Powered by Techcity

Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Dù đã được cảnh báo nhiều, nhưng mới đây, tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô lại tiếp nhận điều trị các ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Nhiễm liên cầu khuẩn lợn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Phần lớn, các ca nhiễm bệnh đều liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các thức ăn được chế biến từ thịt lợn chưa được nấu chín.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận 1 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 8 ca mắc liên cầu khuẩn lợn, trong đó 1 ca tử vong. Ca bệnh vừa được ghi nhận là nam bệnh nhân (34 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm).

Ảnh minh họa.

Bệnh nhân này khởi phát bệnh vào ngày 29-8 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, rối loạn ý thức, lơ mơ, tiểu không tự chủ. Sau đó, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Kết quả xét nghiệm dịch não tủy ngày 5/9 của bệnh nhân cho thấy, dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định.

Không may mắn như trường hợp trên, sau khi ăn tiết canh để lấy may, nam bệnh nhân (27 tuổi, ở tỉnh Bắc Ninh) xuất hiện biểu hiện mệt mỏi, đau người, sốt rét run. Sáng hôm sau, người nhà phát hiện bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, tím tái toàn thân.

Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản thở máy và chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Tại đây, bệnh nhân xuất hiện ban xuất huyết hoại tử rải rác toàn thân, tập trung nhiều vùng mặt, đầu chi. Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán cho thấy, nam bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết – viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn. Tại bệnh viện, bệnh nhân được điều trị biến chứng suy đa tạng, rối loạn đông máu nặng, được lọc máu liên tục, truyền các chế phẩm của máu…

Bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây ra. Đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong.

Điều đáng nói là người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh.

Bác sỹ Phan Văn Mạnh, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết thêm, bệnh liên cầu lợn thông thường sẽ gây ra 2 bệnh cảnh chính là nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào khỏe mạnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, bệnh có thể hay gặp hơn trên nền bệnh nhân lạm dụng rượu. Riêng với những bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiều bệnh lý nền, tuổi cao thì bệnh càng diễn biến nặng.

Vì vậy, theo khuyến cáo của bác sỹ, để phòng nguy cơ nhiễm bệnh, người dân cần chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, rõ nguồn gốc, tránh mua thịt có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Mặt khác, không giết mổ, ăn thịt lợn bị ốm, không rõ nguồn gốc.

Vi khuẩn liên cầu lợn có thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm nấu chín kỹ. Do đó, người dân nên tuân thủ ăn chín uống sôi, không ăn thịt lợn chết, không ăn các món tái, sống, đặc biệt là tiết canh lợn và các loại tiết canh dê, ngan, vịt. Khi có các triệu chứng của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

Còn theo CDC Hà Nội, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai.

Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ. Thậm chí, có trường hợp mắc ngay từ đầu đã nặng. Vì vậy, khi ăn các món ăn được chế biến từ thịt lợn chưa nấu chín, như tiết canh, nem chua… dễ có nguy cơ mắc bệnh.

Ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến cho người giết mổ bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, vết trầy xước trên da. Hiện, bệnh chưa có vắc xin phòng. Do đó, tuân thủ ăn chín, uống sôi và các quy định bảo đảm an toàn khi giết mổ là vô cùng quan trọng.

Bộ Y tế khuyến cáo ăn chín, uống sôi để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm

Từ đầu năm 2024 tới nay, cả nước ghi nhận rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra với quy mô lớn. Điển hình như 153 người ở Sóc Trăng ngộ độc sau khi ăn bánh mì, patê, chả giò vào tháng 3. Các cơ quan chức năng xác định nguyên do nhiễm Salmonella trong thịt nguội ăn kèm bánh mì.

Cũng trong tháng 3 năm nay, 368 người phải nhập viện sau khi ăn cơm gà tại một quán ăn ở Nha Trang, Khánh Hòa. Các chuyên gia đã xác định nguyên nhân gây ngộ độc là vi khuẩn Salmonella trong thịt gà.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5, hơn 550 người ở Long Khánh, Đồng Nai phải nhập viện sau khi ăn bánh mì tại 1 cơ sở kinh doanh không giấy phép trên địa bàn. Nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn Salmonella và một số vi khuẩn khác trong thịt lợn và pate ăn kèm bánh mì.

Đến tháng 5/2024, 438 công nhân tại Vĩnh Phúc phải cấp cứu sau bữa ăn tại bếp ăn tập thể của công ty. Nguyên nhân ngộ độc được xác định do loại vi khuẩn hiếu khí rất khó gặp, nghi có trong món canh chua.

Tháng 8/2024, 150 công nhân tại Cụm công nghiệp Hoàng Xá, Phú Thọ đã phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do chất histamin với hàm lượng cao (3.806 mg/kg) có trong món cá kho trong bữa ăn.

Qua những vụ ngộ độc thực phẩm trên, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng, những vụ việc trên xảy ra đều do vi sinh vật, gây ngộ độc cấp tính, tỷ lệ tử vong thấp hơn ngộ độc hóa chất, độc chất. Nếu nguyên nhân từ hóa chất thì tỷ lệ tử vong sẽ tăng hơn rất nhiều.

Các vụ ngộ độc đều xảy ra với quy mô hàng trăm người có xu hướng tăng, bác sỹ Nguyên cho biết do 2 yếu tố.

Thứ nhất, yếu tố khách quan là thời tiết, khí hậu nước ta nóng khiến vi khuẩn, vi trùng sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, Việt Nam trong xu hướng phát triển mở cửa, người dân chuyển dịch bữa ăn từ gia đình ra ngoài cộng đồng như ăn sáng ở quán, bữa ăn bán trú, bếp ăn tập thể.

Thứ hai, yếu tố chủ quan là trách nhiệm của cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý.

Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện nay, theo Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15 của Chính phủ có 3 cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn thực phẩm gồm Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ông Tuyên cho rằng, để làm tốt công tác an toàn thực phẩm cần triển khai tốt Luật An toàn thực phẩm và đảm bảo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức từ các cấp ủy chính quyền về vai trò giám sát. Tuyên truyền cho người dân đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Thời gian qua, các vụ ngộ độc đều liên quan tới bếp ăn tập thể, thực phẩm đường phố vì vậy, các địa phương phải tăng cường kiểm tra giám sát các khu vực này. Theo ông Tuyên, cần thanh tra, giám sát chặt chẽ trên địa bàn từ khâu nuôi trồng, thu hái, chế biến, sử dụng.

Khi có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, lĩnh vực như nuôi trồng do ngành nông nghiệp, lưu thông trên thị trường do ngành công thương, kiểm định trước khi sử dụng, cơ sở sản xuất và chế biến do cơ quan y tế, chắc chắn ngộ độc thực phẩm sẽ giảm.

Thứ trưởng Bộ Y tế còn nhấn mạnh mỗi người hãy thực hiện ăn chín uống sôi, không mua thực phẩm chưa rõ nguồn gốc, không sử dụng thức ăn đường phố chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, 6 tháng năm 2024, cả nước ghi nhận 55 vụ ngộ độc thực phẩm, 6 người tử vong, 2.397 người phải nhập viện.

Nguyên nhân xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở 1 trong nhiều khâu, từ lựa chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản, bày bán thực phẩm tới tay người tiêu dùng.

Mắc hội chứng fournier do tự đắp thuốc lá chữa bệnh

Tự ý đắp thuốc lá chữa bệnh, bệnh nhân G.X.S, nam 59 tuổi, dân tộc Mông, sinh sống tại Hà Giang, đã trải qua những biến chứng nghiêm trọng của hội chứng Fournier (hoại tử vùng sinh dục và hậu môn).

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết trước khi nhập viện 13 ngày, ông đã có triệu chứng sưng nóng, đỏ đau ở vùng bìu. Tin tưởng vào các phương pháp điều trị truyền thống, bệnh nhân đã tìm đến thầy lang trong khu vực để thăm khám và đắp thuốc lá tại nhà.

Tuy nhiên, sau khi áp dụng phương pháp này, tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân hoại tử toàn bộ vùng da bìu tầng sinh môn lan lên thành bụng

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng: sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử bốc mùi thối, nhiều mủ và giả mạc và rất đau đớn. Sau 2 ngày điều trị tại cơ sở y tế ban đầu nhưng không có cải thiện, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân lập tức được chỉ định nhập viện tại khoa Hồi sức tích cực. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng fournier, theo dõi nhiễm khuẩn huyết với biểu hiện rõ rệt: vùng bìu tầng sinh môn hoại tử nhiều mủ và lan lên cả thành bụng. Hội chứng này là một tình trạng hoại tử mô mềm vùng sinh dục và hậu môn, một biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Thạc sỹ, bác sỹ Hà Việt Huy, Khoa Hồi sức tích cực, cho biết, vùng sinh dục và hậu môn là khu vực có rất ít mạch máu nuôi dưỡng, vì vậy, điều trị nội khoa thường không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp này, chỉ có phẫu thuật ngoại khoa mới có thể cứu sống bệnh nhân.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Ngoại Tổng hợp – Tiết niệu và Nam học để thực hiện phẫu thuật. Theo BSCKII Trần Thượng Việt – Trưởng Khoa, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, các bác sỹ đã cắt lọc toàn bộ vùng bìu, tầng sinh môn bị hoại tử và phần thành bụng hoại tử. Tuy nhiên, tình trạng hoại tử vẫn có thể tiếp tục tiến triển và có khả năng bệnh nhân sẽ phải trải qua thêm một đến vài lần phẫu thuật nữa.

Sau phẫu thuật cắt lọc ổ hoại tử, bệnh nhân đã được chuyển lại khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục điều trị.

Theo bác sỹ Huy, hội chứng fournier thường gặp ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mất máu, sốc nhiễm khuẩn nguy cơ tử vong rất cao.

Trong trường hợp này, việc bệnh nhân tự ý điều trị bằng các loại thuốc lá không rõ thành phần đã tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng bệnh diễn tiến nhanh và phức tạp hơn.

Bác sỹ Huy cũng nhấn mạnh, nếu ngay từ đầu bệnh nhân được điều trị đúng cách và kịp thời, tình trạng hoại tử có thể đã không phát triển đến mức nghiêm trọng như vậy.

Hội chứng fournier, dù là bệnh hiếm gặp, nhưng vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh nhân và cộng đồng cần tránh việc tự ý điều trị bằng các phương pháp truyền miệng, đặc biệt là sử dụng thuốc lá hoặc các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc.

Khi có các triệu chứng bất thường như sưng, nóng, đỏ đau vùng sinh dục hoặc hậu môn, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-179-nhiem-lien-cau-khuan-do-thoi-quen-an-thuc-pham-tai-song-d225106.html

Cùng chủ đề

Khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ X

22:48, 09/11/2024 BHG - Tối 9.11, huyện Đồng Văn tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ X, năm 2024. Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy; Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh...

Đoàn ĐBQH khoá XV đơn vị tỉnh Hà Giang thảo luận tổ về dự án Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi)

19:22, 09/11/2024 BHG - Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8. Sáng 9.11, sau khi nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) và dự án Luật Nhà giáo. Thảo luận tại...

Đồng Văn: Thêm nhớ, thêm thương miền hoa thương nhớ

Như một lời hẹn ước, cứ vào dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 hàng năm, đông đảo du khách trong và ngoài nước lại tìm về với Cao nguyên đá Đồng Văn để được đắm mình trong sắc hoa Tam giác mạch và không gian văn hóa thấm đẫm bản sắc của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Và đặc biệt, dù có đến bao lần thì cảm xúc và tình yêu của mỗi người dành cho...

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024

Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là một trong những sự kiện văn hóa hấp dẫn của mảnh đất địa đầu Tổ quốc, là sự kiện thường niên được mong chờ mỗi dịp cuối thu đầu đông – thời điểm hoa tam giác mạch bung nở khoe sắc đẹp nhất trên cao nguyên đá Đồng Văn.  

Đồng Văn tổng duyệt chương trình Khai mạc Lễ hội Hoa tam giác mạc lần thứ X năm 2024

Tối 8/11, BTC Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X huyện Đồng Văn đã tổ chức buổi Tổng duyệt Chương trình khai mạc cho Lễ hội. Tại buổi tổng duyệt, các đơn vị, bộ phận đã tiến hành thực hiện tổng thể chương trình khai mạc   Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024 được tổ chức vào 20h ngày 9/11, tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, chương trình sẽ...

Cùng tác giả

Khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ X

22:48, 09/11/2024 BHG - Tối 9.11, huyện Đồng Văn tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ X, năm 2024. Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy; Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh...

Đoàn ĐBQH khoá XV đơn vị tỉnh Hà Giang thảo luận tổ về dự án Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi)

19:22, 09/11/2024 BHG - Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8. Sáng 9.11, sau khi nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) và dự án Luật Nhà giáo. Thảo luận tại...

