Powered by Techcity

Cây chè và văn hóa trà của đồng bào Hoàng Su Phì

Chè Shan tuyết là một trong những cây thế mạnh của huyện Hoàng Su Phì. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên sản phẩm chè ở đây có chất lượng thơm ngon, được thị trường trong và ngoài nước biết đến. Năm 2021, toàn huyện có tổng diện tích trên 4.650 ha, trong đó diện tích chè cho sản phẩm là gần 3.600 ha, tổng sản lượng 14.027,9 tấn chè búp tươi, giá bán bình quân 20.000 đồng/kg búp tươi, tổng giá trị ước đạt 280,6 tỷ đồng, chiếm 17,34% so giá trị ngành Nông nghiệp của huyện.

Chế biến chè tại Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên. Ảnh: Trọng Đạt

Ở Hoàng Su Phì, cây chè tập trung ở các xã Thông Nguyên, Nậm Ty, Nậm Khòa, Nam Sơn, Hồ Thầu, Bản Luốc và Túng Sán. Trong đó có những cây chè cổ thụ trên 500 năm tuổi, được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phong danh hiệu Cây di sản Quốc gia. Theo các cụ già làng người Dao ở xã Hồ Thầu, Nậm Ty thì cây chè Shan tuyết đã được người Dao đem theo trong quá trình di cư đến sinh sống ở khu vực này. Ban đầu cây chè được trồng cạnh nương với mục đích đánh dấu quyền sở hữu khu đất, đồng thời để phục vụ nhu cầu sử dụng của các gia đình. Về sau khi giao thương phát triển, các tiểu thương ở miền xuôi lên mua bán và chế biến thành chè xanh, sau đó thành lập các nhà máy chế biến và hỗ trợ phát triển. Từ đó, sản phẩm chè Shan tuyết của huyện được nhiều người biết đến.

Ở Hoàng Su Phì hiện có 3 giống chè chủ yếu, đó là chè Shan tuyết lá to, với đặc điểm phiến lá to, có xu hướng mọc ngang, trên búp non chưa nở thành lá có một lớp nhung trắng mịn bao phủ, giống chè này có vị chát đậm, hương thơm dịu. Giống chè thứ hai cũng là chè Shan tuyết phiến lá nhỏ, dài. Giống chè này ít chát, nhiều tuyết, hương thơm tự nhiên, vị đậm ngậy rất độc đáo. Địa bàn phân bố chủ yếu ở các xã Hồ Thầu, Tả Sử Choóng và Túng Sán, trong đó chè Shan tuyết Túng Sán là có giá trị cao nhất, từ lâu đã được giới sành chè biết đến. Giống chè thứ ba là chè rừng búp đỏ, chỉ sinh trưởng ở khu vực núi Chiêu Lầu Thi và Tây Côn Lĩnh là những nơi có độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển. Giống chè này có vị ngọt nhẹ, hương thơm mát, nước thường có màu đỏ.

Phát triển chè theo hướng an toàn đã giúp nhiều hộ dân ở Hoàng Su Phì có cuộc sống ấm no. Ảnh: TƯ LIỆU

Trước đây, đồng bào Hoàng Su Phì chủ yếu chế biến và sử dụng chè vàng. Chè sau khi thu hái về được cho vào chảo sao qua cho héo rồi vò cho bớt nhựa, sau đó đem phơi nắng hoặc cho vào lò sấy khô rồi bán cho cửa hàng mậu dịch. Một phần thì để lại và đựng vào ống tre treo gác bếp để dùng dần. Cách uống loại trà này của đồng bào cũng hết sức độc đáo. Mỗi khi có khách đến nhà sẽ được chủ nhà mời ngồi quây quần quanh bếp, khi đó chủ nhà đun siêu nước cho sôi, lấy một nắm chè trong ống nứa sao cho vừa đủ một ấm và để vào một mảnh gang hoặc nhôm rồi đặt trên than hồng để sao lại cho đến khi búp chè nổ lách tách mới cho vào ấm để pha. Ấm pha trà thường là loại ấm tích to chừng 1 lít, đối với đồng bào Dao và Cờ Lao ở xã Túng Sán thì lại dùng loại ấm bằng thân cây tre già vừa có tác dụng giữ nhiệt, vừa tăng hương vị cho trà. Giữa không gian ấm cúng, nước từ ấm siêu đang sôi ùng ục được đổ vào ấm tích kêu đánh sèo, cùng với đó là mùi thơm sực của chè Shan tuyết bốc lên hòa quyện với hơi sương, hơi gió vùng núi. Chỉ với một chiếc bát hoặc chén nước chè đặc sánh nóng được rót ra và uống quay vòng lần lượt từng người khiến cho chủ và khách hòa vào làm một.

