Powered by Techcity

Giữ gìn nghề đan chài của người Tày

Đồng bào người Tày ở các xã Phương Độ, Phương Thiện (thành phố Hà Giang), Phương Tiến (Vị Xuyên) bao lâu nay vẫn gìn giữ và lưu truyền nghề truyền thống đan lát. Thế nhưng một nghề truyền thống nữa ít ai biết mà người dân nơi đây còn gìn giữ đó là nghề đan chài. Với tập tục từ xưa của địa phương là nhà nào cũng có ít nhất một ao cá cạnh nhà, nên cái chài gần như là một vật dụng không thể thiếu trong nhà của người Tày nơi đây.

Được đồng chí Nguyễn Văn Quán, Phó Chủ tịch UBND xã Phương Độ giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Tiến Tề (80 tuổi) ở thôn Tân Tiến, xã Phương Độ khi ông đang thoăn thoắt đôi tay trên chiếc chài dần hoàn thiện để kịp giao cho khách cũng ở trong thôn. Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên khi ông vẫn còn giữ nghề đan chài này, ông Tề nhanh miệng nói: “Nghề này đã có từ lâu đời theo kiểu “cha truyền, con nối”. Trước đây ở khu Phương Độ này có rất nhiều người làm nghề đan chài, nhưng hiện chỉ còn vài gia đình là còn giữ. Những người khác chỉ mua về sử dụng chứ không còn tự đan nữa. Từ khi còn nhỏ tôi thường xem bố, ông nội đan chài và theo ra sông, ra suối đánh chài bắt cá. Lớn lên được bố truyền nghề lại. Từ đó đến nay tôi đã làm nghề đan chài được 50 năm, tôi đan vừa để sử dụng và ai mua thì đan bán. Nếu trước đây mới học nghề thì 2 đến 3 tháng mới làm được 1 cái chài, bây giờ thì chỉ khoảng gần 1 tháng là hoàn thiện”.

Dù đã 80 tuổi, ông Nguyễn Tiến Tề vẫn đam mê đan chài.
Dù đã 80 tuổi, ông Nguyễn Tiến Tề vẫn đam mê đan chài.

Dây cước, dây dù là vật liệu chính, kim đan (móc) bằng tre hoặc trúc, vót hai đầu nhọn có ngạnh, ở giữa có lỗ thủng xiên cước qua. Chạc móc bằng tre để treo chài cao đan từ trên đỉnh xuống đáy. Khi đan, người đan phải treo ngược chạc để móc phần nóc chài, phần nóc chài được đan thành một cục bện to, chắc hình xương cá để giữ phần thân chài và đáy chài. Cũng từ nóc chài đó người đan cuốn chặt một dây cước bện dài hoặc một dây thừng dùng để khi quăng chài thì giữ dây nóc đó lại và kéo chài từ từ lên để bắt cá và tùy chài to, nhỏ thì dây nóc chài cũng dài ngắn khác nhau.

Sau khi đan bện xong dây nóc chài thì người ta tiến hành đan từ trên xuống, khi đan gần đến phần miệng thì có một vòng tròn được làm bằng mây hoặc tre vót vòng tròn để làm cân thân chài và để dễ đan. Khi đan, người ta dùng kim móc cước thắt nút vòng vào nhau kết hợp động tác các ngón tay phải khéo léo để có được mặt chài đều nhau, đan mắt chài theo từng vòng từ trái qua phải cứ thế dần dần xuống phía dưới.

Đặc điểm chính của chài là phía trên bao giờ mắt chài cũng được đan thưa, càng xuống phía dưới đáy mắt chài càng dày. Khi đan xong phải mắc vào miệng chài một vòng xích sắt, hoặc kẹp trì (gồm những vòng tròn nhỏ, đường kính khoảng 1,5 – 2 cm móc vào nhau) đủ nặng để khi đánh bắt cá và các loài thủy sản khác không thể chui ra ngoài.

Trước đây, cùng lứa với ông Tề hầu hết đàn ông đều biết đan chài, nhưng chủ yếu là để phục vụ nhu cầu gia đình chứ chưa thành sản phẩm hàng hóa. Ngoài gia đình ông còn một số gia đình thường xuyên đan chài vì thỉnh thoảng có một số hộ khác trong và ngoài thôn đặt mua. Về giá cả thì loại chài nhỏ dành cho lớp thiếu niên từ 1 – 1,5 triệu đồng/chiếc, loại chài dành cho người lớn giá từ 1,5 – 2,5 triệu đồng một cái, chài to hay nhỏ là do đan số lượng mắt chài nhiều hay ít và dây cước to, nhỏ khác nhau.

