Powered by Techcity

Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ ‘Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố’

TPO – Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, bảo tàng Hà Nội phối hợp với Hội Cổ vật Thăng Long – Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố”, giới thiệu hơn 500 cổ vật độc đáo.

Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 1

Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Hội Cổ vật Thăng Long – Hà Nội khai mạc triển lãm chuyên đề “Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố”. Sự kiện trưng bày hơn 500 cổ vật quý giá từ các hội viên và nhà sưu tập trên địa bàn thành phố, với mục tiêu lan tỏa tình yêu đối với gốm sứ Việt cổ và tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử của cổ vật dân tộc.

Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 2
Những cổ vật trưng bày tại triển lãm có niên đại từ nhiều thời kỳ khác nhau, trải dài từ các triều đại phong kiến Việt Nam như Lý, Trần, Lê đến Nguyễn. Mỗi cổ vật không chỉ phản ánh nét đẹp văn hóa mà còn là minh chứng cho sự phát triển của kỹ thuật chế tác và nghệ thuật qua từng giai đoạn lịch sử.
Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 3

Một trong những hiện vật nổi bật nhất tại triển lãm lần này là tượng con giống từ thế kỷ XI – tượng con chim. Hiện vật này không chỉ mang tính biểu tượng mà còn là một tác phẩm độc bản. Phần đầu của con chim có mỏ vịt, ngậm cuống sen, thân đứng trên đài sen kép, đuôi chim uốn lượn theo hình sóng, trang trí bằng họa tiết lá đề. Đây là biểu tượng tiêu biểu của Phật giáo từ thế kỷ XI đến XIII.

Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 4Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 5
Trống đồng, có niên đại từ thế kỷ I-III Trước Công nguyên, là hiện vật tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn. Phần trung tâm của mặt trống được trang trí hình mặt trời với 18 tia tỏa ra xung quanh, tượng trưng cho sự sống và sức mạnh.
Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 6

Xung quanh mặt trống được chạm khắc tinh xảo với 4 khối tượng người, cùng các họa tiết hoa tròn đúc nối đồng tâm, phản ánh nghệ thuật chế tác đồng đỉnh cao của người Việt cổ, cũng như những giá trị tâm linh và văn hóa đặc sắc của thời kỳ này.

Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 7Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 8
Ngoài ra, trưng bày đồ đồng Đông Sơn – niên đại từ thế kỷ V trước công nguyên đến đầu thế kỷ I-III sau công nguyên còn giới thiệu các hiện vật phong phú như trống, thạp, dao, rìu, tượng người, tượng con vật… Các hiện vật này được phát hiện và sưu tầm chủ yếu từ các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ và dọc theo các con sông lớn như sông Hồng (Hà Nội), sông Mã (Thanh Hóa), sông Cả (Nghệ An).
Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 9

Nhóm hiện vật đồ gốm – niên đại từ thế kỉ XI-XVII bao gồm các loại: thạp, chum, con giống, ấm, bình vôi, bát, đĩa… được phát hiện và sưu tầm ở các tỉnh thành phía bắc Việt Nam như Hải Dương, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An…

Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 10

Đặc sắc về hiện vật gốm có thể kể đến chiếc ấm gốm đầu rồng, đuôi rồng có niên đại từ thế kỷ XIV-XV là một hiện vật đặc sắc, biểu tượng cho quyền lực và sức mạnh. Cả phần đầu và đuôi ấm đều được tạo hình rồng uốn lượn tinh xảo, minh chứng cho trình độ chế tác gốm cao cấp và sự phát triển rực rỡ của nghệ thuật gốm thời kỳ này.

Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 11
Chiếc “đĩa đèn” bằng gốm có niên đại từ thế kỷ 13-15, thuộc thời kỳ Lý – Trần, được sử dụng trong các nghi lễ đốt trầm, với một bức tượng nhỏ được đặt ở giữa.
Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 12
Đây là chiếc chuyên rượu bằng gốm, có niên đại từ thế kỷ XI-XIII, được phủ men trắng và trang trí bằng các họa tiết nâu đặc trưng của thời kỳ Lý – Trần. Chiếc chuyên rượu này nổi bật với phần đầu người được đắp nổi ở phía trước. Trong giai đoạn này, các sản phẩm gốm men trắng vẽ nâu không chỉ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày mà còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa, được sử dụng trong các nghi lễ.
Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 13
Tiếp theo là Đồ sứ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là đồ sứ ký kiểu của vua chúa Việt Nam trong thế kỷ XVIII-XIX, được đặt làm tại Trung Hoa. Các sản phẩm này bao gồm nhiều loại như ấm, chén, đĩa, bát, và nậm rượu, được chế tác tinh xảo và mang đậm dấu ấn văn hóa vương triều. (Trong ảnh là bộ bát sứ men trắng vẽ lam thế kỷ XVIII).
Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 14Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 15Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 16

Ngoài ra, các hiện vật đồ sứ Trung Hoa từ thế kỷ XVIII-XIX, bao gồm chum, chóe, chậu hoa, và ống bút… cũng đã được sưu tầm từ nhiều tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam ngày nay như Hà Nội, Nam Định, Huế và thành phố Hồ Chí Minh.

Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 17
Nhóm hiện vật chất liệu gỗ sơn son thếp vàng và đồ thờ cúng gồm sập thờ, khám, hoành phi, câu đối và tượng… có niên đại từ thế kỷ XVII-XIX, được sưu tầm tại các tỉnh thành phố phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định…
Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 18Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 19

Đầu rồng đất nung, men lục, dùng trong trang trí kiến trúc – Niên đại thế kỷ XIII-XIV

Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 20

Tượng Quan Âm Chuẩn Đề sơn son thếp Vàng có niên đại thế kỷ XVII-XVIII.

Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 21

Quan âm toạ sơn có niên đại thế kỷ XIX.

Chiêm ngưỡng hơn 500 cổ vật hiếm qua các thời kỳ 'Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố' ảnh 22

Chuyên đề Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội và kéo dài đến hết ngày 30/10.

Đức Nguyễn

Nguồn: https://tienphong.vn/chiem-nguong-hon-500-co-vat-hiem-qua-cac-thoi-ky-van-minh-song-hong-den-ha-noi-pho-post1680486.tpo

Cùng chủ đề

Hội nghị triển khai thi hành các luật: Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản

13:17, 09/10/2024 BHG - Chính phủ vừa tổ chức hội nghị trực tuyến tới các tỉnh, thành phố về triển khai thi hành các Luật: Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư. Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh Dự tại điểm cầu tỉnh có các đồng chí: Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó...

Toạ đàm “Văn hoá, sức mạnh nội sinh gắn với phát triển du lịch bền vững”

13:11, 09/10/2024 BHG - Chiều 8.10, tại huyện Quản Bạ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức toạ đàm “Văn hoá, sức mạnh nội sinh gắn với phát triển du lịch bền vững”. Tham dự toạ đàm có lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du Lịch tỉnh; Hiệp hội Du lịch Hà Giang; đại diện 50 doanh nghiệp của Hội Lữ hành G7… Toàn cảnh buổi tọa đàm Tại...

Vẻ đẹp yên bình ở “Khuổi My”

CGTĐT - Thôn Khuổi My xã Phương Độ nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 12 km, trên sườn dãy Tây Côn Linh. Nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển, thôn Khuổi My được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều phong cảnh đẹp và khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành. Trong những năm gần đây, với lợi thế sẵn có của...

Chở loa di động len lỏi lên nương để truyền thông đến đồng bào

Lời tòa soạn: Thông tin cơ sở là lực lượng truyền thông đặc biệt. Đây là hệ thống truyền thông tiếp cận trực tiếp đến người dân, góp phần lan tỏa năng lượng tích cực, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội và sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên. VietNamNet xin gửi tới độc giả tuyến bài viết về công việc của những người làm công tác thông tin cơ sở.  Bài 1: Phút...

Ngôi làng Thèn Pả như cổ tích dưới chân cột cờ ở Hà Giang

Chưa phát triển du lịch quá nhiều, làng Thèn Pả (Hà Giang) giữ nguyên nhiều nét văn hóa, truyền thống độc đáo. Thôn Thèn Pả thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm ngay dưới chân núi Rồng, nơi đặt cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Việt Nam, Thèn Pả không chỉ giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của người H’Mông mà còn có cảnh vật vừa thơ mộng, vừa...

Cùng tác giả

Hội nghị triển khai thi hành các luật: Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản

13:17, 09/10/2024 BHG - Chính phủ vừa tổ chức hội nghị trực tuyến tới các tỉnh, thành phố về triển khai thi hành các Luật: Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư. Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh Dự tại điểm cầu tỉnh có các đồng chí: Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó...

Toạ đàm “Văn hoá, sức mạnh nội sinh gắn với phát triển du lịch bền vững”

13:11, 09/10/2024 BHG - Chiều 8.10, tại huyện Quản Bạ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức toạ đàm “Văn hoá, sức mạnh nội sinh gắn với phát triển du lịch bền vững”. Tham dự toạ đàm có lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du Lịch tỉnh; Hiệp hội Du lịch Hà Giang; đại diện 50 doanh nghiệp của Hội Lữ hành G7… Toàn cảnh buổi tọa đàm Tại...

Vẻ đẹp yên bình ở “Khuổi My”

CGTĐT - Thôn Khuổi My xã Phương Độ nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 12 km, trên sườn dãy Tây Côn Linh. Nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển, thôn Khuổi My được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều phong cảnh đẹp và khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành. Trong những năm gần đây, với lợi thế sẵn có của...