Từ khoảng những năm 1970 trở lại đây, một số cán bộ và tư thương dưới xuôi lên công tác hoặc làm ăn đã nhận ra giá trị và chất lượng của chè Shan tuyết Hoàng Su Phì nên đã hướng dẫn người dân bản địa cách chế biến chè xanh hay còn gọi là chè mạn. Từ đó, chè Shan tuyết trở thành đồ uống phổ biến và không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đặc biệt là từ khoảng năm 1995, tỉnh Hà Giang và huyện Hoàng Su Phì triển khai nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp trong việc chế biến và tiêu thụ chè, nên đến nay hầu hết sản lượng chè Shan tuyết của huyện được chế biến thành chè xanh, gắn với đó là việc quảng bá, giới thiệu, cải tiến bao bì mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm. Vì vậy đã góp phần nâng cao giá trị, đẩy mạnh tiêu thụ cho sản phẩm chè của huyện. Toàn huyện hiện có 12 hợp tác xã chế biến chè và hơn 150 cơ sở chế biến bằng máy sao mini quy mô hộ. Trong đó đi đầu là các Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, Chiến Hảo, Hạnh Quang… Năm 2021, toàn huyện chế biến được 2.806 tấn chè xanh thương phẩm, trị giá trên 340,2 tỷ đồng. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và có mặt trên các hệ thống siêu thị Vinmart và Sài Gòn Coop, sản phẩm chè của huyện đã được xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài, như: Đài Loan và các nước khu vực châu Âu.

Hiện nay, chè Shan tuyết Hoàng Su Phì đã đi khắp các vùng miền trong và ngoài nước với nhiều loại sản phẩm như chè Đen, Hồng trà, chè Xanh sao suốt, Bạch trà, trong đó sản phẩm chè của Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Cùng nhiều cách thưởng thức khác nhau, song cách uống trà theo phong cách truyền thống hiện vẫn được bà con lưu giữ và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa để mời gọi khách du lịch tìm hiểu những giá trị văn hóa của vùng biên cương Hoàng Su Phì.

Trần Trí Nhân (Hoàng Su Phì)

Cùng chủ đề

Đài PT-TH Hà Giang đoạt 1 giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024

Sáng 18/12, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024. Đài PT-TH Hà Giang vinh dự được nhận 1 giải Khuyến khích thể loại phát thanh. Nhà báo Thảo Nguyên, Đài PT-TH Hà Giang (thứ 2 từ phải qua) nhận giải...

Ngành Văn hóa,Thể thao và Du lịch triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch tổ chức Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ. Tại điểm cầu Hà Giang có đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư...

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng dự gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa...

19:33, 18/12/2024 BHG - Chiều 18.12, Đảng ủy – Bộ CHQS tỉnh tổ chức gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh nhân dịp Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024) và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 – 22.12.2024). Dự buổi gặp mặt có đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Quyền Bí thư Tỉnh ủy – Bí thư Đảng...

Bộ đội Biên phòng tỉnh đẩy mạnh công tác đối ngoại Biên phòng

Thời gian qua, công tác đối ngoại Biên phòng được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh triển khai đồng bộ, linh hoạt. Góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, phát triển kinh tế biên mậu, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với Chi đội quản lý biên giới Văn Sơn, Trạm kiểm soát Biên phòng xuất nhập cảnh Thiên Bảo, Mã Quan (Trung Quốc) tổ chức tuần tra...

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hỗ trợ Hà Giang 1,5 tỷ đồng và 1.000 bình lọc nước cho người dân huyện Bắc Quang...

15:07, 18/12/2024 BHG - Sáng 18.12, Đoàn công tác của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) do đồng chí: Đào Nam Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam dẫn đầu đã đến xã Đông Thành, huyện Bắc Quang để trao số tiền 1 tỷ 500 triệu đồng cho tỉnh Hà Giang thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và 1.000 bình lọc nước cho nhân dân 2...

Cùng tác giả

Làm trang trại tiền tỉ trên cao nguyên đá

Vừa siêng trồng trọt, lại năng chăn nuôi, anh Hà Văn Ngọc đang sở hữu một trang trại rộng khoảng 5 hécta, trị giá 2,5 tỷ đồng giữa vùng cao nguyên đá Hà Giang. Anh Hà Văn Ngọc (sinh năm 1989) ở thôn Bản Ké thuộc thị trấn Yên Minh, là một trong những thanh niên tiêu biểu về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Là Giám đốc của Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thanh...

Chinh phục vách đá trắng cheo leo giữa núi rừng Hà Giang

Nằm cheo leo giữa núi rừng Hà Giang hoang sơ, vách đá trắng là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích khám phá mạo hiểm. Vách đá trắng nằm trên đường đèo Mã Pí Lèng, giữa xã Pải Lủng và xã Pả Vi huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Được mệnh danh là vách đá tử thần, nơi đây là địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích mạo hiểm, khám phá vì sự cheo leo và nguy...

Ngỡ ngàng vẻ đẹp ruộng bậc thang xã Xà Phìn, Hà Giang mùa lúa chín

Đến hẹn lại lên, dịp tháng 10, trên những thửa ruộng bậc thang thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), lúa trĩu vàng, hoà với khung cảnh thiên nhiên, tạo thành bức tranh hùng vĩ, thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm. Xà Phìn là một thôn vùng cao của xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 20 km. Thời điểm này đang mùa lúa chín rộ, những...

Ngôi làng Thèn Pả như cổ tích dưới chân cột cờ ở Hà Giang

Chưa phát triển du lịch quá nhiều, làng Thèn Pả (Hà Giang) giữ nguyên nhiều nét văn hóa, truyền thống độc đáo. Thôn Thèn Pả thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm ngay dưới chân núi Rồng, nơi đặt cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Việt Nam, Thèn Pả không chỉ giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của người H’Mông mà còn có cảnh vật vừa thơ mộng, vừa...

Mùa vàng ngát hương lúa chín trên đại ngàn Hà Giang

Mùa vàng trên đại ngàn Hà Giang vào độ rực rỡ nhất khi các thửa ruộng bậc thang giữa lưng chừng núi khoác lên mình màu của lúa chín. Cứ tháng 10 hàng năm, khi tiết trời sang thu, những thửa ruộng bậc thang ở các bản: Xà Phìn, Mào Phìn, Nà Màu, xã Phượng Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) lại khoác lên tấm áo vàng xuộm của mùa lúa chín, tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động, thu hút nhiều du khách...

Cùng chuyên mục

Làm trang trại tiền tỉ trên cao nguyên đá

Vừa siêng trồng trọt, lại năng chăn nuôi, anh Hà Văn Ngọc đang sở hữu một trang trại rộng khoảng 5 hécta, trị giá 2,5 tỷ đồng giữa vùng cao nguyên đá Hà Giang. Anh Hà Văn Ngọc (sinh năm 1989) ở thôn Bản Ké thuộc thị trấn Yên Minh, là một trong những thanh niên tiêu biểu về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Là Giám đốc của Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Thanh...

Chinh phục vách đá trắng cheo leo giữa núi rừng Hà Giang

Nằm cheo leo giữa núi rừng Hà Giang hoang sơ, vách đá trắng là điểm đến lý tưởng cho những du khách yêu thích khám phá mạo hiểm. Vách đá trắng nằm trên đường đèo Mã Pí Lèng, giữa xã Pải Lủng và xã Pả Vi huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Được mệnh danh là vách đá tử thần, nơi đây là địa điểm lý tưởng cho những ai yêu thích mạo hiểm, khám phá vì sự cheo leo và nguy...

Ngỡ ngàng vẻ đẹp ruộng bậc thang xã Xà Phìn, Hà Giang mùa lúa chín

Đến hẹn lại lên, dịp tháng 10, trên những thửa ruộng bậc thang thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên (Hà Giang), lúa trĩu vàng, hoà với khung cảnh thiên nhiên, tạo thành bức tranh hùng vĩ, thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm. Xà Phìn là một thôn vùng cao của xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 20 km. Thời điểm này đang mùa lúa chín rộ, những...

Ngôi làng Thèn Pả như cổ tích dưới chân cột cờ ở Hà Giang

Chưa phát triển du lịch quá nhiều, làng Thèn Pả (Hà Giang) giữ nguyên nhiều nét văn hóa, truyền thống độc đáo. Thôn Thèn Pả thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nằm ngay dưới chân núi Rồng, nơi đặt cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Việt Nam, Thèn Pả không chỉ giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của người H’Mông mà còn có cảnh vật vừa thơ mộng, vừa...

Điểm check in mới toanh bên cột mốc Km0 ở Hà Giang

Cột mốc Km0 Hà Giang có booth chụp ảnh miễn phí, đề dòng chữ “Đã tới Hà Giang rồi nè” đem đến cho du khách những bức ảnh đáng nhớ. Anh Tô Thái Hùng (27 tuổi), blogger tại TP.HCM đã chia sẻ trên mạng xã hội bộ ảnh du khách hào hứng tạo dáng với booth “Đã tới Hà Giang rồi nè” đặt cạnh cột mốc số 0 ở Hà Giang. Theo anh Hùng, booth mới thu hút sự quan tâm của...

Lý do Hà Giang xứng đáng đoạt giải “Oscar của ngành du lịch thế giới”

Hà Giang - vùng đất mang nhiều giá trị đặc sắc về địa chất và đa dạng về văn hóa truyền thống - được vinh danh điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu châu Á. Sông Nho Quế, Hẻm Tu Sản (Mèo Vạc) điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến Hà Giang. Ngày 3.9, Tổ chức giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards - WTA) vừa vinh danh Hà Giang là "Điểm đến văn hóa khu vực hàng đầu...

Vẻ đẹp ma mị của Sảo Há – làng H’Mông ẩn giữa rừng ở Hà Giang

Nếu có dịp du lịch Hà Giang, du khách có thể ghé thăm ngôi làng Sảo Há của người H'Mông, một điểm đến mới nổi trong cộng đồng mê xê dịch. Làng Sảo Há thuộc thôn Khó Chơ, nằm ở xã Vần Chải, cách trung tâm huyện Đồng Văn (Hà Giang) khoảng 20km. Sau khi ngôi làng được lấy làm bối cảnh của bộ phim “Tết ở làng địa ngục”, đã nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút du khách...

Hà Giang có gì để được đề cử Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á?

Không chỉ có những cung đường tuyệt đẹp, những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ, Hà Giang còn khiến du khách quốc tế xiêu lòng bởi nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc - những bản tình ca trên cao nguyên đá Đồng Văn. Hà Giang - bản tình ca trên cao nguyên đá - Ảnh: NAM TRẦN "Lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa", từ chủ trương...

Hà Giang có gì để được đề cử Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á?

Không chỉ có những cung đường tuyệt đẹp, những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ, Hà Giang còn khiến du khách quốc tế xiêu lòng bởi nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc - những bản tình ca trên cao nguyên đá Đồng Văn. Hà Giang - bản tình ca trên cao nguyên đá - Ảnh: NAM TRẦN "Lấy văn hóa để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn phát triển văn hóa", từ chủ trương...

Dinh thự trăm tuổi 150 tỉ đồng trên cao nguyên đá Hà Giang

Dinh thự Vua Mèo tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là công trình độc đáo, kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc: Trung Quốc, Pháp và H'mông. Dinh thự Vua Mèo (còn gọi là Dinh thự nhà Vương) được xây dựng từ hơn 120 năm trước, tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Khoản tiền vua Mèo đổ vào công trình là 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỉ đồng ngày...

Tin nổi bật

Tin mới nhất