Powered by Techcity

Để “sao” OCOP sáng hơn

15:13, 03/01/2024

BHG – Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều góc khuất cần “bù sáng” để “sao” OCOP sáng hơn.

Hiện nay, toàn tỉnh có 157 sản phẩm được chứng nhận đạt sao OCOP. Trong đó, có 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia, 3 sản phẩm 4 sao và 152 sản phẩm 3 sao. Đặc biệt, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp 25 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu dùng chung. Trong đó, 8 sản phẩm đặc sản của địa phương được đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) gồm: Mật ong Bạc hà, chè Shan tuyết, thịt bò Vàng, cam Sành, gạo tẻ Già Dui, Hồng không hạt, cá Bỗng, Thảo quả. Các sản phẩm này đã được xây dựng bộ công cụ, phương tiện phục vụ công tác quản lý, khai thác và xúc tiến thương mại sản phẩm mang nhãn hiệu. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn: Chương trình OCOP đã tạo nên những tín hiệu tích cực, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn. Từ đó, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra những sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới (NTM).





Các sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
Các sản phẩm OCOP được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Thực tế cho thấy, sao OCOP không chỉ là đại lượng thể hiện chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường mà còn là tiềm năng phát triển sản phẩm theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, năm 2023, bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thay đổi, có tiêu chí bắt buộc, khắt khe hơn ở từng cấp độ sao với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm tham gia chương trình OCOP, định hướng sản phẩm đến thị trường nước ngoài. Bởi vậy, chủ thể sản xuất khó đáp ứng được các điều kiện của sản phẩm 4, 5 sao do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Trong tổng số 73 sản phẩm được chứng nhận đạt sao OCOP năm 2023 chỉ có duy nhất 1 sản phẩm đạt 4 sao do cấp tỉnh công nhận, 72 sản phẩm còn lại đạt 3 sao do cấp huyện công nhận và không có sản phẩm đánh giá lại được nâng hạng sao.

Ngoài ra, việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ bao gồm logo, tên nhãn hiệu hàng hóa dùng chung còn nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý từ khâu lập hồ sơ đăng ký, như: Chưa quy định rõ về tỉ lệ, kích thước, tỉ lệ logo kèm theo chữ, hình ảnh dùng chung trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa làm cho người tiêu dùng khó nhận diện thương hiệu. Mặt khác, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương còn tình trạng sử dụng nhiều nhãn hiệu thông thường mang tên riêng và địa danh khác nhau cho cùng một sản phẩm đặc trưng. Trong đó, có sản phẩm được cấp quyền sử dụng logo CDĐL nhưng logo này được sử dụng đồng thời với nhãn hiệu thông thường làm cho người tiêu dùng khó phân biệt sản phẩm được bảo hộ CDĐL; có sản phẩm sử dụng nhãn hiệu thông thường, mặc dù cũng là sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh nhưng không thuộc phạm vi bảo hộ CDĐL hoặc thuộc phạm vi nhưng không đủ điều kiện để cấp quyền sử dụng CDĐL. Thực tế này khiến công tác quản lý và phát triển thương hiệu dùng chung thiếu thống nhất.





Đại diện Công ty TNHH Thành Sơn giới thiệu sản phẩm trà đạt tiêu chuẩn OCOP cho cán bộ Trung tâm Khuyến công xúc tiến Công thương Hà Giang.
Đại diện Công ty TNHH Thành Sơn giới thiệu sản phẩm trà đạt tiêu chuẩn OCOP cho cán bộ Trung tâm Khuyến công xúc tiến Công thương Hà Giang.

Hiện nay, toàn tỉnh có 117.881 hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản trên sàn thương mại điện tử (TMĐT); 100% sản phẩm OCOP đăng tải trên sàn TMĐT. Tuy nhiên, hoạt động quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm này còn hạn chế. Số lượng sản phẩm được đăng tải và tài khoản mở trên các sàn TMĐT nhiều nhưng phát sinh giao dịch và giá trị giao dịch còn khiêm tốn, mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, quảng bá. Bên cạnh đó, nguồn vốn của đại đa số các cơ sở sản xuất công nghiệp là vốn tự có nên việc mở rộng sản xuất, nâng cấp máy móc thiết bị, phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn…

Xác định OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025 đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Do đó, tỉnh ta đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để nâng hạng sao OCOP như: Tập trung phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững. Vận động chủ thể sản phẩm OCOP nâng cấp thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại để tập trung nâng cao chất lượng, thứ hạng sao cho những sản phẩm mới và sản phẩm đã được cấp giấy nhận đạt sao OCOP trước đó. Đồng thời, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, đặc biệt là cấp xã trong triển khai chương trình OCOP. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, ban hành cơ chế, chính sách thực hiện, định hướng phát triển sản phẩm đặc sản địa phương, tạo các vùng nguyên liệu để sản xuất hàng hóa, phát triển du lịch, dịch vụ; tăng cường quản lý, giám sát tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm; hỗ trợ tín dụng, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP. Còn Nhân dân đóng vai trò chính khi tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Với quyết tâm chính trị trên, tỉnh ta phấn đấu đến năm 2025 có thêm 100 sản phẩm OCOP. Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ; trong đó, có ít nhất 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 20% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chương trình OCOP; 10% làng nghề có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của địa phương.

