Trang chủDi sảnHà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời

Hà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời

Không ít hội thảo, tọa đàm được tổ chức để thảo luận về việc phát triển di sản văn hóa, đặc biệt là phát triển di sản văn hóa gắn với du lịch. Lấy chủ đề “Du lịch di sản vươn mình”, các chuyên gia văn hóa, di sản, du lịch nhấn mạnh phải cân bằng được bảo tồn và phát triển di sản, đồng thời giữ đúng bản chất và giá trị của di sản.

Du lịch di sản vươn mình

Du lịch di sản luôn là một trong những sản phẩm du lịch trọng tâm thời gian vừa qua. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch đặc thù này vẫn chưa phát huy đúng tiềm năng.

Trong không gian ấm cúng tại khu tập thể cũ số 6 Tông Đản (Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày cuối năm, nhiều chuyên gia văn hóa, di sản, du lịch đã có mặt tại tọa đàm Du lịch di sản vươn mình để cùng bàn thảo về vấn đề này.

Hà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời ảnh 1
Các nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống trước khi bắt đầu tọa đàm.

Du lịch di sản vươn mình được thực hiện tại ngôi nhà được xây dựng từ thập niên 1980 – nơi đã lưu giữ những dấu mốc của một gia đình người Hà Nội.

Trong không gian hoài cổ, người tham dự được thưởng thức trình diễn di sản văn hóa, nghệ thuật sau đó cùng thảo luận về việc phát triển di sản văn hóa gắn với du lịch.

“Chương trình là sự kết hợp giữa biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống và thảo luận về du lịch di sản trong kỷ nguyên mới. Đề tài chúng tôi đưa ra khá hàn lâm nhưng những người làm chương trình luôn muốn nó gần gũi hơn với công chúng. Vì vậy, chương trình được thực hiện như buổi tâm sự, hàn huyên giữa những người bạn”, TS. Đặng Thị Phương Anh (khoa Du lịch, Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) – người thực hiện tọa đàm cho biết.

Hà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời ảnh 2
Tọa đàm Du lịch di sản vươn mình được tổ chức tại khu tập thể cũ số 6 Tông Đản (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Gắn sản phẩm với trải nghiệm du khách

Thưởng thức những màn trình diễn văn hóa nghệ thuật đặc sắc, ông Ken Wood – Giám đốc dự án Du lịch Thụy Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD) – cho rằng Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển các loại hình du lịch gắn với di sản văn hóa.

“Tôi đã ở Việt Nam khoảng 2 năm nhưng vẫn luôn bị thu hút bởi những điều mới mẻ ở đây như các loại hình nghệ thuật, di sản phi vật thể. Việt Nam có nhiều điều để giới thiệu tới du khách. Trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án tại Hà Giang, Quảng NamĐồng Tháp chúng tôi đã nhận ra điều đó”, ông Ken Wood nêu.

TS. Lê Thị Minh Lý – Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam – cho rằng phát triển du lịch và bảo tồn di sản luôn có mối liên hệ chặt chẽ, đòi hỏi cách tiếp cận bền vững của các bên liên quan.

Hà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời ảnh 3Hà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời ảnh 4Hà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời ảnh 5Hà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời ảnh 6

Các di tích cần được thổi hồn nhờ biểu diễn nghệ thuật theo chủ đề.

“Sản phẩm du lịch cần chất liệu từ di sản, ngược lại các di sản cũng cần ngành du lịch để được giới thiệu đến du khách. Mỗi loại hình di tích hay di sản văn hóa phi vật thể lại cần cách tiếp cận khác nhau cho phù hợp với hoạt động du lịch. Điều quan trọng là gìn giữ nguyên vẹn những giá trị tại di tích, sau đó bổ sung thêm trải nghiệm cho khách du lịch”, TS. Lê Thị Minh Lý nêu.

Vị chuyên gia này cũng đề xuất ngôi nhà số 6 Tông Đản trở thành một điểm du lịch di sản tại Hà Nội, bởi kiến trúc ngôi nhà được lưu giữ nguyên vẹn. Đây sẽ là điểm đến giúp du khách tìm hiểu, hoài niệm về Hà Nội, con người Hà Nội trong quá khứ.

Hà Nội không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời ảnh 7

Nhiều kiến trúc lâu đời có thể trở thành địa điểm thu hút du khách quốc tế nếu được gắn với những câu chuyện hấp dẫn.

“Hà Nội nên có quy hoạch và chính sách hỗ trợ, không nên xóa bỏ tất cả ngôi nhà lâu đời mà cần chọn lọc, giữ lại một vài địa điểm và kể các câu chuyện, chủ đề khác nhau theo từng điểm đến. Việc này giúp các công ty có nhiều lựa chọn hơn khi xây dựng tour và du khách cũng có đa dạng trải nghiệm hơn”, TS. Lê Thị Minh Lý đề xuất.