Tuy sản phẩm làm ra không tạo cho người dân có thêm thu nhập lớn nhưng cũng giải quyết nhu cầu cấp thiết của gia đình. Vì vậy, nghề này vẫn còn duy trì phổ biến trong cộng đồng các gia đình người Tày ở 3 xã nói trên, góp phần tạo nên nét riêng biệt trong đời sống văn hóa.

Bài, ảnh: Nguyễn Yến

Cùng chủ đề

Làm trang trại tiền tỉ trên cao nguyên đá

Vừa siêng trồng trọt, lại năng chăn nuôi, anh Hà Văn Ngọc đang sở hữu một trang trại rộng khoảng 5 hécta, trị giá 2,5 tỷ đồng giữa vùng cao nguyên đá Hà Giang. Anh Hà Văn Ngọc (sinh năm 1989) ở thôn Bản Ké thuộc thị trấn Yên Minh, là một trong những thanh niên tiêu biểu về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Là Giám đốc của Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thanh...

Chinh phục vách đá trắng cheo leo giữa núi rừng Hà Giang

Nằm cheo leo giữa núi rừng Hà Giang hoang sơ, vách đá trắng là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích khám phá mạo hiểm. Vách đá trắng nằm trên đường đèo Mã Pí Lèng, giữa xã Pải Lủng và xã Pả Vi huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Được mệnh danh là vách đá tử thần, nơi đây là địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích mạo hiểm, khám phá vì sự cheo leo và nguy...

Ngỡ ngàng vẻ đẹp ruộng bậc thang xã Xà Phìn, Hà Giang mùa lúa chín

Đến hẹn lại lên, dịp tháng 10, trên những thửa ruộng bậc thang thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), lúa trĩu vàng, hoà với khung cảnh thiên nhiên, tạo thành bức tranh hùng vĩ, thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm. Xà Phìn là một thôn vùng cao của xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 20 km. Thời điểm này đang mùa lúa chín rộ, những...

Ngôi làng Thèn Pả như cổ tích dưới chân cột cờ ở Hà Giang

Chưa phát triển du lịch quá nhiều, làng Thèn Pả (Hà Giang) giữ nguyên nhiều nét văn hóa, truyền thống độc đáo. Thôn Thèn Pả thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm ngay dưới chân núi Rồng, nơi đặt cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Việt Nam, Thèn Pả không chỉ giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của người H’Mông mà còn có cảnh vật vừa thơ mộng, vừa...

Mùa vàng ngát hương lúa chín trên đại ngàn Hà Giang

Mùa vàng trên đại ngàn Hà Giang vào độ rực rỡ nhất khi các thửa ruộng bậc thang giữa lưng chừng núi khoác lên mình màu của lúa chín. Cứ tháng 10 hàng năm, khi tiết trời sang thu, những thửa ruộng bậc thang ở các bản: Xà Phìn, Mào Phìn, Nà Màu, xã Phượng Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) lại khoác lên tấm áo vàng xuộm của mùa lúa chín, tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động, thu hút nhiều du khách...

Cùng tác giả

Làm trang trại tiền tỉ trên cao nguyên đá

Vừa siêng trồng trọt, lại năng chăn nuôi, anh Hà Văn Ngọc đang sở hữu một trang trại rộng khoảng 5 hécta, trị giá 2,5 tỷ đồng giữa vùng cao nguyên đá Hà Giang. Anh Hà Văn Ngọc (sinh năm 1989) ở thôn Bản Ké thuộc thị trấn Yên Minh, là một trong những thanh niên tiêu biểu về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Là Giám đốc của Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thanh...

Chinh phục vách đá trắng cheo leo giữa núi rừng Hà Giang

Nằm cheo leo giữa núi rừng Hà Giang hoang sơ, vách đá trắng là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích khám phá mạo hiểm. Vách đá trắng nằm trên đường đèo Mã Pí Lèng, giữa xã Pải Lủng và xã Pả Vi huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Được mệnh danh là vách đá tử thần, nơi đây là địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích mạo hiểm, khám phá vì sự cheo leo và nguy...

Ngỡ ngàng vẻ đẹp ruộng bậc thang xã Xà Phìn, Hà Giang mùa lúa chín

Đến hẹn lại lên, dịp tháng 10, trên những thửa ruộng bậc thang thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), lúa trĩu vàng, hoà với khung cảnh thiên nhiên, tạo thành bức tranh hùng vĩ, thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm. Xà Phìn là một thôn vùng cao của xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 20 km. Thời điểm này đang mùa lúa chín rộ, những...

Ngôi làng Thèn Pả như cổ tích dưới chân cột cờ ở Hà Giang

Chưa phát triển du lịch quá nhiều, làng Thèn Pả (Hà Giang) giữ nguyên nhiều nét văn hóa, truyền thống độc đáo. Thôn Thèn Pả thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm ngay dưới chân núi Rồng, nơi đặt cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Việt Nam, Thèn Pả không chỉ giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của người H’Mông mà còn có cảnh vật vừa thơ mộng, vừa...