Chở loa di động len lỏi lên nương để truyền thông đến đồng bào

Lời tòa soạn: Thông tin cơ sở là lực lượng truyền thông đặc biệt. Đây là hệ thống truyền thông tiếp cận trực tiếp đến người dân, góp phần lan tỏa năng lượng tích cực, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội và sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên. VietNamNet xin gửi tới độc giả tuyến bài viết về công việc của những người làm công tác thông tin cơ sở.  Bài 1: Phút...

Đề phòng sốc phản vệ ở trẻ em

Sốc phản vệ ở trẻ em là một tình trạng y tế khẩn cấp có thể gây tử vong, cần phải được cấp cứu và điều trị kịp thời. Thời gian qua, Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận không ít trường hợp trẻ em nhập viện trong tình trạng bị phản vệ, đe dọa tính mạng. Trường hợp bệnh nhân L.A.H. (sinh năm 2017, Hà Giang) được 1 bệnh viện tư nhân chuyển đến trong tình...

Cùng chuyên mục

Hội nghị triển khai thi hành các luật: Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản

13:17, 09/10/2024 BHG - Chính phủ vừa tổ chức hội nghị trực tuyến tới các tỉnh, thành phố về triển khai thi hành các Luật: Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị. Tham dự có lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư. Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh Dự tại điểm cầu tỉnh có các đồng chí: Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó...

Chở loa di động len lỏi lên nương để truyền thông đến đồng bào

Lời tòa soạn: Thông tin cơ sở là lực lượng truyền thông đặc biệt. Đây là hệ thống truyền thông tiếp cận trực tiếp đến người dân, góp phần lan tỏa năng lượng tích cực, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội và sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên. VietNamNet xin gửi tới độc giả tuyến bài viết về công việc của những người làm công tác thông tin cơ sở.  Bài 1: Phút...

Đề phòng sốc phản vệ ở trẻ em

Sốc phản vệ ở trẻ em là một tình trạng y tế khẩn cấp có thể gây tử vong, cần phải được cấp cứu và điều trị kịp thời. Thời gian qua, Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận không ít trường hợp trẻ em nhập viện trong tình trạng bị phản vệ, đe dọa tính mạng. Trường hợp bệnh nhân L.A.H. (sinh năm 2017, Hà Giang) được 1 bệnh viện tư nhân chuyển đến trong tình...

Hà Giang tổ chức Ngày hội truyền thông năm 2024

Ngày hội truyền thông là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của tỉnh Hà Giang hưởng ứng Ngày chuyển đổi số Quốc gia 10/10; đồng thời, nhằm truyền tải sinh động những nội dung thực tiễn về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số thông qua hai phiên tọa đàm về: Dấu ấn nổi bật về chuyển đổi số và cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Hà Giang năm 2024;...

Ngày hội Truyền thông lan tỏa tinh thần chuyển đổi số Hà Giang

19:54, 08/10/2024 BHG - Chiều 8.10, tỉnh Hà Giang tổ chức Tọa đàm báo chí, truyền thông thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), lan tỏa hình ảnh Hà Giang. Dự hội nghị có các đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, CĐS và Đề án 06 tỉnh; Trần Minh Tân, Phó...

Hội nghị tiếp xúc cử tri giữa Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh với công nhân, lao động huyện Mèo Vạc

18:33, 08/10/2024 BHG - Chiều 8.10, Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang có buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với công nhân, người lao động trên địa bàn huyện Mèo Vạc. Tham dự có các ĐBQH: Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh; Hoàng Ngọc Định, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP...

Họp Ban Giám khảo vòng sơ khảo Giải Búa liềm vàng tỉnh Hà Giang

Chiều ngày 7/10, Ban Giám khảo vòng sơ khảo giải báo chí về xây dựng Đảng, giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ 3, năm 2024 đã tiến hành họp thống nhất một số nội dung liên quan đến giải. Toàn cảnh cuộc họp Đến nay, Ban Tổ chức giải báo chí về xây dựng Đảng, giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ 3, năm 2024 đã nhận được 224 tác...

Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang giám sát tại huyện Mèo Vạc

13:08, 08/10/2024 BHG - Sáng 8.10, tại huyện Mèo Vạc, Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang do đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh làm trưởng đoàn có buổi giám sát đối với UBND huyện Mèo Vạc về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm giai đoạn 2021 – 2024; đồng thời...

Hội nghị giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Hà Giang năm 2024

13:05, 08/10/2024 BHG - Sáng 8.10, tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số năm 2024. Dự hội nghị có các đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Minh Tân, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Trung Nghĩa, Hiệu trưởng...

Họp Ban giám khảo vòng sơ khảo Giải báo chí về xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh lần thứ III, năm 2024

17:39, 07/10/2024 BHG - Chiều 7.10, Ban giám khảo vòng sơ khảo Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ III, năm 2024 tổ chức họp hướng dẫn chấm các tác phẩm tham dự giải. Đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban giám khảo vòng sơ khảo Giải báo chí về xây dựng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất