Trang chủKinh tếNông nghiệpHà Nội nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc...

Hà Nội nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc từ cây hoa sen


Kéo dài mùa sen Hà Nội

Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Sen Bách diệp có khoảng trăm cánh nở rất to, có màu hồng nhạt, hương thơm ngát, khác biệt so với hoa sen của các vùng đất khác.

Tuy nhiên, hiện diện tích trồng sen Tây Hồ đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Do vậy, để bảo tồn và phát triển cây sen quý Tây Hồ, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả đưa vào trồng thử nghiệm hơn 30 giống sen mới.

Hàng chục giống sen mới đang được Hà Nội đưa vào trồng, mang lại giá trị cao.
Hàng chục giống sen mới đang được Hà Nội đưa vào trồng, mang lại giá trị cao.

Kết quả, đã chọn được gần 20 giống sen thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng của Hà Nội, trong đó bao gồm các giống sen chuyên canh để lấy củ, hoa, làm tơ sen và lấy hạt cho năng suất, phẩm cấp vượt trội.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, trước đây, sen Hà Nội chỉ có hoa trong mùa Hè, song nhờ ứng dụng khoa học, kỹ thuật nên đã tạo ra nhiều giống mới, giúp mùa sen ở Hà Nội bây giờ có thể kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 hằng năm.

Bên cạnh đó, nhằm khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ, năm 2024, Sở NN&PTNT Hà Nội đã triển khai mô hình “Sản xuất hoa sen chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu” với quy mô 7ha. Đến nay, mô hình đã đạt được kết quả rất đáng kích lệ; sen sinh trưởng tốt, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái.

Tiềm năng giá trị kinh tế cao

Hoa sen không chỉ có giá trị đặc biệt về tâm linh và tôn giáo mà còn là cây trồng đa giá trị, bao gồm cả giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng. Hầu hết các bộ phận của cây trồng này có thể làm thực phẩm, làm dược liệu, làm nguyên liệu cao cấp cho ngành dệt may…

Hà Nội hiện đã phát triển được rất nhiều đặc sản tinh túy được chế biến từ sen, vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa là nét văn hóa đặc sắc của người Hà Thành. Lũy kế đến nay, TP đã đánh giá, phân hạng được 2.723 sản phẩm OCOP, trong đó có 18 sản phẩm từ cây sen.

Đặc biệt, có sản phẩm lụa tơ sen “độc nhất, vô nhị” ở Việt Nam do nghệ nhân Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) sản xuất và sản phẩm “Khăn lụa tơ sen” của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức của nghệ nhân Phan Thị Thuận là sản phẩm tiềm năng 5 sao, được Văn phòng Chính phủ sử dụng làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia.

Ngoài ra còn có các sản phẩm OCOP từ sen có giá trị kinh tế cao, như: Sen trà Hiền Xiêm, quận Tây Hồ; chè sen Quảng An, quận Tây Hồ; hạt sen Đầm Long, huyện Ba Vì; trà lá sen, huyện Sóc Sơn; trà tâm sen, huyện Thanh Trì; xôi cốm hạt sen Ngô Thức, quận Nam Từ Liêm…

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, với tiềm năng giá trị rất lớn từ cây sen, trong thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục quan tâm, thúc đẩy phát triển ngành trồng sen gắn với phát triển du lịch và quảng bá hình ảnh địa phương; xây dựng sản phẩm đặc thù, thu hút du khách đến tham quan du lịch, trải nghiệm sen…

Sở NN&PTNT cũng mong muốn các tổ chức, doanh nghiệp, các nghệ nhân sẽ có những thiết kế sản phẩm mới từ sen phù hợp với thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sen tại làng nghề nông thôn. Đồng thời, tăng cường liên kết chuỗi giá trị, phát triển sản phẩm sen trong chuỗi sản phẩm làng nghề Hà Nội gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. 

 

Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của cây sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã. Đến nay, có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở các địa phương như: Mỹ Đức 188ha, Ba Vì 70ha, Mê Linh 65ha, Phúc Thọ 25ha, Ứng Hòa 25ha, Bắc Từ Liêm 25ha, Tây Hồ 19,6ha, Quốc Oai 18ha…



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-no-luc-bao-ton-phat-huy-gia-tri-dac-sac-tu-cay-hoa-sen.html

Cùng chủ đề

Du khách có thêm cơ hội thưởng thức các “Thức quà Hà Nội”

“Với chủ đề “Hà Nội đến để yêu – Thức quà Hà Nội”, các doanh nghiệp, nghệ nhân tham gia lễ hội đã giới thiệu nhiều sản phẩm ẩm thực đặc trưng của Hà Nội được giới thiệu tại lễ hội, như: Cốm Mễ Trì, bánh cuốn Thanh Trì, bánh mì Phố, phở cuốn Hương Mai, kẹo lạc Đường Lâm, chè kho, bia hơi Hà Nội, nem, mứt sen, bánh chả... Chủ cơ sở Cốm Mộc Lam Vũ Thị...

Bảy tháng, Hà Nội đón gần 16,5 triệu khách du lịch

Sở Du lịch Hà Nội vừa công bố kết quả hoạt động du lịch từ đầu năm 2024 đến nay. Trong 7 tháng qua, ngành du lịch Thủ đô tiếp tục giữ được đà tăng trưởng ổn định với tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 16,44 triệu lượt, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 3,43 triệu lượt, tăng 42,5% so với cùng kỳ...

Hơn 50.000 lượt khách đã tới tham quan Lễ hội Sen Hà Nội 2024

Lễ hội Sen Hà Nội 2024 đã kết thúc thành công sau 5 ngày tổ chức (từ 12-16/7). Chương trình đã thu hút hơn 50.000 lượt khách và mở ra triển vọng xây dựng thương hiệu văn hóa, du lịch đặc trưng của Thủ đô. Độc đáo, ý nghĩa Lễ hội Sen Hà Nội 2024 “Đêm nhạc Trịnh Công Sơn” diễn ra...

“Kích hoạt” sự năng động của du lịch văn hóa Hà Nội

Đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa Những ngày này đang diễn ra Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024. Đây là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ (Hà Nội). Lễ hội giới thiệu nhiều sản phẩm từ sen, các sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, với nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc nhằm tôn vinh và...

Lễ hội Sen Hà Nội lan toả những giá trị thiết thực

Theo đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao những nỗ lực của Sở NN&PTNT, quận Tây Hồ và một số đơn vị lần đầu tiên tổ chức Lễ hội sen Hà Nội có quy mô, ấn tượng và lan tỏa những giá trị thiết thực. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã gặp gỡ trao đổi và góp ý với nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh đổi mới công tác thiết kế áo bì, nhận diện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội với các địa phương tại Cuba

Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, Đoàn đại biểu TP Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba. Trước Tượng đài Chủ tịch Hồ...

quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm

Kinhtedothi- Ngày 2/11 Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Các nội dung chỉ đạo, kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm được quán triệt, triển khai tại Hội nghị này gồm: Nội dung chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; kết luận chỉ...

Xiaomi 15 có thêm phiên bản Custom Color

Phiên bản Curstom Color sẽ cung cấp cho người dùng khả năng cá nhân hóa thiết bị của mình bằng cách kết hợp tối đa 20 màu sắc và tối đa 40 sự kết hợp khác nhau, hướng đến nhu cầu của người dùng đang tìm kiếm trải nghiệm điện thoại thông minh thực sự độc đáo. Việc cá nhân hóa sẽ được thực hiện thông qua Xiaomi Mall, nơi người mua có thể lựa chọn hoặc kết hợp...

Giải pháp hữu hiệu để triệt tiêu nhà siêu mỏng, siêu méo

Tuy nhiên, với quy định mới về diện tích và điều kiện tách thửa đất được UBND TP quy định tại Quyết định 61/2024/QĐ-UBND mới đây, được kỳ vọng sẽ gỡ “nút thắt” trong việc giải quyết vấn đề này. Vấn nạn công trình siêu mỏng Thời gian gần đây, tại Hà Nội, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ; song song với quá trình này là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) để tạo...

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2050

Ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng Theo Kế hoạch, Quảng Ngãi sẽ ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể,...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Cá bông lau, cá đặc sản bơi sông lớn, nay nuôi thành công ở ao đất tại Bến Tre, bán 150.000 đồngkg

Anh Lê Hồng Phương, sinh năm 1975, ở âp 6, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), là người tiên phong thành công với ý tưởng chuyển đổi từ nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn sang nuôi cá bông lau thương phẩm...

Các “ông lớn” ký hợp tác chiến lược, đẩy nhanh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường Halal

Ngày 2/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp) đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về chương trình hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn Halal. ...

Rắn bông súng, con động vật hoang dã, rắn đặc sản ở Cà Mau dân bắt bằng tay không, bán hút hàng

Anh Lê Tài Thủ, một nông dân ở TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) cho biết, hơn 1ha đất của gia đình được bao thành vuông trữ nước ngọt nuôi tôm càng xanh, nuôi cá đồng từ năm 2000 đến nay.  Đây là nơi mà đêm...

Quảng Ngãi có gần 9.800 hộ cần hỗ trợ nhà ở

An cư cho người nghèo Sau bao năm ở trong ngôi nhà cũ nát, tạm bợ, tháng 6/2024, gia đình chị Lê Thị Kim Liên (43 tuổi, xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) đã có ngôi nhà mới khang trang nhờ sự hỗ trợ của chính quyền và các đoàn thể. Gia đình chị Liên là một trong những hộ nghèo ở xã Đức Phong. Cả 2 vợ chồng đều xuất thân nghèo khổ, không có...

Cùng chuyên mục

Lội suối ở Quảng Nam, Quảng Ngãi bắt con động vật thân mềm này nấu canh lá rừng, ngon ơi là ngon

Đồng bào miền núi phía tây các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có câu: “Rau ranh, ốc đá/ Là cá nậu nguồn”. Vì xa biển nên loại thực phẩm phổ biến được xem như cá của người nậu nguồn nơi đây là rau ranh, ốc đá. ...

Cam là quả đang bán có giá nhất ở một xã của Hà Tĩnh, cả làng hái bán, nhà nào cũng cầm tiền to

Thời điểm này, các giống cam tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bắt đầu chín. Theo nông dân trồng cam, năm nay cam đạt năng suất cao, giá cam cao chưa từng có (từ 45.000 - 50.000 đồng/kg) khiến nông dân rất phấn khởi, kỳ vọng một...

Lươn đồng Tiền Giang, con động vật chui rúc ngoài ruộng, đem nuôi ở chuồng heo, toàn con to bự

Chỉ hơn 500 m2 đất sản xuất, nhưng với cách nuôi lươn không bùn khoa học, sau 4 năm nuôi lươn trong bể xi măng thả các chùm dây nilon, gia đình anh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi...

Ông nông dân Kiên Giang nuôi rắn hổ đất, con hoang dã kịch độc, đẻ sòn sòn, bán cao 1 triệu/kg

“Rắn hổ cắn mà không biết cách sơ cứu thì chẳng thầy nào cứu được vì nọc độc phát tán rất nhanh. Nhưng nếu biết cách sơ cứu, trị đúng thuốc thì cũng chữa được”, ông Ba Hiểu, nông dân nuôi rắn hổ đất-loài hoang dã kịch độc (còn gọi là...

Bún quậy, món xuất hiện ở phố núi Gia Lai làm từ thứ gì mà có công dụng giải bia rượu cho người sỉn?

Tại đảo Phú Quốc hay cao nguyên Kon Tum, Pleiku (Gia Lai) giờ cũng có nhiều quán điểm tâm món bún quậy. Nó trở thành món ăn sáng và khuya của vãn khách và người bản địa. ...

Mới nhất

Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách hàng vay mua nhà cuối năm

Lãi suất cho vay mua nhà được đánh giá đang ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi sẽ tăng. Để khắc phục điều này, nhiều doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ lãi suất để kích cầu khách hàng mua nhà. Doanh nghiệp địa ốc tung chính sách hỗ trợ khách...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích việc gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Gần 164.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024, đại biểu Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tình hình. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn...

Mới nhất