Trang chủNewsThời sựHà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng...

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô


Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô - Ảnh 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu của chúng ta đã ra đi về thế giới người hiền, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm…

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô - Ảnh 2

Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, có “thế rồng cuộn hổ ngồi”, với hướng “nhìn sông dựa núi”, từ kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc (cách đây hơn 2.000 năm), đến kinh đô Thăng Long của Nhà nước Đại Việt (khoảng 1.000 năm trước), và ngày nay là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, với biết bao chiến công vang dội, Thăng Long – Hà Nội luôn là nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, nơi kết nối những mạch nguồn lịch sử và tinh hoa của dân tộc, nơi hội tụ và tỏa sáng của tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, tình đoàn kết và khát vọng vươn lên.

Đặc biệt, Thủ đô Hà Nội được thế giới biết đến là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố Vì hòa bình”, “Thành phố Sáng tạo”, nơi diễn ra nhiều sự kiện quốc gia và quốc tế quan trọng… Đặc biệt, với vị trí địa chính trị quan trọng, là trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước từ thời đại Hồ Chí Minh cho đến ngày nay, Đảng bộ Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của Đảng, Nhà nước…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, ngày 12-10-2020. Ảnh: Viết Thành
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, ngày 12-10-2020. Ảnh: Viết Thành

Cùng với đó, Hà Nội vinh dự, tự hào là một trong những địa phương nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những chỉ đạo quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư cũng chính là những định hướng lớn, là kim chỉ nam để Đảng bộ Hà Nội luôn hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, phát triển Thủ đô toàn diện, trong đó, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu cho văn hóa, con người Việt Nam.

Khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, Đảng ta đã xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

Đặc biệt, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng: Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng vai trò của văn hóa và hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức của Đảng về văn hóa ngày càng toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn… Tổng Bí thư tiếp tục nhấn mạnh: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn”.

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô - Ảnh 3

Quan điểm của Tổng Bí thư cho thấy văn hóa có liên quan mật thiết, trực tiếp đến sự tồn vong, thịnh suy, phát triển, trường tồn của dân tộc, đất nước. Vì thế, trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ Hà Nội xác định phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng nền văn hóa Thủ đô theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển” và “soi đường cho quốc dân đi”.

Từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Đảng bộ Hà Nội đã cụ thể hóa và luôn thống nhất quan điểm, xác định Hà Nội có thể không phải địa phương dẫn đầu về kinh tế nhưng phải là địa phương đi đầu, dẫn đầu về văn hóa, là nơi hội tụ và tỏa sáng, đại diện tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam và phải luôn xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng để xây dựng Thủ đô phát triển bền vững.

Trên lĩnh vực văn hóa, Đảng bộ thành phố đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận quan trọng nhằm định hướng kịp thời chiến lược phát triển văn hóa Thủ đô. Đặc biệt, tại buổi làm việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gợi mở những nhiệm vụ trọng tâm và một lần nữa khẳng định: Hà Nội chưa khi nào có được quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển như bây giờ, nhưng yêu cầu đặt ra đối với Hà Nội cũng phải cao hơn với các địa phương khác. Đảng bộ Hà Nội cần phải có tầm nhìn không chỉ là một hay vài nhiệm kỳ, mà phải nhìn xa hơn nữa, với những cách làm, bước đi phù hợp, tận dụng tối đa những thời cơ, vận hội, huy động được nguồn lực tổng hợp để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng xem sản phẩm thủ công tại huyện Thanh Trì, tháng 9-2000. Ảnh: HNM
Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng xem sản phẩm thủ công tại huyện Thanh Trì, tháng 9-2000. Ảnh: HNM