Đồng Văn: Thêm nhớ, thêm thương miền hoa thương nhớ

Như một lời hẹn ước, cứ vào dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 hàng năm, đông đảo du khách trong và ngoài nước lại tìm về với Cao nguyên đá Đồng Văn để được đắm mình trong sắc hoa Tam giác mạch và không gian văn hóa thấm đẫm bản sắc của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Và đặc biệt, dù có đến bao lần thì cảm xúc và tình yêu của mỗi người dành cho...

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024

Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là một trong những sự kiện văn hóa hấp dẫn của mảnh đất địa đầu Tổ quốc, là sự kiện thường niên được mong chờ mỗi dịp cuối thu đầu đông – thời điểm hoa tam giác mạch bung nở khoe sắc đẹp nhất trên cao nguyên đá Đồng Văn.  

Đồng Văn tổng duyệt chương trình Khai mạc Lễ hội Hoa tam giác mạc lần thứ X năm 2024

Tối 8/11, BTC Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X huyện Đồng Văn đã tổ chức buổi Tổng duyệt Chương trình khai mạc cho Lễ hội. Tại buổi tổng duyệt, các đơn vị, bộ phận đã tiến hành thực hiện tổng thể chương trình khai mạc   Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024 được tổ chức vào 20h ngày 9/11, tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, chương trình sẽ...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ X

22:48, 09/11/2024 BHG - Tối 9.11, huyện Đồng Văn tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ X, năm 2024. Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy; Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh...

Đoàn ĐBQH khoá XV đơn vị tỉnh Hà Giang thảo luận tổ về dự án Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi)

19:22, 09/11/2024 BHG - Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8. Sáng 9.11, sau khi nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) và dự án Luật Nhà giáo. Thảo luận tại...

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024

Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là một trong những sự kiện văn hóa hấp dẫn của mảnh đất địa đầu Tổ quốc, là sự kiện thường niên được mong chờ mỗi dịp cuối thu đầu đông – thời điểm hoa tam giác mạch bung nở khoe sắc đẹp nhất trên cao nguyên đá Đồng Văn.  

Khai mạc giải Bóng bàn mở rộng tranh cúp Hoa Tam giác mạch -Agribank lần thứ V

12:45, 09/11/2024 BHG - Sáng 9.11, tại thành phố Hà Giang, Sở Văn hoá, TT&DL phối hợp với Liên đoàn Bóng bàn tỉnh khai mạc giải Bóng bàn “Hoa Tam giác mạch” tỉnh Hà Giang mở rộng tranh cúp Agribank lần thứ V năm 2024. Tới dự có đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Chủ tịch danh dự Liên đoàn Bóng bàn tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hoá, TT&DL;...

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Giới thiệu sự án khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa Sáng 9/11, rất đông các thí sinh trên cả nước của cuộc thi Khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững, quy tụ về TP.HCM để tranh tài ở vòng thi chung kết. Cuộc thi do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp phối hợp cùng các đơn vị tổ chức. Vòng chung kết cuộc thi năm...

Nhiều dự án của phụ nữ tranh tài tại cuộc thi khởi nghiệp xanh

Trong số 36 dự án tranh tài chung kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án Khởi nghiệp Xanh – Phát triển bền vững lần thứ 10 năm 2024 có nhiều dự án do phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một buổi họp Quốc hội Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án Theo chương trình kỳ họp, sáng nay (9-11), Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình bày tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Sau đó, chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội sẽ trình bày báo...

Đoàn ĐBQH Hà Giang thảo luận tại tổ về một số dự án luật và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc...

20:47, 08/11/2024 BHG - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 8.11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật Hóa chất (sửa đổi) và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Tham gia thảo luận, các ĐBQH khoá XV đơn vị tỉnh Hà Giang đã góp ý một số nội dung về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một...

Góp ý Dự thảo nghị định, quy định Luật đường bộ, Luật trật tự, ATGT đường bộ

Sáng ngày 8/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về rà soát, góp ý đối với các dự thảo nghị định, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Các đại biểu tham dự hội nghị tại...

Diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh năm 2024

Ngày 8/11, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của nhiều cơ quan, tổ chức địa phương và Công an các địa phương lân cận. Buổi diễn tập diễn ra tại Trạm Biến áp 220KV Bắc Quang tại thôn Tân An, xã Hùng An, huyện Bắc Quang. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý phát biểu tại buổi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất