp thôn, xã đến huyện, tỉnh đảm bảo sự đồng bộ. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng tài liệu tuyên truyền, tổ chức tập huấn, phổ biến về các mô hình, các nội dung chính sách của Đề án; giới thiệu tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất các đối tượng cây, con chuyển đổi. Tổ chức đi học tập các mô hình tiêu biểu; các hoạt động kết nối, hỗ trợ quảng bá nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cây, con vùng chuyển đổi.

Trong năm 2024, 6 huyện trong vùng Đề án đã đăng ký trên 432 ha diện tích đất trồng ngô sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế như cây Tam giác mạch và các loại hoa, quả gắn với phát triển du lịch; khoai lang, cây dược liệu, đậu tương, ớt… Đến hết tháng 8.2024, toàn tỉnh đã chuyển đổi được gần 285 ha diện tích cây ngô sang trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao.

Đồng chí Phạm Đức Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn cho biết: Thực hiện Đề án, huyện Đồng Văn đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi theo kế hoạch tỉnh giao. Trong đó tập trung chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương như chuyên canh rau bắp cải, su hào; cây ăn quả: Mận, hồng, lê, nho; cây dược liệu: Gừng, Sâm khoai và chuyển đổi xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, dê.





Người dân thị trấn Đồng Văn chuyển đổi trồng ngô sang trồng các loại hoa phục vụ du lịch.
Người dân thị trấn Đồng Văn chuyển đổi trồng ngô sang trồng các loại hoa phục vụ du lịch.

Từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Đồng Văn đã chuyển đổi được 14,8 ha cây rau màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn cây ngô. Tại xã Sủng Là, gia đình anh Vừ Mí Trá, thôn Đoàn Kết đã chuyển đổi 1.000 m2 trồng ngô kém hiệu quả sang trồng nho Hạ đen. Khi chuyển đổi, anh Trá được Trung tâm Khuyến nông huyện hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc; được hỗ trợ giống cây nho và phân bón. Hiện diện tích nho sau gần 10 tháng đang phát triển tốt, bắt đầu cho quả. Anh Trá cho biết: “Trồng ngô hiệu quả kinh tế không cao nên mình quyết định chuyển đổi sang trồng nho. Dù đây là cây trồng mới nhưng mình vẫn quyết làm, nếu thành công thì không chỉ gia đình mình mà người dân trong khu vực sẽ có một loại cây trồng giá trị kinh tế cao để thoát nghèo và mong muốn có nơi tiêu thụ sản phẩm ổn định”.

Tham gia Đề án, nhiều hộ khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Điển hình như gia đình bà Giàng Thị Kía, thôn Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là. Tháng 8.2023, gia đình bà Kía tham gia dự án chăn nuôi bò vỗ béo, gia đình bà làm chuồng trại kiên cố, trồng cỏ để chăn nuôi theo hình thức nhốt chuồng. Sau 6 tháng chăm sóc, bà Kía bán con bò mua ban đầu, hưởng chênh lệch gần 10 triệu đồng. Hiện gia đình bà Kía tiếp tục mua con bò thứ 2 về vỗ béo, dự định đến cuối năm bán để lấy tiền ăn Tết. Tuy nhiên, theo bà Kía, hiện giá bò thương phẩm rớt giá sâu nên phần lãi do nuôi bò vỗ béo cũng giảm đáng kể. Bà Kía và các hộ dân xã Sủng Là mong muốn có nơi tiêu thụ, giá cả ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi để bà con yên tâm sản xuất.

Trưởng phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Đồng Văn Nguyễn Thanh Viễn cho biết: Thực hiện Đề án, huyện Đồng Văn đã triển khai ở hầu hết các xã có điều kiện thuận lợi, bước đầu đạt được một số kết quả. Tuy nhiên diện tích, sản lượng vẫn còn nhỏ lẻ, chưa bền vững, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm của các loại cây trồng mới chưa cao; sự liên kết sản xuất chưa chặt chẽ, thiếu tính bền vững giữa người sản xuất với các đơn vị phối hợp bao tiêu sản phẩm, dẫn đến khó tiêu thụ, giá bán thấp. Việc tiếp cận nguồn vốn từ 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia trong hỗ trợ trồng trọt còn hạn chế.

Theo đề án của UBND tỉnh, việc chuyển đổi cây ngô sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân mà còn tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là phục vụ nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh như hiện nay. Đồng thời, việc đa dạng hóa cây trồng cũng góp phần cải thiện sinh thái, bảo vệ môi trường và tạo nguồn thức ăn phong phú cho gia súc. Từ lợi ích đó, những mô hình trồng cây có giá trị cao đang dần trở thành hiện thực, mang lại sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của người dân.