Mùa vàng ngát hương lúa chín trên đại ngàn Hà Giang

Mùa vàng trên đại ngàn Hà Giang vào độ rực rỡ nhất khi các thửa ruộng bậc thang giữa lưng chừng núi khoác lên mình màu của lúa chín. Cứ tháng 10 hàng năm, khi tiết trời sang thu, những thửa ruộng bậc thang ở các bản: Xà Phìn, Mào Phìn, Nà Màu, xã Phượng Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) lại khoác lên tấm áo vàng xuộm của mùa lúa chín, tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động, thu hút nhiều du khách...

Cùng chuyên mục

Gặp mặt học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Chiều 21/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức gặp mặt, tặng quà các em học sinh tham gia Kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 nhằm cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần các em trước khi bước vào kỳ thi. Quang cảnh buổi gặp mặt Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm học 2024 - 2025 diễn ra từ ngày 24 – 26/12. Hà Giang có 86...

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Không những bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, những cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú, Bộ đội Biên phòng tỉnh còn tích cực trồng cây gây rừng, tạo cảnh quan môi trường trên khu vực biên giới. Ngày 21/12, đơn vị đã phối hợp với các Nhà tài trợ và cấp ủy chính quyền địa phương tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”. Địa điểm...

Nêu cao ý chí quyết tâm tìm kiếm hài cốt liệt sỹ

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ là nhiệm vụ chính trị thiêng liêng luôn được Đảng, Nhà nước, toàn dân, toàn quân đặc biệt quan tâm, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Để tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang đã luôn tích cực, chủ động, thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.   Mỗi cán bộ, chiến...

Khai mạc không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm ocop

Tối ngày 20/12, Sở Công thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh tổ chức khai mạc Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm gắn với công bố chứng nhận sản phẩm OCOP và công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh. Dự buổi lễ có đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh phát...

Ghi nhận tại Giải Báo chí về xây dựng Đảng và Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm học tập và làm...

Giải Báo chí về xây dựng Đảng và Cuộc thi sáng tác, quảng bá các tác phẩm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Hơn 100 tổ chức, cá nhân và các tác phẩm tiêu biểu đã được vinh danh. Thông qua đó không chỉ thể hiện sự lan tỏa của Giải Báo chí và Cuộc thi, mà đây còn là dịp để ghi nhận,...

Đại đội trinh sát cơ giới nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu

Theo chủ trương xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, từng bước tiến lên hiện đại, Đại đội trinh sát cơ giới thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở sáp nhập Đại đội Thiết giáp và Đại đội Trinh sát từ tháng 2 năm 2024. Ngay sau khi được sắp xếp tổ chức lại, Đại hội Trinh sát cơ giới đã nhanh chóng kiện toàn, chú trọng nâng cao chất lượng...

Đài PT-TH Hà Giang đoạt 1 giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024

Sáng 18/12, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024. Đài PT-TH Hà Giang vinh dự được nhận 1 giải Khuyến khích thể loại phát thanh. Nhà báo Thảo Nguyên, Đài PT-TH Hà Giang (thứ 2 từ phải qua) nhận giải...

Trường THPT Lê Hồng Phong tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam

Ngày 16/12, Trường THPT Lê Hồng Phong, thành phố Hà Giang phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chương trình tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Quang cảnh buổi tuyên truyền   Tại chương trình, hơn 1200 học sinh và các thầy cô giáo trường THPT Lê Hồng Phong đã được theo dõi những tiết mục văn nghệ đặc sắc;...

Cục Du lịch quốc gia khảo sát du lịch cộng đồng thôn Khun, xã Bằng Lang (Quang Bình)

Nhằm quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang, kết nối với tỉnh Cao Bằng và các tỉnh phía Bắc. Chiều ngày 15/12, Cục Du lịch quốc gia đã có buổi khảo sát thực tế tại làng văn hóa lịch cộng đồng thôn Khun, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình. Đoàn đã đi thăm quan làng văn hóa du lịch cộng đồng Tại đây, đoàn đã đi thăm quan làng văn hóa du lịch cộng...

Yên Minh: Các trường học tăng cường phòng chống rét cho học sinh

Trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung và tại huyện Yên Minh nhiệt độ thời tiết xuống thấp, có những nơi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, nhiều nơi xảy ra rét đậm, rét hại vì vậy việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn và phòng chống rét cho học sinh được các nhà trường trên địa bàn huyện đặc biệt quan tâm. Qua đó đảm bảo sức khỏe...

Tin nổi bật

Tin mới nhất