Bên cạnh đó, nhấn mạnh về nguồn lực phát triển văn hóa, biến văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh, còn nhớ, tại Hội nghị tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội ngày 14-10-2023, Tổng Bí thư từng chỉ rõ rằng: Quốc gia nào cũng có thủ đô. Nhưng Hà Nội của chúng ta là một Thủ đô thật đặc biệt. Bởi Hà Nội vô cùng giàu có và phong phú về các giá trị văn hóa, lịch sử, cả xưa và nay…

Để phát huy được vốn văn hóa sẵn có này, Tổng Bí thư tiếp tục nhấn mạnh và khẳng định: Văn hóa là nguồn sống, nguồn động lực phát triển Hà Nội; phải giữ bằng được những di sản văn hóa cha ông để lại. Cần khơi dậy tinh thần tự hào, tình yêu, trách nhiệm với Hà Nội, nơi tụ khí của tinh hoa, địa linh nhân kiệt với biết bao địa danh và anh tài nổi tiếng, khí phách Thăng Long, hồn thiêng sông núi… bởi Người Hà Nội hào hoa, thanh lịch: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Từ quan điểm đó, Đảng bộ Hà Nội đã đẩy mạnh tuyên truyền trong nhân dân, nhất là giáo dục thế hệ trẻ, trong trường học, khơi dậy niềm tự hào, tự trọng, lòng tin, từ đó thấy rõ trách nhiệm đối với Thủ đô.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị chúc Tết bà con nhân dân Thủ đô tại Đền Ngọc Sơn dịp Xuân Đinh Dậu 2017. Ảnh: Duy Linh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị chúc Tết bà con nhân dân Thủ đô tại Đền Ngọc Sơn dịp Xuân Đinh Dậu 2017. Ảnh: Duy Linh

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Đảng bộ Hà Nội cần tập trung phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long – Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô. Tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích, công trình kiến trúc có giá trị, trọng tâm là các di sản thế giới, di tích quốc gia; đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa, thể thao mới, tiêu biểu của Thủ đô (hệ thống nhà hát, quảng trường, tượng đài, công viên, tổ hợp thể thao, trung tâm hội chợ triển lãm…). Tổng Bí thư còn đặc biệt lưu ý: Thủ đô Hà Nội là bộ mặt cả nước, bộ mặt quốc gia, hình ảnh Việt Nam, cần mở rộng quan hệ với thủ đô các nước, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Trung ương, biết vận dụng và phát triển sáng tạo, từ sự chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương, có bước đi, cách làm phù hợp; phối hợp với các địa phương khác. Mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng, Hà Nội cần tăng cường hợp tác, tận dụng thế mạnh của các địa phương khác, với tinh thần Hà Nội vì cả nước và cả nước vì Hà Nội.

Thấm nhuần tư tưởng, quan điểm, định hướng của Đảng về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phát triển văn hóa, từ thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa của Thủ đô, bằng việc vận dụng sáng tạo các quan điểm phát triển văn hóa của Đảng, Nhà nước, cụ thể hóa những định hướng chỉ đạo cụ thể của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua các thời kỳ, trên nền tảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân Thủ đô cùng với bạn bè trong nước và quốc tế, từ thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa của Thủ đô, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã liên tục xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại và đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa.

Trải qua nhiều kỳ Đại hội Đảng bộ, với phương châm kiên trì, bền bỉ, hiệu quả lâu dài, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã không ngừng tổ chức triển khai, tạo bước đột phá, điểm nhấn trọng tâm khơi thông dòng mạch cho nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người. Trong nhiều nhiệm kỳ liên tiếp, Đảng bộ Hà Nội đã chủ động, sáng tạo, liên tục xây dựng và ban hành các chương trình công tác lớn toàn khóa về văn hóa. Trọng tâm là tạo bước đột phá về văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đảng bộ thành phố Hà Nội đã kế thừa và từng bước có sự phát triển tư duy lý luận về văn hóa, nhận thức về mối quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống, xã hội Thủ đô, đặc biệt là nhận thức về việc chăm lo xây dựng, phát triển văn hóa gắn với hoàn thiện nhân cách con người Thủ đô ngày một được quan tâm.

Tiếp thu các quan điểm chỉ đạo của Đảng, ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020-2025, đã đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục khẳng định nhận thức toàn diện hơn về phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội.

Các chương trình nghệ thuật tại không gian đi bộ quanh hồ hoàn kiếm và vùng phụ cận luôn thu hút đông đảo du khách tới tham dự, Ảnh: Viết Thành
Các chương trình nghệ thuật tại không gian đi bộ quanh hồ hoàn kiếm và vùng phụ cận luôn thu hút đông đảo du khách tới tham dự, Ảnh: Viết Thành

Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII nêu rõ: “Chú trọng phát triển văn hóa Hà Nội trên cơ sở phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến và anh hùng, “Thành phố Vì hòa bình”, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện với những giá trị nhân văn và tinh thần yêu nước sâu sắc, ý thức tôn trọng pháp luật; giàu lòng tự hào dân tộc, ý chí, khát vọng phát triển; coi đây là sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô bền vững”; và xác định một trong ba khâu đột phá của nhiệm kỳ là: “Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực nội sinh quan trọng quyết định sự phát triển bền vững Thủ đô”. Nghị quyết Đảng bộ thành phố Hà Nội cũng nêu rõ: “Hà Nội sẽ trở thành thành phố có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững, là thành phố kết nối toàn cầu”, trong đó, việc xây dựng thành phố sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa cũng là nhằm hướng tới hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị đã nêu.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Ảnh: Quang Thái
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Ảnh: Quang Thái

Du khách xem biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 ở Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. Ảnh: Trọng Hiếu
Du khách xem biểu diễn nghệ thuật tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 ở Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. Ảnh: Trọng Hiếu

Các hoạt động nghệ thuật trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Ảnh: Quang Thái
Các hoạt động nghệ thuật trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Ảnh: Quang Thái

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 đã “đánh thức” nhiều không gian di sản bằng các hoạt động nghệ thuật. Ảnh: Quang Thái
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 đã “đánh thức” nhiều không gian di sản bằng các hoạt động nghệ thuật. Ảnh: Quang Thái

Trong lĩnh vực văn hóa ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, trong thời gian qua, đã có nhiều cơ chế, chính sách mới góp phần hình thành nên môi trường để phát huy có hiệu quả các nguồn lực văn hóa, qua đó phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, trong đó, nền tảng đầu tiên là Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020[1] được ban hành năm 2009 và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030[2] được ban hành năm 2016.

Trên cơ sở khung chính sách của quốc gia, thành phố Hà Nội đã ban hành các Chương trình công tác của Thành ủy[3], Nghị quyết của HĐND thành phố và Quyết định của UBND thành phố với việc ưu tiên tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có phát triển văn hóa, con người, phát triển du lịch, bảo tồn nghề thủ công truyền thống và di sản văn hóa… hướng tới mục tiêu phát triển bền vững[4].

Bên cạnh việc xác lập vị trí, khẳng định vai trò của văn hóa trong bối cảnh phát triển toàn diện đất nước, có thể thấy, nhiệm vụ xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, cụ thể là: Cần phải xử lý và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội, trong đó, cần tập trung ưu tiên thực hiện thắng lợi đồng bộ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

Từ quan điểm chỉ đạo này của Tổng Bí thư, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác mang tính thiết yếu, trong đó xác định rõ “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Cần phải quan tâm, ưu tiên dành những nguồn lực cần thiết để đầu tư phát triển văn hóa. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. “Cần quan tâm hơn nữa đến nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội, hài hòa và ngang tầm với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân”. Như vậy, trong mối quan hệ với kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa được xác định là một trụ cột quan trọng, đảm bảo quá trình phát triển bền vững Thủ đô trong giai đoạn mới.

Với Đảng bộ Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư cũng đặt ra yêu cầu riêng và nhấn mạnh tại Hội nghị tiếp xúc cử tri thành phố ngày 14-10-2023 rằng: Hà Nội không thể như với các địa phương khác, mà phải cao hơn các địa phương khác. Hà Nội phải đi đầu, mẫu mực, làm gương về tất cả mọi phương diện, Hà Nội đã quyết tâm thì cần có bước chuyển biến mới – đây là yêu cầu khách quan. Nói đến Hà Nội phải nói đến toàn diện các lĩnh vực, phát triển kinh tế là quan trọng, nhưng phải chú trọng văn hóa, Hà Nội phải văn minh, thanh lịch, cụ thể hóa tiêu chí xây dựng người Hà Nội, xây dựng Thủ đô, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm tuyệt đối an toàn các cơ quan đầu não Trung ương…

Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm đồng bào các dân tộc thiểu số xuất hiện trong phim tài liệu “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”.
Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm đồng bào các dân tộc thiểu số xuất hiện trong phim tài liệu “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”.

Điểm nhấn trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được Đảng bộ Hà Nội khóa XVII triển khai nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi toàn diện về nhận thức, đó là Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19-2-2024 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” để tạo sự thống nhất hành động, quan điểm về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội gắn với tăng trưởng kinh tế – xã hội, đẩy nhanh tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội, phát triển Thủ đô theo hướng bền vững. Cùng với đó, Hà Nội cũng là địa phương triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Kết quả đến nay cho thấy, nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển văn hóa, con người Thủ đô được quan tâm tăng lên qua từng giai đoạn. Trong nhiều năm, mức đầu tư cho văn hóa tăng dần theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn 2021-2025, dự kiến mức đầu tư cho văn hóa chiếm 2% tổng thu ngân sách thành phố. Công tác xây dựng và phát huy hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển được triển khai bài bản, có trọng tâm, trọng điểm…

Hà Nội đang trở thành một thành phố năng động, phát triển, chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân Thủ đô được nâng cao. Thủ đô Hà Nội là nơi có tỷ lệ nghèo giảm nhanh nhất, giảm mạnh từ 7,52% đầu năm 2011 xuống còn 0,21% cuối năm 2020; đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,03%, phấn đấu đến năm 2025 không còn hộ nghèo, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn thành phố.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Viết Thành
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Viết Thành

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 diễn ra tại Hà Nội, đối với nhiệm vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh. Đây là cơ sở quan trọng để Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục định vị và phát triển đúng đắn, bắt nhịp với hơi thở của thời đại, phấn đấu Hà Nội trở thành trung tâm của sự sáng tạo, định hướng phát triển bền vững trên cơ sở không chỉ bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, mà còn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa cho một thời đại mới. Cùng với đó, Đảng bộ Hà Nội đã nhận định rõ một số nhiệm vụ mới cần làm trong phát triển văn hóa là xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng và hoàn thiện thị trường văn hóa, góp phần chuyển hóa các nguồn lực văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh có đóng góp giá trị kinh tế vào sự phát triển chung của Thủ đô.

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô - Ảnh 4

Thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, nhằm triển khai thực hiện chính sách kinh tế trong văn hóa, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu khơi dậy và phát huy nguồn lực nội sinh, sức mạnh mềm của văn hóa đối với sự phát triển của Thủ đô, Đảng bộ Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, xác định mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, có thể đóng góp đến 8% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố (vào năm 2030) và 10% GRDP của thành phố (đến năm 2045). Việc ban hành Nghị quyết 09 về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của văn hóa và minh chứng cho sự coi trọng văn hóa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thủ đô. Đồng thời, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng bộ nhằm thích ứng với xu thế phát triển văn hóa của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Với những thay đổi tích cực về chính sách, kết quả cho thấy, riêng ngành công nghiệp văn hóa năm 2019 đã đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của thành phố Hà Nội). Kết quả này cho thấy, công nghiệp văn hóa trên địa bàn Hà Nội đang từng bước góp phần gia tăng sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế của thành phố, bước đầu phát huy hiệu quả; kinh tế đêm, kinh tế số có bước phát triển, tài nguyên văn hóa dần chuyển hóa thành sức mạnh mềm văn hóa, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, phát triển và xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá Hà Nội, quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Đây được coi là bước đột phá trong phát triển văn hóa Thủ đô, nhằm đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân Thủ đô theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng..