Chương trình số 33-CTr/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi từ cây ngô sang các cây trồng có giá trị cao hơn là một trong những hướng đi đúng đắn trong phát triển nông nghiệp bền vững. Sự hỗ trợ từ chính quyền, cộng đồng và các tổ chức sẽ là động lực quan trọng giúp nông dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Bài, ảnh:  VĂN NGHỊ





Nguồn: https://baohagiang.vn/kinh-te/202410/huong-di-moi-de-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-74d7002/

Cùng chủ đề

Xã Phương Độ phấn đấu gieo trồng 102 ha cây vụ Đông

13:50, 18/10/2024 BHG - Cùng với không khí thi đua lao động, sản xuất của các địa phương trong toàn tỉnh, việc ưu tiên nhất lúc này của bà con nông dân xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) là đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ Mùa, triển khai trồng cây vụ Đông năm 2024. Người dân xã Phương Độ chăm sóc cây trồng vụ Đông Theo kế hoạch, vụ Đông năm nay, xã Phương Độ dự kiến gieo trồng 102 ha (tăng...

Nỗ lực vượt khó sau thiên tai

08:30, 18/10/2024 BHG - Chỉ trong 9 tháng, tỉnh ta đã hứng chịu 21 đợt mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất, gây thiệt hại gần 1.500 tỷ đồng, làm ách tắc giao thông, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước thách thức này, các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn kiên trì duy trì sản xuất, tạo việc làm và đóng góp tích cực vào phát triển của tỉnh. Sản phẩm gạch tiêu thụ...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Hà Giang

20:13, 17/10/2024 BHG - Chiều 17.10, tại Phủ Chủ tịch nước, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có buổi gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu tỉnh Hà Giang. Cùng dự buổi gặp mặt còn có đại diện Ủy ban Dân tộc và các đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Gia...

Thành phố Hà Giang đẩy mạnh giáo dục STEM trong nhà trường

 Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục tích hợp liên môn được đẩy mạnh áp dụng trong các trường học để cụ thể hóa định hướng đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Thành phố Hà Giang cũng đang hướng đến mục tiêu lan tỏa và nâng cao hơn nữa phương pháp giáo dục này đối với cấp THCS trên địa bàn. Các bài học STEM dựa...

Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm

16:34, 17/10/2024 BHG - Chiều 17.10, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) chi nhánh tỉnh Hà Giang tổ chức phiên họp quý III trực tuyến đến các huyện, thành phố triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì phiên họp. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành, UBND...

Cùng tác giả

Xã Phương Độ phấn đấu gieo trồng 102 ha cây vụ Đông

13:50, 18/10/2024 BHG - Cùng với không khí thi đua lao động, sản xuất của các địa phương trong toàn tỉnh, việc ưu tiên nhất lúc này của bà con nông dân xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) là đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ Mùa, triển khai trồng cây vụ Đông năm 2024. Người dân xã Phương Độ chăm sóc cây trồng vụ Đông Theo kế hoạch, vụ Đông năm nay, xã Phương Độ dự kiến gieo trồng 102 ha (tăng...

Nỗ lực vượt khó sau thiên tai

08:30, 18/10/2024 BHG - Chỉ trong 9 tháng, tỉnh ta đã hứng chịu 21 đợt mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất, gây thiệt hại gần 1.500 tỷ đồng, làm ách tắc giao thông, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước thách thức này, các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn kiên trì duy trì sản xuất, tạo việc làm và đóng góp tích cực vào phát triển của tỉnh. Sản phẩm gạch tiêu thụ...

Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm Việt Nam

Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm Việt Nam – Nhật BảnChính phủ quyết định thành lập Tổ công tác điều phối Việt Nam – Nhật Bản để đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng Tổ công tác. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Tổ trưởng Tổ công tác. Ảnh: VGP Phó thủ tướng Chính...

Nhân rộng và lan tỏa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững- Nhìn từ thực tiễn vùng đồng bào DTTS và...

Hiệu quả từ đa dạng hóa sinh kế Năm 2024, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND, ngày 8/5/2024 về thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Sau gần 1 năm thực hiện Kế hoạch số 85 trên, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, có nhiều địa phương trong tỉnh hằng năm đều thực hiện tốt công tác giảm nghèo, xây dựng và nhân rộng...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Hà Giang

20:13, 17/10/2024 BHG - Chiều 17.10, tại Phủ Chủ tịch nước, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có buổi gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu tỉnh Hà Giang. Cùng dự buổi gặp mặt còn có đại diện Ủy ban Dân tộc và các đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Gia...

Cùng chuyên mục

Xã Phương Độ phấn đấu gieo trồng 102 ha cây vụ Đông

13:50, 18/10/2024 BHG - Cùng với không khí thi đua lao động, sản xuất của các địa phương trong toàn tỉnh, việc ưu tiên nhất lúc này của bà con nông dân xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) là đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ Mùa, triển khai trồng cây vụ Đông năm 2024. Người dân xã Phương Độ chăm sóc cây trồng vụ Đông Theo kế hoạch, vụ Đông năm nay, xã Phương Độ dự kiến gieo trồng 102 ha (tăng...

Nỗ lực vượt khó sau thiên tai

08:30, 18/10/2024 BHG - Chỉ trong 9 tháng, tỉnh ta đã hứng chịu 21 đợt mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất, gây thiệt hại gần 1.500 tỷ đồng, làm ách tắc giao thông, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước thách thức này, các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn kiên trì duy trì sản xuất, tạo việc làm và đóng góp tích cực vào phát triển của tỉnh. Sản phẩm gạch tiêu thụ...

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 244,946 triệu USD

08:43, 07/10/2024 BHG - Theo thống kê của ngành chức năng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng của tỉnh đạt 244,946 triệu USD, tăng 2,82% so với cùng kỳ, đạt 79,52% kế hoạch năm 2024. Sản phẩm quặng Ăng-ti-mon của Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Trong đó, hoạt động xuất khẩu đạt 170,55 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu như quặng Ăng-ti-mon, chè...

Yên Minh đẩy mạnh chương trình nông nghiệp trọng tâm

09:40, 04/10/2024 BHG - Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng Nông thôn mới; huyện Yên Minh đẩy mạnh triển khai các chương trình trọng tâm, góp phần nâng cao thu nhập người dân. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Yên Minh tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện...

Nghị quyết 58 – động lực xây dựng thương hiệu và chất lượng cam Sành

12:54, 02/10/2024 BHG - Từ Nghị quyết của tỉnh về phát triển bền vững cây cam Sành, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 58 với các cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, vay vốn, chế biến, quảng bá sản phẩm... đã tạo động lực cho các hộ trồng cam liên kết sản xuất, góp phần xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm cam...

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án chăn nuôi bò sữa

10:37, 26/09/2024 BHG - Sau khi có mặt bằng sạch, Tập đoàn TH True Milk đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục của Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao (CNC) tại xã Phong Quang (Vị Xuyên). Đến nay, dự án sắp hoàn thiện xây dựng hệ thống chuồng trại, đồng thời gấp rút triển khai các hạng mục tiếp theo. Đến khu vực quy hoạch xây dựng Dự án chăn nuôi...

Đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn

16:40, 25/09/2024 BHG - Để trở thành “chỗ dựa” vững chắc giúp người dân vượt qua mọi khó khăn, thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Phòng Giao dịch (PGD) Yên Biên (thành phố Hà Giang) đã triển khai nhiều giải pháp tín dụng hỗ trợ khách hàng “vượt khó” trong sản xuất, kinh doanh. Chủ động tiếp cận, nắm bắt nhu cầu cần của khách hàng, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ,...

Góp sức xây dựng thương hiệu Bò vàng Hà Giang

14:43, 17/09/2024 BHG - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó nhiều địa phương triển khai các mô hình phát triển chăn nuôi bò, góp phần hỗ trợ người dân có việc làm, từng bước thoát nghèo. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của nhiều địa phương, các mô hình vẫn đơn thuần, nhỏ lẻ, theo hình thức truyền thống. Để tạo chuỗi liên kết sản xuất...

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để “có tiền nhưng không tiêu được”

15:23, 11/09/2024 BHG - Tránh tình trạng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng”, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhưng tỷ lệ giải ngân thấp đang đặt ra “bài toán khó” trong thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC). Còn nhiều vướng mắc Để tránh tình trạng “có tiền nhưng không tiêu được”, từ đầu năm đến nay, gần 20 văn bản, thông báo kết luận và 5 phiên họp...

Bắc Quang đón niềm vui đơn vị hành chính huyện loại I

16:48, 10/09/2024 BHG - Với tổng số 82,16 điểm, Bắc Quang trở thành đơn vị hành chính huyện loại I theo các tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã được Bộ Nội vụ ban hành quyết định công nhận. Đây là minh chứng sinh động cho thấy huyện Bắc Quang đang từng ngày bứt phá, xứng tầm vùng động lực phát triển KT-XH của tỉnh. Bắc Quang là huyện cửa ngõ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất