Powered by Techcity

“Dạy thật, học thật, thi thật, chất lượng thật”

19:22, 25/08/2023

BHG – Toàn văn bài phát biểu của Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng tại Hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2023 – 2030.





Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị

Kính thưa các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh!

Kính thưa các đồng chí đại biểu, các thầy giáo, cô giáo!

Hôm nay, tỉnh ta tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2023 – 2030. Đây là hội nghị rất quan trọng đối với ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) của tỉnh, cũng như sự phát triển bền vững của tỉnh nhà trong những năm tới. Sau khi nghiên cứu Báo cáo thực trạng chất lượng công tác giáo dục giai đoạn 2020 – 2023; dự thảo Đề án nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2023 – 2030 và các ý kiến phát biểu tại hội nghị; tôi xin phát biểu với hội nghị 2 nội dung lớn, cụ thể là: Phân tích thêm về nguyên nhân chủ quan của yếu kém trong công tác giáo dục và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới.

I- NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN CỦA YẾU KÉM TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC:

Báo cáo thực trạng và đề án nâng cao chất lượng giáo dục đã nêu, tôi xin phân tích thêm 4 nhóm nguyên nhân chủ quan, đó là:

1- Các cấp ủy, chính quyền các cấp chưa thật sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên công tác đổi mới, căn bản toàn diện GD&ĐT, phó mặc cho ngành giáo dục tham mưu chỉ gần đến ngày khai giảng, sơ kết, tổng kết thì lúc đó mới có động tĩnh đến công tác GD&ĐT. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước từ cấp Sở đến các phòng GD&ĐT còn nhiều mặt hạn chế; chưa có chủ trương rõ ràng về kiểm soát, đánh giá chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông một cách thực chất từ Sở GD&ĐT đến phòng GD&ĐT và các trường học; hệ thống quản lý chưa tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục.

Chưa có giải pháp hiệu quả đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, từ đó sàng lọc những cán bộ quản lý, giáo viên không đủ năng lực để có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng và giải quyết chế độ, chính sách.

Chưa chủ động, tích cực trong công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về chủ trương, biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

2- Các cơ quan quản lý giáo dục chưa có các biện pháp đồng bộ để thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực chất: Việc giao chỉ tiêu chất lượng chưa gắn với chuẩn đầu ra của cấp học; chưa có các kỳ kiểm tra, đánh giá khách quan, khoa học, chất lượng về kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chung; chưa xác định kết quả nâng cao chất lượng giáo dục là tiêu chí trọng tâm để đánh giá nhà trường, hiệu trưởng và giáo viên.

3- Việc đánh giá chất lượng giáo dục ở nhiều trường chưa thực chất, còn nặng về thành tích do không có kỳ thi theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chung cuối kỳ, cuối năm, cuối cấp tiểu học, THCS; không thi tuyển sinh vào cấp THCS, THPT; Quy chế xét tốt nghiệp THCS chỉ tính điểm học bạ, Quy chế xét tốt nghiệp THPT tính cả điểm thi và điểm học bạ cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhiều nhà trường không thực chất. Việc giao chỉ tiêu chất lượng một cách hình thức theo tỷ lệ phần trăm nhưng không có cơ chế kiểm soát, đánh giá chất lượng một cách thực chất theo chuẩn kiến thức, kỹ năng dẫn đến tư tưởng và hành động chạy theo thành tích đã tồn tại trong một thời gian dài và khá phổ biến trong ngành giáo dục.

4- Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về ý thức, trách nhiệm của cá nhân đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực chất, còn chạy theo thành tích, không tận tâm với nghề, với học sinh, thụ động trong công việc, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ thấp.

Kỷ cương, nề nếp tại một số các trường mầm non, phổ thông chưa nghiêm; một bộ phận hiệu trưởng, cán bộ quản lý trường học chưa gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Năng lực của một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu.

II- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

Đề án nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2023-2030 đã tiếp thu kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Tôi xin phân tích làm rõ thêm 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp này.

Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp 1- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác giáo dục

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân, trong phụ huynh học sinh về vị trí, về chủ trương, quan điểm phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh chúng ta; có nhận thức đúng về vị trí của giáo dục, về công tác xã hội hóa giáo dục và trách nhiệm của toàn xã hội đồng hành với ngành giáo dục trong phát triển sự nghiệp GD&ĐT; có nhận thức đúng về phân luồng học sinh sau THCS, về việc học nghề sau THPT để lập thân, lập nghiệp.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng và nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong các cơ sở giáo dục. Gắn kết chặt chẽ giữa sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương với quản lý chuyên môn của ngành GD và ĐT đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn các huyện, thành phố. Thường xuyên thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; giáo dục lòng yêu nghề, mến trẻ; xây dựng đạo đức, lối sống gương mẫu của người thầy. Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh trong các trường học với nội dung cốt lõi là thi đua “học tập tốt, rèn luyện tốt ”.

Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp 2- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phát huy vai trò của hệ thống chính trị đối với công tác giáo dục

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, bản tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo để thật sự coi “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân để phát triển sự nghiệp giáo dục.

Xây dựng chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển giáo dục trong Nghị quyết của HĐND cấp huyện, cấp xã; hằng năm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương ủng hộ cho phát triển giáo dục, tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa ngoài ngân sách để xây dựng, sửa chữa trường, lớp học, bổ sung đồ dùng, trang thiết bị dạy học.

Gắn kết quả hoàn thành việc thực hiện các tiêu chí về giáo dục với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp.

Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp 3- Nghiên cứu ban hành chính sách và bổ sung nguồn lực tài chính

Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh đã ban hành thời gian qua đang có hiệu quả tốt. Nghiên cứu, hoàn thiện hoặc xây dựng, ban hành bổ sung một số cơ chế, chính sách mới để điều hành, khuyến khích việc huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; có chế độ động viên, khuyến khích sự phấn đấu của cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh và toàn xã hội vì sự nghiệp giáo dục; chính sách thu hút nguồn nhân lực cho ngành GD&ĐT. Tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Xây dựng và ban hành Kế hoạch xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2023-2030 để các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương có những chỉ đạo cụ thể nhằm đa dạng nguồn lực đầu tư cho giáo dục cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước để đảm bảo các điều kiện cần thiết cho giáo dục phát triển. Thực hiện công khai chất lượng giáo dục, công tác tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục, tạo niềm tin, sự đồng thuận của xã hội ủng hộ sự nghiệp giáo dục ngày càng lớn hơn.

Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp 4- Củng cố và phát triển mạng lưới, quy mô trường, lớp học; cải thiện điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

Xây dựng Kế hoạch rà soát, đánh giá hiệu quả việc sáp nhập các trường học. Tiếp tục rà soát, thực hiện sắp xếp, sáp nhập dồn các cơ sở giáo dục mầm non phổ thông trên địa bàn có số lượng lớp học sinh ít theo hướng tăng quy mô, giảm đầu mối. Phát triển, mở rộng quy mô các trường PTDTNT, PTDTBT để đáp ứng tối đa nhu cầu học tập của học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc thiểu số rất ít người. Tập trung chỉ đạo củng cố và phát triển phương thức GDTX, củng cố hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi đối tượng có nhu cầu trong xã hội.

Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp 5- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo đảm bảo đủ số lượng và chất lượng

Khẩn trương tuyển dụng hết số biên chế giáo viên được giao; bố trí đủ kinh phí để thực hiện hợp đồng giáo viên theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP để đảm bảo đủ số lượng, định mức tỷ lệ giáo viên/lớp tại các cấp học; xây dựng kế hoạch khảo sát, đánh giá năng lực giáo viên toàn ngành để có căn cứ xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý hợp lý về cơ cấu, quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên tiếng Anh, tin học đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông 2018; giải quyết chế độ đối với giáo viên không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn theo quy định hiện hành. Rà soát, điều tiết cơ cấu giáo viên, từng bước giải quyết tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo tại chỗ và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030. Tiếp tục điều chỉnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự của các cơ sở giáo dục nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu quả. Rà soát sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên.

Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp 6- Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, coi trọng quản lý chất lượng, có 02 nội dung cụ thể:

6.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm quản lý nhà nước của Sở, Phòng GD&ĐT

Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT phải nắm vững, quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, có chất lượng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, các Bộ, Ngành có liên quan và Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh về các nhiệm vụ thuộc hoặc có liên quan đến lĩnh vực GD&ĐT.