TS. Đặng Thị Phương Anh cho rằng trước đây Việt Nam đã quan tâm, phát triển du lịch di sản nhưng “chưa tới”. “Chúng ta chỉ chú trọng làm thế nào để kể câu chuyện về di sản và niềm tự hào về di sản của chúng ta mà chưa quan tâm đến việc kể thế nào để thu hút khách quốc tế”, TS. Đặng Thị Phương Anh nêu.

Vì vậy, các chuyên gia đề xuất để các di tích và di sản phát triển một cách bền vững, cần áp dụng công nghệ hiện đại để mô phỏng, tái hiện lịch sử hoặc kêu gọi xây dựng bảo tàng ký ức cộng đồng… Đây sẽ là không gian giao lưu, trình diễn văn hóa của các nghệ sĩ chuyên nghiệp và không chuyên, hướng tới nuôi dưỡng tình yêu di sản và nghệ thuật truyền thống cho giới trẻ.

Nguồn: https://tienphong.vn/ha-noi-khong-nen-xoa-bo-tat-ca-ngoi-nha-lau-doi-post1707945.tpo

Cùng chủ đề

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam. Tại lễ công bố Quyết định công nhận cây Di sản Việt Nam diễn ra vào ngày 10/1, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Thuận...

Những dấu ấn miền di sản đất Cảng

  Màn pháo hoa mãn nhãn trong đêm hội Hoa Phượng đỏ 2024. (Ảnh: PV)   (PLVN) - Hải Phòng xưa nay được biết đến là thành phố công nghiệp. Thế nhưng, những năm gần đây, thành phố Cảng đã để lại những dấu ấn dẫn đầu cả nước về văn hóa, di sản. Đó là những sân khấu sáng đèn, những lễ hội lớn, những miền di sản được “đánh thức”… Thành phố vươn mình rực rỡ Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám...

Đón Tết hạnh phúc, bình yên, hướng đến tương lai

TP HCM đã có những chuẩn bị chu đáo dịp Tết Ất Tỵ 2025 với trọng tâm là chăm lo người dân, bảo đảm an ninh - trật tự và thúc đẩy phát triển ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đào đông tươi phối cùng gỗ lũa giá trăm triệu đồng vẫn hút khách

TPO - Là loài hoa nhập khẩu, đào đông ấn tượng với những chùm quả đỏ mọng, căng tròn, mọc chi chít trên cành. Năm nay thị trường Hà Nội xuất hiện cây đào đông tươi tạo tác với gỗ lũa được bán với giá hàng trăm triệu đồng. Độc đáo đào đông đổ bộ xuống phố Hà Nội, có chậu giá hàng trăm triệu đồng vẫn hút khách. Tại chợ hoa Tết trên đường Phạm Hùng (Hà Nội), xuất hiện...

Khơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất cánh

TP - Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban. Báo Tiền Phong tổ chức tuyến bài nêu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý về giải pháp tháo gỡ những nút thắt, khơi thông nguồn lực,...

Nổ bình gas tại quán ăn, 9 thầy cô và học sinh bị bỏng

Trong lúc ngồi ăn trong tiệm, trên bàn có bếp gas mini bỗng dưng phát nổ làm nhiều giáo viên và các em học sinh bị bỏng, trong đó có 1 trường hợp phải chuyển đi cấp cứu ở bệnh viện tại TP.HCM. Trong lúc ngồi ăn trong tiệm, trên bàn có bếp gas mini bỗng dưng phát nổ làm nhiều giáo viên và các em học sinh bị bỏng, trong đó có 1 trường hợp phải...

Độc đáo chậu lan 300 cành trên gỗ lũa, giá trăm triệu đồng

TPO - Gốc lan hồ điệp được ghép theo dáng "độc lạ" trên gỗ lũa có giá trăm triệu đồng phục vụ đại gia chơi Tết tại thành phố Hà Tĩnh. Độc đáo chậu lan 300 cành trên thân gỗ lũa, giá trăm triệu đồng (Clip: Hoài Nam) Là loài hoa được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc đa dạng, lan hồ điệp còn nổi tiếng là một trong những loài hoa lâu tàn nhất. Tại...

Cúc mâm xôi ‘cười sớm’, nhà vườn lo không đủ bán Tết

TPO - “Năm trước tôi nhập hơn 100 chậu, năm nay chỉ được 40 chậu vì các vườn báo hoa hỏng nhiều. Từ nay tới Tết cũng không còn để lấy thêm nữa”, ông Mai Triệu Vỹ, chủ nhà vườn tại quận Cẩm Lệ cho hay. Nhiều nhà vườn tại Đà Nẵng đang lo không đủ hoa cúc mâm xôi bán Tết vì hoa vừa ít, vừa nở sớm. Chưa tới rằm tháng Chạp, một số nơi đã đứt nguồn...

Bài đọc nhiều

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Trải nghiệm ngủ đêm, đón bình minh trên du thuyền ở vịnh Hạ Long

Trên du thuyền cao cấp khám phá vịnh Hạ Long đẹp kỳ vĩ với nhiều trải nghiệm thú vị chẳng kém ở nước ngoài, mỗi du khách chỉ tốn khoản chi phí từ 2,8 -3 triệu đồng cho hải trình 2 ngày 1 đêm. Từng đọc đánh giá trên trang du lịch trực tuyến về tour du thuyền tại vịnh Hạ Long (Việt Nam), chị Karen (đến từ Singapore) vẫn nhớ bình luận của một số du khách đã đến đây trải...

Quần thể danh thắng Tràng An xứng đáng là di sản thế giới

Nếu được UNESCO vinh danh, Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và khu du lịch Tam Cốc-Bích Động của tỉnh Ninh Bình sẽ là di sản thứ 8... Hiện tại, Việt Nam đã có 7 di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, trong đó Vịnh Hạ...

Sức hút của điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á – Phố cổ Hội An

Bước chân vào phố cổ Hội An, du khách có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật bởi những công trình kiến trúc đặc trưng của các nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam và Pháp.Du khách bắt đầu chương trình tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN) Là một trong hai điểm đến được tỉnh Quảng Nam chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế, sau gần...

Hoàng Thành Thăng Long – biểu tượng của lịch sử, văn hóa Thủ đô

Hoàng Thành Thăng Long nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là một biểu tượng lịch sử, văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Năm 2010, di tích này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ vào tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản quý giá của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản văn hóa của thế...

Cùng chuyên mục

Cây thiên tuế 200 tuổi ở Bến Tre được vinh danh là cây di sản

Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam. Tại lễ công bố Quyết định công nhận cây Di sản Việt Nam diễn ra vào ngày 10/1, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Thuận...

Những dấu ấn miền di sản đất Cảng

  Màn pháo hoa mãn nhãn trong đêm hội Hoa Phượng đỏ 2024. (Ảnh: PV)   (PLVN) - Hải Phòng xưa nay được biết đến là thành phố công nghiệp. Thế nhưng, những năm gần đây, thành phố Cảng đã để lại những dấu ấn dẫn đầu cả nước về văn hóa, di sản. Đó là những sân khấu sáng đèn, những lễ hội lớn, những miền di sản được “đánh thức”… Thành phố vươn mình rực rỡ Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám...

Kỳ quan Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà: Ngọc trên biển

Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất, hệ động thực vật rừng - biển đa dạng nhất với 7 hệ sinh thái rừng - biển phong phú, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà không chỉ là nơi có vẻ đẹp, cảnh quan ngoạn mục kỳ thú, mà còn là kho báu thiên nhiên trên biển với những giá trị hết sức to lớn. Ngày 16/9 vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ 45 tại Thủ đô Riyadh,...

Cổng Ngọ Môn Huế ‘khoác áo mới’ nhờ công nghệ Đức

Sáng 26/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (HMCC) và Công ty TNHH MTV Karcher Việt Nam (Karcher) thuộc Tập đoàn Karcher (Đức) đã tổ chức lễ bàn giao dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế. Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế sau khi được làm sạch - Ảnh: HMCC Theo HMCC, Di tích Ngọ Môn - Lầu Ngũ Phụng, cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, được xây dựng năm Minh Mạng 14...

Hội An- nơi thời gian ngừng trôi

  Nằm bên dòng sông Hoài thơ mộng, Đô thị cổ Hội An như một viên ngọc quý giữa lòng Quảng Nam, lưu giữ vẻ đẹp cổ kính và bình yên xuyên suốt hàng thế kỷ. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999, Hội An không chỉ là một bảo tàng sống của kiến trúc và lối sống đô thị mà còn là biểu tượng của sự giao thoa văn hóa Đông -...

Mới nhất

Điều chỉnh Đường tỉnh 582 B từ Cảng Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1 thành Quốc lộ 15 D

Đường tỉnh 582B có điểm đầu (Km0+00) giao với QL.1 tại Km781+578, điểm cuối nối vào cảng biển Mỹ Thủy và Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị, tổng chiều dài 13,8 km. Điều chỉnh Đường tỉnh 582 B từ Cảng Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1 thành Quốc lộ 15 DĐường tỉnh 582B có điểm đầu (Km0+00) giao...

Thêm động lực để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Theo Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, yếu tố then chốt để không ngừng phát triển và củng cố quan hệ Nga-Việt chính là đối thoại chính trị thường xuyên và có ý nghĩa ở cấp cao nhất. ...

Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Phụng Hiệp

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 168/QĐ-UBND ngày 10/1/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng, tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Phụng Hiệp. Theo đó, vị trí nghiên cứu quy hoạch thuộc địa giới hành chính các xã Tô Hiệu, Nghiêm Xuyên, Thắng Lợi, Dũng Tiến, huyện Thường...

Giá cà phê trong nước giảm liên tiếp, robusta còn chịu nhiều áp lực, dự báo thị trường tuần này thế nào?

Tính chung năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng hơn 1,34 triệu tấn cà phê các loại, giảm mạnh 17,1% so với năm 2023. Tuy nhiên, do giá tăng cao nên giá trị kim ngạch thu về đã đạt kỷ lục 5,6 tỷ USD, vượt 32,5% so với kỷ lục cũ của năm 2023 trước đó.

Mới nhất

Sắc đỏ may mắn