Trong đó, TP giao nhiệm vụ cho Sở Y tế Hà Nội là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công tác ATTP TP và yêu cầu thực hiện các hoạt động ATTP thuộc lĩnh vực ngành y tế quản lý theo phân công, phân cấp.
Kế hoạch đề ra 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu gồm: tăng cường chỉ đạo và năng lực quản lý Nhà nước về ATTP; đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục truyền thông ATTP; thanh tra kiểm tra, kiểm nghiệm, hậu kiểm, giám sát chất lượng ATTP.
Ngành y tế xây dựng các chương trình, đề án, dự án, mô hình điểm, chuyên đề về ATTP; kiểm soát, xử lý các sự cố, nguy cơ gây mất ATTP; bảo đảm kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ công tác ATTP; thực hiện các thủ tục hành chính về ATTP.
Ở vị trí là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo công tác ATTP TP, Sở Y tế có trách nhiệm xây dựng văn bản, kế hoạch hoạt động ATTP theo năm, tháng trọng điểm, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành thành tra, kiểm tra chuyên ngành về ATTP theo kế hoạch và đột xuất.
Song song với việc thực hiện các hoạt động chuyên ngành ATTP thuộc lĩnh vực ngành y tế quản lý theo phân công, phân cấp, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã duy trì phát triển, xây dựng và triển khai chương trình, dự án, đề án về ATTP thuộc lĩnh vực quản lý.
Trong đó, ngành tập trung truy xuất nguồn gốc đối với bếp ăn tập thể, căng tin tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, học viện; tăng cường kiểm soát ATTP đối với cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học trên toàn TP.
Sở Y tế, trực tiếp là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội ký hợp đồng, phối hợp với cơ quan báo chí và các hội đoàn thể trong Ban chỉ đạo công tác ATTP TP thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chủ trương, chính sách, các quy định về ATTP, đưa tin, bài, ảnh, phóng sự về thực trạng ATTP trên địa bàn.
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-tap-trung-nhieu-giai-phap-quan-ly-an-toan-thuc-pham.html