Nâng cao năng lực tham mưu của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp để có được sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư các nguồn lực đảm bảo chất lượng giáo dục cho các đơn vị trực thuộc. Đồng thời, phải là đơn vị đi đầu, gương mẫu trong đổi mới công tác quản lý, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, phù hợp với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, tích cực góp phần xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số theo chủ trương của Chính phủ và của UBND tỉnh.

Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và nêu cao tinh thần trách nhiệm, vai trò gương mẫu của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện; phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng giáo dục của tỉnh, của huyện. Thực hiện có hiệu quả việc phân cấp cho các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục trong quản lý chuyên môn, quản lý nhân sự, quản lý tài chính theo quy định của pháp luật nhằm phát huy tối đa tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục.

Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ quản lý các đơn vị trường học. Thực hiện hiệu quả công tác phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trong công tác quản lý, giám sát, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ quản lý các đơn vị trường học; trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp học. Đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng; qua kết quả xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường, kết quả, chất lượng giáo dục của nhà trường; định kỳ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, ý kiến đóng góp, nhận xét theo quy định đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh…); xin ý kiến cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể địa phương về kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ quản lý để phục vụ công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá xếp loại cán bộ quản lý, thực hiện thi đua – khen thưởng hàng năm.

Tăng cường công tác thanh tra giáo dục. Tập trung thanh tra thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong công tác quản lý của trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, hiệu trưởng các trường học, thực hiện nhiệm vụ giáo dục của giáo viên; kiên quyết chống tiêu cực trong ngành GD&ĐT của tỉnh, đảm bảo nghiêm túc, dân chủ, khách quan, chỉ rõ các khuyết điểm, hạn chế và sai phạm (nếu có) để chấn chỉnh, khắc phục và xử lý nghiêm túc theo quy định.

6.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm quản trị các đơn vị giáo dục

Hiệu trưởng, giám đốc các trung tâm là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng giáo dục của đơn vị mình; phải nắm vững, quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, có chất lượng các chủ trương của Đảng, các quy định, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, các Bộ, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh về các nhiệm vụ thuộc hoặc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo cấp học.

Đồng thời, chịu trách nhiệm chính báo cáo, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục; phải là người tiên phong, gương mẫu trong mọi công việc của đơn vị; là người hướng dẫn, tư vấn, động viên khuyến khích các cá nhân và tập thể thực hiện tốt mục tiêu chất lượng và mọi nhiệm vụ của đơn vị; chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giáo dục đối với từng học sinh/học viên của đơn vị; phải thường xuyên bám trường, bám lớp, sâu sát với giáo viên, học sinh; thường xuyên giữ mối liên hệ khăng khít với gia đình học sinh và các cơ quan quản lý, đơn vị và tổ chức có liên quan để phối hợp, khắc phục khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của đơn vị.

Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục của cán bộ quản lý các đơn vị giáo dục, đảm bảo tính gương mẫu và kỷ luật hành chính trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng/Giám đốc, phó giám đốc phải báo cáo kế hoạch giáo dục năm học của đơn vị với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; công khai kế hoạch, lịch công tác hàng tuần, tháng, học kỳ, năm học trên cổng thông tin điện tử của đơn vị để giáo viên, học sinh/học viên, phụ huynh, các cơ quan, đoàn thể, nhân dân địa phương nơi đơn vị đóng biết, giám sát và phối hợp, hỗ trợ trong công tác.

Thực hiện nghiêm túc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, qua kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục môn học của giáo viên; kết quả thực hiện các nhiệm vụ giáo dục được giao; qua chất lượng môn học hoặc nội dung giáo dục được phân công phụ trách, thực hiện. Việc đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu chất lượng của giáo viên phải được thực hiện dưới sự kiểm soát chất lượng một cách nghiêm túc của đơn vị giáo dục qua các kỳ kiểm tra, khảo sát, đánh giá chất lượng theo chuẩn chung của trường, của phòng hoặc của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Nâng cao năng lực quản lý tài chính trường học, đảm bảo các đơn vị giáo dục thực hiện tốt quy định của pháp luật về tài chính, kế toán và chính sách của Nhà nước, của tỉnh đối với học sinh/học viên để nâng cao chất lượng giáo dục.

Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp 7- Đổi mới tổ chức dạy và học, ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục, có 02 nội dung cụ thể:  

7.1. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá

Nhà trường/trung tâm, giáo viên phải xác định đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là phương châm cốt lõi của quá trình nâng cao chất lượng giáo dục. Các đơn vị, từng giáo viên thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng như: tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa; hướng dẫn học sinh cách tự học, học cách học, cách tư duy.

Củng cố đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán; làm tốt khâu đánh giá, lựa chọn đội ngũ, xây dựng quy chế làm việc và kế hoạch hoạt động, qua đó thực hiện tốt việc hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

7.2. Thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát chất lượng giáo dục, cụ thể:

7.2.1. Công tác đánh giá, bàn giao, nghiệm thu chất lượng giáo dục

Thực hiện việc đánh giá chất lượng giáo dục thực chất ở tất cả các cấp học, quyết tâm xóa bỏ “bệnh thành tích” trong đánh giá chất lượng giáo dục. Cán bộ quản lý, giáo viên không nỗ lực nâng cao chất lượng một cách thực chất, để tồn tại “bệnh thành tích” trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm trước các cấp quản lý cấp trên. Thực hiện nghiêm túc công tác bàn giao, nghiệm thu chất lượng giữa các cấp học và trong các khối lớp của một cấp học một cách thực chất. Gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục, chất lượng giáo dục của nhà trường với trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên thuộc quyền quản lý.

Đặc biệt, chú trọng giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy thực tế của giáo viên. Gắn trách nhiệm của giáo viên đứng lớp với việc bàn giao chất lượng cuối năm học để nâng cao ý thức trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong các nhà trường, giúp giáo viên kịp thời nắm bắt kết quả học tập “thực chất” của từng học sinh để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp; thực hiện ký cam kết chất lượng, gắn trách nhiệm của giáo viên với kết quả học tập của học sinh, tránh để xảy ra tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”, hạn chế sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các bậc học; các giáo viên có học sinh không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phải chịu trách nhiệm trước các cấp quản lý và có trách nhiệm phụ đạo, dạy bổ sung kiến thức cho học sinh đến khi học sinh đó có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết theo quy định.

7.2.2. Tổ chức các kỳ kiểm tra, thi; đánh giá, khảo sát chất lượng giáo dục

Định kỳ tổ chức khảo sát chất lượng đối với các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 6) vào đầu năm học. Tổ chức phân tích, đối sánh kết quả khảo sát với kết quả bàn giao chất lượng giữa các cấp học để thực hiện tốt 3 mục tiêu: (i) Đánh giá việc thực hiện công tác bàn giao, nghiệm thu chất lượng của các cơ sở giáo dục và các phòng GD&ĐT; (ii) Đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu, chất lượng giáo dục của cấp học dưới, đồng thời phản hồi về kết quả khảo sát chất lượng với cấp học dưới để đảm bảo năm học sau cấp học dưới bàn giao học sinh cho cấp học trên phải có sự tiến bộ về chất lượng; (iii) Làm cơ sở để các cơ sở giáo dục tổ chức dạy bổ sung kiến thức, kỹ năng cho học sinh các lớp đầu cấp, trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình của cấp học.

Tổ chức thi/kiểm tra học kỳ theo đề thi chung và hướng dẫn của Sở, của Phòng GD&ĐT và của các nhà trường phù hợp với mục tiêu kiểm soát chất lượng giảng dạy của các đơn vị, không để tình trạng giáo viên và các nhà trường thực hiện chỉ tiêu chất lượng được giao không thực chất. Sử dụng kết quả thi theo đề thi chung để đánh giá chính xác chất lượng và kiểm soát hiệu quả công tác quản lý, dạy học của các đơn vị. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp thực hiện không nghiêm túc việc ra đề, tổ chức thi, coi thi, giám sát, chấm thi, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tổ chức kỳ đánh giá chất lượng cấp THCS theo đề thi chung và hướng dẫn của Sở GD&ĐT ngay sau khi học sinh hoàn thành chương trình lớp 9. Kết quả đánh giá được phân tích đến từng trường THCS và được thông báo tới UBND các huyện, thành phố để có sự phối hợp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục, qua đó từng bước hạn chế ‘‘bệnh thành tích’’ ở cấp THCS, khắc phục tình trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS và lớp 9 không thực chất của các trường THCS.

