Đồng thời, thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận SPCNCL Thành phố năm 2023, trong đó 10-15 sản phẩm được công nhận lần đầu.
Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu và đóng góp giá trị gia tăng cao vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, tác động lan tỏa cao đến các ngành sản xuất và kinh tế khác, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các SPCNCL Thành phố, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Hà Nội với doanh nghiệp của các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài.
Theo kế hoạch, Thành phố sẽ thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp SPCNCL Hà Nội, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất SPCNCL phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, xét chọn và tôn vinh sản phẩm công nghiệp chủ lực, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Thành phố.
UBND Thành phố giao Sở Công Thương chủ trì thực hiện Kế hoạch đảm bảo đạt mục tiêu, kết quả đề ra, không trùng chéo; đưa ra các tiêu chí cụ thể khi lựa chọn doanh nghiệp sản xuất SPCNCL tham gia từng nội dung trong Kế hoạch. Phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quảng bá và tôn vinh thương hiệu SPCNCL Hà Nội, Chương trình SPCNCL của Thành phố.
UBND Thành phố yêu cầu việc triển khai Kế hoạch đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định nhằm đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.