Bài, ảnh: Thu Phương



Nguồn

Cùng chủ đề

Tưng bừng Hội Xuân Ất Tỵ 2025 tại Trường THPT Chuyên Hà Giang

Hòa chung không khí vui tươi chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; sáng ngày 12/1, Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang tổ chức Hội xuân với chủ đề “Xuân yêu thương”. Đây là hoạt động và là sân chơi bổ ích, ý nghĩa cho học sinh toàn trường. Quang cảnh hội Xuân   Tham gia Hội xuân Ất Tỵ 2025 có 31 gian hàng đến từ 31 lớp. Mỗi gian hàng được trang trí đẹp mắt theo phong cách...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà thăm Công ty Chè cổ thụ Việt Nam

Chiều ngày 11/1, đồng chí Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế quy trình sản xuất, chế biến các sản phẩm chè Phổ nhĩ tại Công ty Chè cổ thụ Việt Nam, thuộc Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà đánh giá cao về quy trình sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu, mở...

Phiên họp thứ hai, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

19:40, 12/01/2025 BHG - Chiều 12.1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì Phiên họp thứ hai. Phiên họp được kết nối trực tuyến đến trên 8.600 điểm cầu cấp tỉnh, huyện, xã trong cả nước. Dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư...

Những kết quả nổi bật và kỳ vọng giải ngân các nguồn vốn đầu tư

19:54, 12/01/2025 BHG - Năm 2024, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự phối kết hợp giữa các sở, ngành, địa phương, nhiệm vụ giải ngân các nguồn vốn của tỉnh đã đạt được những kết quả nổi bật, rõ nét và cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, quá trình này cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là do thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ và thiếu nguồn...

Hành trình “Đưa Quốc kỳ về Thanh Thuỷ – Hát cho đồng đội tôi nghe”

Những lá cờ Tổ quốc luôn là biểu tượng thiêng liêng khẳng định chủ quyền và niềm tự hào dân tộc. Ngày 11/1, nhóm Quốc Kỳ - một tổ chức của các cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên và những người bạn đã có một hành trình ý nghĩa mang tên “đưa Quốc kỳ về Thanh Thủy - hát cho đồng đội tôi nghe”. Đền thờ anh hùng Liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên Dù mỗi năm có nhiều...

Cùng tác giả

Tưng bừng Hội Xuân Ất Tỵ 2025 tại Trường THPT Chuyên Hà Giang

Hòa chung không khí vui tươi chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; sáng ngày 12/1, Trường THPT Chuyên tỉnh Hà Giang tổ chức Hội xuân với chủ đề “Xuân yêu thương”. Đây là hoạt động và là sân chơi bổ ích, ý nghĩa cho học sinh toàn trường. Quang cảnh hội Xuân   Tham gia Hội xuân Ất Tỵ 2025 có 31 gian hàng đến từ 31 lớp. Mỗi gian hàng được trang trí đẹp mắt theo phong cách...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà thăm Công ty Chè cổ thụ Việt Nam

Chiều ngày 11/1, đồng chí Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế quy trình sản xuất, chế biến các sản phẩm chè Phổ nhĩ tại Công ty Chè cổ thụ Việt Nam, thuộc Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Ngọc Hà đánh giá cao về quy trình sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu, mở...

Phiên họp thứ hai, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

19:40, 12/01/2025 BHG - Chiều 12.1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì Phiên họp thứ hai. Phiên họp được kết nối trực tuyến đến trên 8.600 điểm cầu cấp tỉnh, huyện, xã trong cả nước. Dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư...

Những kết quả nổi bật và kỳ vọng giải ngân các nguồn vốn đầu tư

19:54, 12/01/2025 BHG - Năm 2024, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự phối kết hợp giữa các sở, ngành, địa phương, nhiệm vụ giải ngân các nguồn vốn của tỉnh đã đạt được những kết quả nổi bật, rõ nét và cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, quá trình này cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là do thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ và thiếu nguồn...

Hành trình “Đưa Quốc kỳ về Thanh Thuỷ – Hát cho đồng đội tôi nghe”

Những lá cờ Tổ quốc luôn là biểu tượng thiêng liêng khẳng định chủ quyền và niềm tự hào dân tộc. Ngày 11/1, nhóm Quốc Kỳ - một tổ chức của các cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên và những người bạn đã có một hành trình ý nghĩa mang tên “đưa Quốc kỳ về Thanh Thủy - hát cho đồng đội tôi nghe”. Đền thờ anh hùng Liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên Dù mỗi năm có nhiều...

Cùng chuyên mục

Những kết quả nổi bật và kỳ vọng giải ngân các nguồn vốn đầu tư

19:54, 12/01/2025 BHG - Năm 2024, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự phối kết hợp giữa các sở, ngành, địa phương, nhiệm vụ giải ngân các nguồn vốn của tỉnh đã đạt được những kết quả nổi bật, rõ nét và cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, quá trình này cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là do thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ và thiếu nguồn...

Đồng bộ giải pháp tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới

12:56, 12/01/2025 BHG - Với việc lấy Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) làm gốc, lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác để hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí NTM và đồng bộ công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện đang giúp tỉnh “gỡ khó” nhiều tiêu chí khó. Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong số 5/36 chỉ tiêu không đạt kế hoạch năm...

Người dân Đạo Đức tập trung chăm sóc hoa phục vụ Tết

16:05, 08/01/2025 BHG - Chỉ còn gần 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán 2025, những ngày này, nông dân trồng hoa của xã Đạo Đức (Vị Xuyên) đang tập trung chăm sóc, bón phân, tỉa cành để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng hoa phục vụ thị trường. Gia đình cô Nguyễn Thị Châm, thôn Độc Lập có kinh nghiệm trồng và bán hoa hơn 24 năm, với diện tích đất nông nghiệp quanh nhà trên 6.000 m2,...

Họp báo công bố số liệu thống kê KT-XH năm 2024

19:25, 06/01/2025 BHG - Chiều 6.1, Cục Thống kê tỉnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê KT-XH năm 2024. Đồng chí Trần Vĩnh Nội, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh chủ trì họp báo. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh. Toàn cảnh buổi họp báo. Năm 2024, cấp ủy Đảng, chính quyền đã chủ động triển khai kịp thời nhiều giải pháp tháo gỡ khó...

Thành phố Hà Giang thực hiện năm “nước rút” ngay từ những ngày đầu năm

14:44, 06/01/2025 BHG - Năm 2024 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Giang nhiệm kỳ 2020-2025; đã vượt qua nhiều thử thách và đạt được những kết quả nổi bật trong nhiều lĩnh vực, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững những năm tiếp theo. Năm 2024, kinh tế của thành phố tiếp tục duy trì đà tăng...

Gắn chuyên đề trọng điểm, nâng tầm Nông thôn mới

17:42, 05/01/2025 BHG - Năm 2024, tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM). Qua đó, từng bước nâng cao đời sống người dân và thay đổi diện mạo vùng nông thôn. Với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân, chương trình đã tạo nên những chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Nổi bật trong năm...

Hoàng Su Phì đẩy mạnh phát triển cây mận Máu bản địa

16:08, 31/12/2024 BHG - Mận Máu là sản phẩm nổi tiếng của huyện Hoàng Su Phì, chỉ đứng sau cây chè Shan tuyết, là cây trồng thế mạnh của các xã phía Bắc của huyện. Với giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây, cây mận Máu đã trở thành nguồn thu nhập chính, góp phần giảm nghèo cho nhiều gia đình trên địa bàn huyện. Mận Máu Hoàng Su Phì với sắc đỏ thẫm tự nhiên, thịt quả...

Từ bảo tồn giống bản địa đến xây dựng chuỗi giá trị bền vững

10:29, 30/12/2024 BHG - Ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh, các chương trình chuyển giao KHKT đang mang lại nhiều kết quả nổi bật, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững theo chuỗi giá trị...

Đồng hành cùng tiểu thương kinh doanh bền vững

16:51, 29/12/2024 BHG - Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm sôi động nhất đối với các tiểu thương kinh doanh buôn bán và cung cấp dịch vụ. Nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, quà tặng và đồ trang trí. Các tiểu thương không chỉ tất bật chuẩn bị hàng hóa mà còn phải đối mặt với áp lực về vốn và...

Hội Cựu chiến binh tích cực tham gia phát triển kinh tế

16:10, 27/12/2024 BHG - Sau những năm tháng phục vụ trong quân ngũ, giờ đây các cựu chiến binh (CCB) trở về cuộc sống thường nhật, với tinh thần không ngừng nỗ lực, những người lính ấy vẫn tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong ở một trận tuyến mới mang tên “Phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo”. Là người lính bộ đội cụ Hồ, Hội CCB tỉnh luôn nỗ lực không ngừng trong việc học...

Tin nổi bật

Tin mới nhất