Kết quả đánh giá được sử dụng làm thước đo để kiểm soát chất lượng của bậc học THCS, là căn cứ tham khảo để xem xét trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, giáo viên và các trường THCS; đồng thời là căn cứ để các trường THCS, các Phòng GD&ĐT có các giải pháp nâng cao chất lượng thực chất.

Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh vào Trường THPT Chuyên. Có lộ trình từng bước tăng số trường có cấp THPT tổ chức tuyển sinh theo hình thức thi tuyển để đảm bảo sự công bằng cho các nhà trường “dạy thật”, cho học sinh “học thật, thi thật”. Tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, khách quan, công bằng, trung thực ở tất cả các khâu, đồng thời tiếp tục cải thiện tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT một cách thực chất, bền vững. Tiếp tục huy động sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, của cha mẹ học sinh trong việc huy động học sinh tham gia ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT tại các nhà trường. Tổ chức hiệu quả Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đối với cấp THCS và cấp THPT. Nâng cao chất lượng lựa chọn, ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi, chú trọng khâu tạo nguồn học sinh giỏi từ cấp học dưới, đặc biệt cấp THCS.

7.3. Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường

Đối với giáo dục đại trà, tập trung dạy học ở mức cơ bản, đảm bảo từng bước đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu, với lộ trình phù hợp với điều kiện thực tiễn. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học dưới một cách thực chất để tạo nền tảng kiến thức bền vững cho mục tiêu nâng cao chất lượng ở cấp THPT. Thực hiện hiệu quả việc bù đắp kiến thức cho học sinh các khối lớp, nhất là các lớp đầu cấp; tập trung cao cho việc củng cố kiến thức lớp cuối cấp trước khi chuyển cấp. Tập trung bồi dưỡng nội dung, phương pháp, kỹ năng giảng dạy, ôn tập cho đội ngũ giáo viên lớp 9 để chuẩn bị tốt kiến thức cho học sinh vào THPT. Các trường có cấp THPT chuẩn bị tốt kiến thức nền tảng và kỹ năng cần thiết cho học sinh khối lớp 10, 11; tập trung thực hiện hiệu quả công tác ôn tập, dạy bổ sung kiến thức, kỹ năng cho học sinh khối lớp 12, để đạt chỉ tiêu phấn đấu về kết quả chất lượng thi tốt nghiệp THPT và tăng tỉ lệ học sinh vào đại học.

Đối với giáo dục mũi nhọn, quan tâm công tác bồi dưỡng, nghiên cứu, học tập nâng cao năng lực cho đội giáo viên tham gia ôn luyện học sinh giỏi. Mời một số nhà giáo giỏi có kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh tham gia ôn tập và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên các huyện, thành phố có cơ hội học tập phương pháp và nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi. Thành lập đội ngũ cố vấn các môn chuyên THPT; câu lạc bộ bồi dưỡng học sinh giỏi liên trường nhằm tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi học tập lẫn nhau. Trường THPT Chuyên thành lập các câu lạc bộ theo các môn học, khuyến khích sự tham gia của học sinh THCS để tạo cơ hội cho học sinh giỏi có sân chơi trí tuệ để giao lưu, trao đổi, học hỏi với học sinh thế hệ trước và các thầy cô giáo giỏi, đồng thời tạo nguồn học sinh giỏi cho nhà trường ngay từ cấp THCS.

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đa dạng, các hoạt động trải nghiệm ở trong và ngoài nhà trường. Phối hợp các môi trường giáo dục, các lực lượng xã hội tăng cường, đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục các giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh, qua đó giúp học sinh rèn luyện, hoàn thiện nhân cách, góp phần đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội trong và ngoài nhà trường. Xây dựng mối quạn hệ thân thiện giữa học sinh với học sinh, thầy cô giáo với học sinh, giữa đồng nghiệp với nhau, giữa nhà trường và phụ huynh học sinh để tạo ra môi trường xã hội và môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh. Quan tâm phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường để hỗ trợ tích cực cho các hoạt động giáo dục khác và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp để học sinh lựa chọn hướng đi phù hợp sau khi hoàn thành chương trình THCS, giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học sau THCS. Khuyến khích học sinh không có nguyện vọng học tiếp chương trình THPT tham gia học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc học chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với học nghề.

Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp 8 – Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng

Xây dựng và ban hành quy định về hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu thi đua, khen thưởng được cụ thể hóa từ các quy định của nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh, trọng tâm là kết quả thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực chất để đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên và các nhà trường. Điều chỉnh, bổ sung quy chế thi đua – khen thưởng của ngành GD&ĐT và hướng dẫn công tác thi đua – khen thưởng trong toàn ngành phù hợp với từng cấp học, có tính đến yếu tố vùng miền để đảm bảo công tác thi đua – khen thưởng góp phần thúc đẩy mạnh mẽ, có hiệu quả việc cải tiến chất lượng giáo dục của các nhà trường và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong toàn ngành.

Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp 9 – Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp

9.1. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng xã hội ngoài nhà trường

Phát huy vai trò của Hội khuyến học, Hội cựu giáo chức, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… để tổ chức, động viên các lực lượng xã hội tham gia các hoạt động giáo dục. Tiếp tục triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa ngành GD&ĐT với các tổ chức đoàn thể và địa phương. Thực hiện tốt việc xây dựng xã hội học tập. Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh, trong đó các cơ quan, các tổ chức chính trị xã hội tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với các đơn vị trực thuộc, các đoàn viên, hội viên trong việc phối hợp với các nhà trường quản lý, giáo dục học sinh thời gian ngoài trường học.

9.2. Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp trong trường học

Tăng cường vai trò tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh. Có kế hoạch phối hợp với các cơ quan hữu quan, các tổ chức đoàn thể và phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ giáo dục, thực hiện tốt nguyên lý phối hợp giáo dục giữa nhà trường – gia đình – xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục; thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa, tăng cường nguồn lực cho các nhà trường.

Kính thưa các đồng chí, các thầy giáo, cô giáo!

Nâng cao chất lượng giáo dục là một công việc rất khó. Nhưng không phải khó mà không làm, chúng ta tin tưởng với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, từ năm học 2023-2024 công tác giáo dục của tỉnh chúng ta thực hiện với phương châm “Dạy thật, học thật, thi thật, chất lượng thật”.

Trân trọng cảm ơn và kính chúc các đồng chí đại biểu, các thầy giáo, cô giáo mạnh khỏe, luôn thành công và nhiều niềm vui trong cuộc sống./.



Nguồn

Cùng chủ đề

TPHG: Hội thi tuyên truyền “Xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh” bậc tiểu học, năm học 2024-2025

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Giang vừa tổ chức Hội thi tuyên truyền “Xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh” bậc tiểu học, năm học 2024-2025. Tới dự có đồng chí Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hà Giang; Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Chỉ đạo 901 thành phố.     Tham gia Hội thi có 11 trường tiểu học...

Mèo Vạc: Nỗ lực đẩy nhanh các công trình trọng điểm

Lễ hội Hoa tam giác mạch năm 2024 đang đến rất gần, những ngày này, huyện Mèo Vạc đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm để phục vụ Lễ hội, góp phần phục vụ nhu cầu của du khách, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các đơn vị thi công tăng cường nhân lực và phương tiện làm việc xuyên đêm để đảm bảo tiến...

Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11

21:17, 04/11/2024 BHG - Chiều 4.11, tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy diễn ra Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11.2024 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 11 điểm cầu cấp huyện, 190 điểm cầu cấp xã nhằm thông tin một số nội dung quan trọng, định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ...

Hội nghị báo cáo viên tháng 11

Chiều ngày 4/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị Báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Dự hội nghị tại điểm cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có lãnh đạo các cơ quan khối tuyên truyền, khối khoa giáo, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên...

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Giang Lý Thị Lan thảo luận tại nghị trường Quốc hội

21:19, 04/11/2024 BHG - Ngày 4.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT – XH năm 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hà Giang Lý Thị Lan...

Cùng tác giả

TPHG: Hội thi tuyên truyền “Xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh” bậc tiểu học, năm học 2024-2025

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Giang vừa tổ chức Hội thi tuyên truyền “Xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh” bậc tiểu học, năm học 2024-2025. Tới dự có đồng chí Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hà Giang; Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Chỉ đạo 901 thành phố.     Tham gia Hội thi có 11 trường tiểu học...

