Trang chủChính trịNgoại giaoHà Nội liên tục "chuyển động", sẵn sàng đón thêm làn sóng...

Hà Nội liên tục “chuyển động”, sẵn sàng đón thêm làn sóng đầu tư mới

Baoquocte.vn. 8 tháng đầu năm 2024, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hà Nội là điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Thủ đô. Hà Nội vẫn duy trì là điểm đến an toàn, đầy tiềm năng cũng như vị thế hấp dẫn vốn đầu tư của cả nước.

Hà Nội: Điểm đến an toàn, đầy tiềm năng, hấp dẫn đầu tư FDI
Hà Nội được đánh giá cao về cơ sở hạ tầng, chi phí thời gian, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, luôn sát cánh hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp. (Ảnh: Linh Chi)

Cụ thể, trong 8 tháng, toàn TP đã thu hút 1,4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Đăng ký cấp mới 172 dự án với số vốn đạt 1,1 tỷ USD; 120 lượt tăng vốn đầu tư với 155 triệu USD; 154 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 177,7 triệu USD.

Thời gian qua, Hà Nội liên tục trong bảng xếp hạng các địa phương dẫn đầu về thu hút FDI.

Với lợi thế cạnh tranh về môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, kinh tế xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, thị trường tiềm năng, dịch vụ đa dạng, Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài những lợi thế riêng, Thủ đô nghìn năm văn hiến được đánh giá cao về cơ sở hạ tầng, chi phí thời gian, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, luôn sát cánh hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp.

Thu hút FDI theo chiều sâu

Đánh giá về bức tranh tổng quát thu hút FDI trên địa bàn TP. Hà Nội thời gian gần đây, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, làn sóng dịch chuyển vốn FDI vào khu vực Đông Nam Á, thủ đô Hà Nội đã có những định hướng “mở” để nâng cao chất lượng dòng vốn FDI.

Bên cạnh đó, Hà Nội chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.

“Đây cũng là lợi thế so sánh mang tính quyết định trong thu hút dòng vốn FDI có chất lượng trong thời gian tới của Thủ đô”, PGS.TS. Trần Đình Thiên khẳng định.

Hà Nội đã và đang xác định cộng đồng doanh nghiệp nói chung, cộng động doanh nghiệp FDI nói riêng là động lực quan trọng cho quá trình hội nhập và phát triển của Thủ đô.

Dự kiến, năm 2024, Hà Nội phấn đấu thu hút FDI đạt khoảng 3,15 tỷ USD; trong đó, các dự án có sử dụng đất khoảng hơn 2,15 tỷ USD, các dự án thương mại, dịch vụ khoảng 1 tỷ USD.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, định hướng của thành phố là thu hút FDI theo chiều sâu gắn với mục tiêu phát triển bền vững; ưu tiên những dự án chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao tập trung vào các lĩnh vực.

Đồng thời, tiếp tục đổi mới trong công tác xúc tiến đầu tư, gắn kết với xúc tiến thương mại, du lịch cũng như gắn với hoạt động đối ngoại, văn hóa; đẩy mạnh vai trò của các cơ quan xúc tiến đầu tư đối với các tổ chức ngoại giao và khu vực kinh tế vốn đầu tư nước ngoài; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, minh bạch và công bằng để các nhà đầu tư kinh doanh thành công và phát triển bền vững.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội Nguyễn Ánh Dương khẳng định, thành phố luôn quan tâm và dành những điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư, nhất là nguồn vốn FDI.

“Bên cạnh những cơ chế ưu đãi chung đã có, Luật Thủ đô mới còn mở ra nhiều cơ chế ưu đãi, chính sách hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư.

Đơn cử, với doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực được xác định ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược sẽ được thành phố miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại; đồng thời, được áp dụng mức thuế suất 5% thuế thu nhập doanh nghiệp; trong đó, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo”, ông Dương nhấn mạnh.

Hà Nội: Điểm đến an toàn, đầy tiềm năng, hấp dẫn đầu tư FDI
Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (NIC Hòa Lạc), Hà Nội. (Nguồn: Dân trí)

Không ngừng đưa ra những chính sách, ưu đãi hấp dẫn

Mới đây, trong buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần khẳng định, ngân hàng mong muốn tìm hiểu những cơ hội hợp tác trên địa bàn Thủ đô, sẵn sàng trở thành đối tác tin cậy với một chương trình hợp tác lâu dài.

Dù vậy, phía AIIB cũng đề nghị Hà Nội giảm sự phức tạp của thủ tục hành chính, hướng đến khai thác tối đa hiệu quả chi phí và hiệu suất hoạt động; nhấn mạnh các dự án sau khi được phê duyệt cần được thiết kế tốt, triển khai nhanh, hoàn thành đúng thời gian.

Về phần mình, UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan đề xuất triển khai, tổ chức kêu gọi nhà đầu tư thực hiện các dự án theo Danh mục dự án thu hút đầu tư thành phố Hà Nội đợt 1 năm 2024; rà soát, chuẩn bị các điều kiện về mặt bằng, đất đai, hạ tầng, lao động… để sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư, tập đoàn lớn; đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ tạo ưu thế cạnh tranh thu hút đầu tư trung và dài hạn.

TP yêu cầu các cơ quan, đơn vị tăng cường năng lực cán bộ thực thi, tập trung cải cách thủ tục hành chính và bộ máy hành chính theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ; xử lý nhanh, đúng quy định pháp luật các thủ tục về đầu tư, kinh doanh; tuyệt đối không tùy tiện đặt ra các yêu cầu, điều kiện không phù hợp quy định pháp luật trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Hà Nội đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị Đối thoại với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, một trong sáu hội nghị đối thoại doanh nghiệp theo chuyên đề mà thành phố tổ chức trong năm 2024, nhằm kịp thời lắng nghe, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI.

Có thể thấy rõ, bên cạnh lợi thế, Thủ đô không ngừng đưa ra những chính sách, ưu đãi hấp dẫn, tự làm mới mình để hút làn sóng đầu tư mới. Tin rằng, thời gian tới, nhà đầu tư tiếp tục chọn Hà Nội làm điểm dừng chân và Thủ đô duy trì vững chắc vị thế điểm đến an toàn, đầy tiềm năng, hấp dẫn vốn đầu tư của cả nước.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ha-noi-lien-tuc-chuyen-dong-san-sang-don-them-lan-song-dau-tu-moi-286602.html

Cùng chủ đề

Khách Tây muốn ăn ngay 1 món khi đến Hà Nội, ngày uống cà phê 4-5 lần

Vừa đặt chân đến Hà Nội, vị khách Tây lập tức ghé quán ăn địa phương để thưởng thức món phở bò tái ngập hành lá. Đây cũng là món anh ăn trong bữa cuối trước khi rời Thủ đô. Lời tòa soạn: Nhiều du khách nước ngoài tới Hà Nội không chỉ ấn tượng với những món ăn mang đậm văn hóa truyền thống Việt mà còn bị thu hút bởi cả các món được nhận xét là...

Hình ảnh đẹp, ấn tượng ở hồ Gươm

Phố đi bộ bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) trở nên khác lạ với hình ảnh đẹp, ấn tượng từ các màn văn nghệ, hát giao lưu chụp ảnh cùng người dân, du khách của các chiến sĩ và học viên đến từ các trường học trong ngành quân đội. Triển lãm 80 năm Văn hóa - Văn nghệ Quân đội nhân dân đang diễn ra trên phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội với nhiều hoạt động sôi...

Cần 80.000 đơn vị máu cho điều trị dịp tết

Chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ lần thứ 17 sẽ diễn ra ngày 29.12 tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Chương trình do Báo Tiền Phong chủ trì, phối hợp Viện Huyết học - truyền máu T.Ư, Đoàn TNCS Hồ Chí...

Hạn chế giao thông đường Văn Khê, người dân đi lại thế nào?

Sở GTVT Hà Nội cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12 - 3h00 ngày 23/12. ...

14 bệnh nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm âm tính với methanol, ethanol

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Chiến - Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, 14 bệnh nhân có các biểu hiện mức độ ngộ độc khác nhau; rối loạn tiêu hoá: đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài; thần kinh: đau đầu, một số ca nói sảng, rối loạn ý thức; suy tuần hoàn; rối loạn toan chuyển hoá tăng cao lactat. 5 bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiễm trùng nhiễm độc phải hồi sức tích cực,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Hungary đã “có chiêu” bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiết lộ, ông đã “có cách” để bảo vệ vẹn nguyên các chuyến hàng khí đốt của Nga qua đường trung chuyển Ukraine.

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột địa chính trị, địa kinh tế “kinh niên” trên toàn cầu.

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Liên minh Dân chủ xã hội Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng, cam kết ổn định nền kinh tế sau khi nổi lên trở thành đảng lớn nhất Iceland trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Prudential cùng hành trình 5 năm nâng cao ý thức an toàn giao thông tại Việt Nam

Vừa qua, chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” của Prudential đã diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, đánh dấu cho sự mở dầu của hàng loạt hoạt động kỷ niệm 5 năm triển khai dự án tại Việt Nam.

Sức mạnh, bản lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) là một hành trình đầy tự hào.

Bài đọc nhiều

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Hungary đã “có chiêu” bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiết lộ, ông đã “có cách” để bảo vệ vẹn nguyên các chuyến hàng khí đốt của Nga qua đường trung chuyển Ukraine.

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột địa chính trị, địa kinh tế “kinh niên” trên toàn cầu.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Fed đau đầu “dè chừng” loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đang đặt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thế khó khi phải đối mặt với những bất ổn từ các đề xuất chính sách gây tranh cãi.

Ngoại giao văn hóa: 2024 là năm “bội thu” của ngoại giao văn hóa Việt Nam

Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu Trung Quốc về các vấn đề Việt Nam, khẳng định năm 2024 là "một năm bội...

Mới nhất

Bộ Quốc phòng quyết định mở thêm một ngày Triển lãm quốc phòng

Bộ Quốc phòng thông báo triển lãm quốc phòng sẽ được kéo dài thời gian mở cửa một số gian hàng, mở cửa thêm một ngày đến hết 23-12. ...

Hủy quyết định sửa năm sinh trên bằng tốt nghiệp của chủ tịch TX.Giá Rai

Sở GD-ĐT Cà Mau thu hồi, hủy bỏ quyết định điều chỉnh năm sinh trên bằng tốt nghiệp bổ túc văn hóa của...

Gia đình 3 thế hệ bác sĩ nội trú sản khoa của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng

Tân bác sĩ Hồ Ngọc Lan Nhi vừa nhận giấy báo trúng tuyển bác sĩ nội trú chuyên ngành sản phụ khoa Trường ĐH Khoa học sức khỏe (ĐH Quốc gia TP.HCM), trở thành người thứ ba trong gia đình theo học bác sĩ nội trú sản...

Sức hút du lịch Việt qua hệ sinh thái số

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực ASEAN. Với hơn 78 triệu người dùng internet và tỷ lệ sử dụng mạng xã hội đạt 73,3% dân số, Việt Nam sở...

Mới nhất