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi nhân dân vui xuân đón Giao thừa Tết Kỷ Hợi quanh khu vực hồ Tây, Hà Nội, ngày 4-2-2019 (ảnh trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân huyện Đan Phượng, tháng 11-2015. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi nhân dân vui xuân đón Giao thừa Tết Kỷ Hợi quanh khu vực hồ Tây, Hà Nội, ngày 4-2-2019 (ảnh trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân huyện Đan Phượng, tháng 11-2015. Ảnh: TTXVN

Trên cơ sở đường lối lãnh đạo đúng đắn, kịp thời, thường xuyên tổng kết thực tiễn để đề ra chủ trương thích hợp với từng giai đoạn, thời kỳ, Đảng bộ Hà Nội đã phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tập hợp được các giai tầng. Hà Nội tin tưởng với quyết tâm chính trị cao, với truyền thống đoàn kết được chứng minh qua hàng nghìn năm văn hiến, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp và của các tầng lớp nhân dân, Hà Nội sớm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII đề ra; xứng đáng với vị trí trung tâm văn hóa lớn của cả nước, tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu, tạo bước phát triển toàn diện, theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, phấn đấu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.

NGUYỄN VĂN PHONG
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội

 

—————-
[1] Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

[2] Ban hành tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

[3] Chương trình số 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 – 2020”; Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.

[4] Đề án về “Đánh giá, đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong thờ kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” năm 2018; Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 29/5/2017 của UBND Thành phố Hà Nội thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

13:46 24/07/2024



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-van-dung-sang-tao-quan-diem-chi-dao-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-trong-xay-dung-va-phat-trien-van-hoa-thu-do.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Cà Mau

Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, thành phố Cà Mau (Cà Mau). Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ghi...

tập trung tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp

Kinhtedothi - Sáng 29/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội nghị Báo cáo viên TP tháng 10/2024. Huy động sức mạnh văn hóa trong xây dựng, phát triển đất nước Tại hội nghị, các đại biểu nghe Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia Sự thật Phạm Thị Thịnh quán triệt những nội dung chính cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản...

Cùng nhớ về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày khai giảng

Tại lễ khai giảng, thầy và trò trường THPT Nguyễn Gia Thiều cùng xem lại những thước phim, hình ảnh tư liệu và những lời căn dặn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong đổi mới toàn diện công tác giáo dục. Lần gần đây nhất là lần về thăm trường nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Nguyễn Gia Thiều (1950 - 2020), những tình cảm chân thành với các thầy cô, tình cảm với những...

Khai trương Trang thông tin đặc biệt ‘Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng cùng ngày, Báo Nhân Dân đã khai trương Triển lãm ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gồm 44 bức ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí. Triển lãm sẽ đón khách tham quan từ ngày 20-22/8/2024, tại 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/khai-truong-trang-thong-tin-dac-biet-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nha-lanh-dao-co-tam-co-tam-cua-dang-378567.html

Tập trung thi hành tốt các luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản

Về một số điểm nổi bật của tháng 7 và 7 tháng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, nhìn chung tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn. Trong nước, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam khuyến cáo công dân tại Ukraine sơ tán khỏi các thành phố lớn

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 21/11, trước thông đại sứ quán một số nước ở Ukraine đã đóng cửa và đưa ra cảnh báo đối với công dân trước nguy cơ leo thang xung đột Nga - Ukraine, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đã đưa ra những khuyến cáo đối với cộng đồng người Việt Nam và các công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập...

Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực yêu cầu thanh toán tiền điện

Kinhtedothi - Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân. Trong những ngày gần đây trên địa bàn Hà Nội, một số đối tượng lừa đảo, mạo danh nhân viên điện lực, sử dụng số điện thoại di động cá nhân...

Canada cho phép Neuralink thử nghiệm cấy chip vào não người

Mục đích của Neuralink khi nghiên cứu lâm sàng tại Canada là đánh giá tính an toàn và chức năng ban đầu của thiết bị cấy ghép vào não, giúp những bệnh nhân bị liệt tứ chi, có thể điều khiển các thiết bị bên ngoài bằng suy nghĩ của họ. Về phía Canada, Tổ chức Mạng lưới Y tế Đại học (University Health Network) của nước này tuyên bố cơ sở y tế tại thành phố Toronto đã...

250 cán bộ, công chức được tập huấn công tác thi đua khen thưởng

Kinhtedothi-Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Mai Xuân Trường nhấn mạnh, đây là một hoạt động thiết thực của Sở thực hiện Chương trình công tác năm 2024, trong đó có nội dung tổ chức tập huấn bồi dưỡng và triển khai công tác quản lý Nhà nước về hội, quỹ và thi đua - khen thưởng. Hôm nay, 21/11, tại Trung tâm Chính trị Quận Hai Bà Trưng diễn ra Hội nghị tập huấn nghiệp vụ và...

Top thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Quế Quế được biết đến với khả năng cải thiện độ nhạy insulin, giúp các tế bào hấp thụ glucose hiệu quả hơn. Nó cũng làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate trong đường tiêu hóa, ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến. Một liều quế hàng ngày có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Yến mạch Yến mạch là thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất và đặc biệt chỉ số đường huyết khá thấp khoảng 53. Thêm...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là vấn đề được rất nhiều người quan tâm vào thời điểm cuối năm bởi đây là thời điểm các địa phương sẽ tiến hành khám nghĩa vụ quân sự để chuẩn bị cho đợt tuyển quân mới. Vậy, tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng đi nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu? Theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ...

Cùng chuyên mục

Ông Thái Thanh Quý thôi làm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 1298 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn việc thôi giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Nghệ An.Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thôi giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Nghệ An do...

Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa. Ngày 21/11, Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Hội nghị năm nay có chủ đề...

Tổng thống CH Bulgaria Rumen Radev sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11/2024, theo lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11/2024. Ngày...

Sẽ có cơ chế, chính sách vượt trội, toàn diện để phát triển Huế nhanh, bền vững

Bộ trưởng Bộ Nội vụ tán thành cao các ý kiến góp ý về việc phải có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để Huế phát triển nhanh, bền vững. ...

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để Thừa Thiên Huế phát triển bền vững

(TN&MT) - Chiều 21/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về dự thảo Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. ...

Mới nhất

Trăm nghìn người ‘cháy’ tài khoản khi Bitcoin phá đỉnh

Ngoài các lệnh giao ngay (spot), tiền số còn có hình thức giao dịch đòn bẩy trên thị trường tương lai (future). Họ sử dụng các lệnh Long (dự báo tăng), Short (dự báo giảm) trên biến động giá của các đồng tiền số. Đây là hình thức đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi kho, ngay cả khi...

Rose Knox – Nữ doanh nhân đi trước thời đại

Rose Knox (18/11/1857 - 27/9/1950) là một doanh nhân người Mỹ, nổi tiếng trong việc kinh doanh gelatin,...

Tối 21-11, giá vàng tăng vọt

(NLĐO) – Giá vàng thế giới tiếp đà tăng mạnh hướng tới vùng 2.700 USD/ounce thúc đẩy giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn lên mốc cao...

Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa. Ngày 21/11, Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn...

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký Chỉ thị bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hoá cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện...

Mới nhất