Mèo Vạc: Nỗ lực đẩy nhanh các công trình trọng điểm

Lễ hội Hoa tam giác mạch năm 2024 đang đến rất gần, những ngày này, huyện Mèo Vạc đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm để phục vụ Lễ hội, góp phần phục vụ nhu cầu của du khách, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các đơn vị thi công tăng cường nhân lực và phương tiện làm việc xuyên đêm để đảm bảo tiến...

Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11

21:17, 04/11/2024 BHG - Chiều 4.11, tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy diễn ra Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11.2024 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 11 điểm cầu cấp huyện, 190 điểm cầu cấp xã nhằm thông tin một số nội dung quan trọng, định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ...

Hội nghị báo cáo viên tháng 11

Chiều ngày 4/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị Báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Dự hội nghị tại điểm cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có lãnh đạo các cơ quan khối tuyên truyền, khối khoa giáo, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên...

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Giang Lý Thị Lan thảo luận tại nghị trường Quốc hội

21:19, 04/11/2024 BHG - Ngày 4.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT – XH năm 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hà Giang Lý Thị Lan...

Cùng chuyên mục

Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11

21:17, 04/11/2024 BHG - Chiều 4.11, tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy diễn ra Hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11.2024 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 11 điểm cầu cấp huyện, 190 điểm cầu cấp xã nhằm thông tin một số nội dung quan trọng, định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Khánh Lâm, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ...

Hội nghị báo cáo viên tháng 11

Chiều ngày 4/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị Báo cáo viên cấp tỉnh tháng 11 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Dự hội nghị tại điểm cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có lãnh đạo các cơ quan khối tuyên truyền, khối khoa giáo, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên...

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Hà Giang Lý Thị Lan thảo luận tại nghị trường Quốc hội

21:19, 04/11/2024 BHG - Ngày 4.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT – XH năm 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Phó Trưởng đoàn ĐBQH Hà Giang Lý Thị Lan...

“Tập trung nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại”

21:15, 04/11/2024 BHG - Đó là một trong những chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Sở Ngoại vụ về tình hình thực hiện nhiệm vụ 10 tháng; xác định phương hướng, nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024 của ngành Ngoại vụ. Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành. Quang cảnh buổi làm việc. Trong 10 tháng, tổng số 31...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Xín Mần (Hà Giang): Từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS

Trước đây, những hộ nghèo, cận nghèo tại xã Chế Là không có điều kiện mua téc nước, thường sử dụng bể xi măng, chum, vại… để tích trữ nước sinh hoạt. Do tích trữ lâu ngày ngoài trời, dụng cụ chứa nước thường không có nắp đậy nên không đảm bảo vệ sinh. Thụ hưởng chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán của Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã...

Phở ngô – “sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang

Được làm từ những hạt ngô của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), phở ngô đang được đón nhận như một món ăn độc đáo, hấp dẫn và lạ miệng. Câu chuyện kể về những cây ngô với phương thức thổ canh hốc đá, về phở ngô và miền đá Hà Giang khiến người thưởng thức món ăn này cảm thấy đầy thú vị.Theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (gọi tắt...

Tin tức sáng 4-11: Ngân hàng đầu tiên nắm khối tài sản trên 100 tỉ USD

Phiên họp Quốc hội ngày 4-11 được truyền hình, phát thanh trực tiếp để người dân theo dõi – Ảnh: quochoi.vn Quốc hội dành cả ngày thảo luận về kinh tế – xã hội Theo chương trình kỳ họp, sáng nay 4-11, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025. Cùng với...

Tập trung các giải pháp kích cầu du lịch những tháng cuối năm

Tại Phiên họp thường kỳ tháng 10/2024 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đã chỉ đạo các cấp, các ngành cần tập trung các giải pháp nhằm kích cầu du lịch Hà Giang những tháng cuối năm. Trong đó cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, trước mắt chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công Lễ hội Hoa Tam giác mạch năm 2024.     Dù đang là thời điểm...

Tiếp sức đến trường 19 tỉnh phía Bắc: Thắp lên hy vọng để viết tiếp ước mơ

Tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Những sinh viên vượt qua nghịch cảnh để vươn lên đến từ 19 tỉnh thành Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Tôi thực sự bất ngờ và hạnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất