Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếHà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sởi

Hà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng trong 2 tháng gần đây.

Tin mới y tế ngày 4/12: Hà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng trong 2 tháng gần đây.

Chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh sởi

Trong tuần qua từ ngày 22/11 đến 28/11, toàn thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi, trong đó 23 trường hợp chưa tiêm vắc-xin phòng sởi, 2 trường hợp đã tiêm vắc-xin phòng sởi. Số mắc sởi cộng dồn năm 2024 là 140 trường hợp, ghi nhận bệnh nhân tại 26 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Đáng lo ngại, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh do chưa được tiêm chủng, hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ 2 mũi vắc-xin phòng bệnh. Cụ thể, phân bố theo nhóm tuổi có 43 trường hợp dưới 9 tháng (30,7%), 21 trường hợp 9 – 11 tháng (15%), 23 trường hợp 12 – 24 tháng (16,4%), 19 trường hợp 25 – 60 tháng (13,6%), 34 trường hợp trên 60 tháng (24,3%).

Có gần 40% các trường hợp mắc bệnh do liên quan đến khả năng lây nhiễm sởi trong các bệnh viện khi khám, điều trị các bệnh khác. CDC Hà Nội nhận định, sẽ tiếp tục ghi nhận những ca bệnh trong tháng cuối năm 2024 và 3 tháng đầu năm 2025.





Tiêm vắc-xin sởi là biện pháp quan trọng để phòng, chống dịch.

Kết quả phân tích dịch tễ học cho thấy, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh do chưa được tiêm chủng, hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ 2 mũi vắc-xin phòng bệnh.

Trước thực trạng trên, ngành Y tế Hà Nội đã đồng bộ các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.

CDC Hà Nội phối hợp với các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng sởi – rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi và nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi.

Theo đó, từ ngày 14/10, toàn thành phố đã tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng sởi – rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi và nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi.

Kết quả cho thấy, toàn thành phố đã thực hiện rà soát được 61.590 trẻ chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin có thành phần sởi, và 3.813 trẻ có tiêm vắc-xin sống giảm độc lực trong vòng 1 tháng trước chiến dịch (đối tượng tạm hoãn tiêm chủng).

Như vậy, tổng số trẻ từ 1-5 tuổi thuộc đối tượng tiêm chiến dịch năm 2024 là 57.777 trẻ. Đối với đối tượng là nhân viên y tế, tổng số nhân viên y tế chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi thuộc đối tượng tiêm chiến dịch là 2.367 người.

Tính đến ngày 15/11, kết quả đã tiêm được 57.903 đối tượng, trong đó có 55.640 đối tượng là trẻ 1-5 tuổi, đạt tỷ lệ 96,3% tổng số đối tượng thuộc diện tiêm chiến dịch; 2.263 đối tượng là nhân viên y tế đạt tỷ lệ 95,6% tổng số đối tượng thuộc diện tiêm chiến dịch. Đồng thời, phối hợp với các trung tâm y tế tổ chức khoanh vùng, điều tra, xử lý các khu vực ghi nhận ca bệnh, ổ dịch sởi.

Cùng với các hoạt động chuyên môn, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch, CDC Hà Nội cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường các hoạt động truyền thông về phòng, chống bệnh sởi; tuyên truyền về chiến dịch sởi giúp người dân nắm bắt được tình hình dịch, ý nghĩa của việc , đúng lịch và hưởng ứng tham gia chiến dịch.

Nhằm chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, trong thời gian tới, CDC Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch sởi.

Tham mưu, đề xuất với Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các cơ sở y tế, bệnh viện có tiếp nhận khám, điều trị bệnh nhân sởi thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây chéo tại bệnh viện.

Chỉ đạo các đơn vị tư nhân thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sởi trên địa bàn thành phố thực hiện báo cáo đầy đủ thông tin các trường hợp có xét nghiệm dương tính sởi cho CDC Hà Nội hoặc trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã đóng trên địa bàn để phối hợp điều tra, xử lý.

Bên cạnh đó, CDC Hà Nội cũng phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh truyền thông về việc triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng sởi.

Hai trẻ ngộ độc do cha mẹ nhầm lẫn lá thủy tiên thành lá hẹ

Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại khoa Cấp cứu và Chống độc của bệnh viện vừa cấp cứu trẻ bị ngộ độc do ăn nhầm lá hoa thủy tiên.

Trước đó, do nhầm lẫn lá thủy tiên với lá hẹ nên gia đình của hai trẻ (2 tuổi) đã sử dụng để nấu cháo với mục đích chữa ho. Sau khi ăn, cả hai trẻ xuất hiện triệu chứng đường tiêu hoá như đau bụng, nôn liên tục. Lúc này, gia đình mới nhận ra sự nhầm lẫn và lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.

Bác sĩ Bùi Tiến Công, khoa Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, tại đây, các bệnh nhi đã được nhập viện theo dõi các chức năng sinh tồn, đồng thời được tiến hành các biện pháp thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể bằng việc rửa dạ dày kết hợp sử dụng than hoạt tính để hấp thụ độc tố và nhuận tràng.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng bồi phụ nước, điện giải cho bệnh nhi và thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, thận, tim nhằm kịp thời phát hiện các biến chứng.

Nhờ sự can thiệp tích cực của đội ngũ y bác sĩ, chỉ sau hơn một ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của hai trẻ đã ổn định và được xuất viện an toàn.

Hoa thủy tiên có nguồn gốc từ châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. Gần đây, loại cây này được du nhập vào Việt Nam. Cây thuộc chi Narcissus gồm khoảng 40 loài thực vật thân củ, thuộc họ Amaryllidaceae.

Hầu hết hoa thủy tiên là cây lâu năm, lá mọc từ củ vào mùa xuân, lá dẹt, cây có chiều cao 20cm-1,6m tùy theo loài. Hoa có hình loa kèn màu vàng, trắng, hồng có sáu cánh trung tâm là nhụy hoa. Hoa thuỷ tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi nhưng mảnh hơn.

Là loài cây cảnh đẹp nhưng theo các bác sĩ, tất cả các bộ phận của cây hoa thủy tiên đều có độc, nhất là củ. Trong thành phần của cây chứa chất Lycorine, gây ra các triệu chứng như nôn, buồn nôn, đổ mồ hôi, nhịp tim chậm.

Do đó, nếu vô tình ăn phải hoa thủy tiên với số lượng lớn có thể gây co giật, ức chế tuần hoàn, hô hấp và hôn mê. Bên cạnh đó, củ của hoa thủy tiên chứa thành phần Oxalat nếu nuốt phải có thể gây bỏng và kích ứng niêm mạc môi lưỡi, họng.

Các bác sỹ khuyến cáo, hoa thuỷ tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi, lá hẹ nhưng mảnh hơn nên các gia đình phải thận trọng với người già, trẻ nhỏ để tránh nhầm lẫn như trường hợp nêu trên.

Sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng do nhiễm liên cầu lợn khi giết mổ

Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam thanh niên 32 tuổi (trú tại Chương Mỹ Hà Nội), chuyển từ tuyến y tế cơ sở đến bệnh viện với chẩn đoán theo dõi sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.

BSCKI .Trần Đình Thăng Khoa Hồi sức tích cực cho biết bệnh nhân thực hiện công việc giết mổ lợn trên một con lợn chết không rõ nguyên nhân. Sau mổ lợn 5 giờ đồng hồ bệnh nhân có xuất hiện sốt rét run, mệt mỏi, kèm theo có đau bụng, nôn nhiều.

Bệnh nhân được chỉ định vào điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới điều trị trong tình trạng mệt mỏi, lơ mơ, khó thở, đau bụng vật vã và vẫn tiếp tục nôn.

Hai tiếng sau bệnh nhân xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử trên da tăng nhanh kèm theo suy hô hấp, tụt huyết áp, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng nguy kịch.

Khi vào khoa Hồi sức tích cực bệnh nhân có phù toàn thân, nhiều ban xuất huyết hoại tử toàn thân và ở mặt, suy đa phủ tạng, tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu…

Bệnh nhân được chẩn đoán: sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn, bệnh nhân được chỉ định lọc máu liên tục, kháng sinh phổ rộng liều cao và can thiệp nhiều thủ thuật chuyên sâu khác, cấy máu dương tính với vi khuẩn Streptococcus Suis .

Trong quá trình điều trị bệnh nhân xuất hiện biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tán huyết, hoại tử da… Bệnh nhân được điều trị tích cực trong 21 ngày, tình trạng cải thiện tốt bệnh nhân ổn định ra viện trong vài ngày tới. Tuy nhiên bệnh đến viện muộn do đó để lại di chứng giảm thính lực.

Theo bác sĩ CKII. Đoàn Bình Tĩnh  -Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho hay, gần đây, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận và điều trị các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn được chuyển đến nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nguy kịch, suy đa phủ tạng và rối loạn đông máu nghiêm trọng đã có bệnh nhân tử vong do đưa đến viện muộn trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng nặng không hồi phục. Có những bệnh nhân được chữa khỏi nhưng phải cắt bỏ những đầu ngón tay hoặc ngón chân bị hoại tử, di chứng thần kinh…

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus Suis gây nên. Người có thể lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.

Liên cầu lợn có thể lây truyền sang người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn hoặc tiết canh lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.

Trên người, biểu hiện thường gặp nhất là viêm màng não mủ (95%) với các biểu hiện thường gặp như: sốt, nhức đầu, nôn, cứng gáy, rối loạn tri giác. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc tai.

Trường hợp nặng có thể tiến triển nhanh chóng thành nhiễm khuẩn huyết sốc nhiễm khuẩn, trụy mạch, tụt huyết áp, rối loạn đông máu nặng, ban xuất huyết hoại tử toàn thân, tắc mạch, suy đa phủ tạng… hôn mê và tử vong.

Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, các bác sỹ khuyến cáo người dân cần nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không giết mổ lợn bệnh, chết không rõ nguyên nhân, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn.

Sử dụng các trang bị bảo hộ (găng tay) khi giết mổ, chế biến thịt lợn sống. Khi tiếp xúc với nguồn lây như lợn bệnh và sau ăn thức ăn có nguồn gốc từ lợn không đảm bảo vệ sinh mà xuất hiện các triệu chứng bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên sâu gần nhất để được điều trị để hạn chế các biến chứng và giảm thiểu tỉ lệ tử vong.





Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-412-ha-noi-chu-dong-cac-bien-phap-phong-chong-dich-soi-d231633.html

Cùng chủ đề

Vụ hơn 300 người ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu, phạt chủ tiệm 125 triệu đồng

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ký quyết định xử phạt hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (42 tuổi, trú phường Thắng Nhì, TP Vũng) tổng số tiền 125 triệu đồng.Bà Thảo là chủ tiệm bánh mì, xôi Cô Ba Bến Đình, kinh doanh tại địa chỉ số 6 Nguyễn An Ninh, phường 7, TP Vũng Tàu - nơi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến...

2 trẻ ngộ độc do gia đình hái nhầm lá hoa thủy tiên nấu cháo

Khi lấy lá hẹ để nấu cháo chữa ho cho trẻ, hai gia đình đã lấy nhầm lá hoa thủy tiên khiến cả hai bé nhập viện cấp cứu vì ngộ độc. Hoa thủy tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi...

2 trẻ ngộ độc phải nhập viện gấp do người nhà nấu nhầm lá thủy tiên chữa ho

GĐXH – Do nhầm lẫn lá thủy tiên thành lá hẹ, gia đình đã lấy để nấu cháo cho con ăn. Hậu quả khiến hai trẻ bị ngộ độc phải đưa đi cấp cứu. ...

Sau ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần chú ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Hệ tiêu hóa sau khi bị ngộ độc thực phẩm vẫn còn yếu, chưa được hồi phục hoàn toàn, do đó đồ ăn và thức uống nạp vào cơ thể thời gian này là điều mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý. ...

Cấp cứu, điều trị kịp thời cho gần 300 người nghi bị ngộ độc thực phẩm

Theo thông tin từ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, từ chiều 26/11, một số bệnh viện tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tiếp nhận nhiều người bệnh nghi do ngộ độc thực phẩm. Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Bà Rịa – Vũng Tàu đến 14 giờ chiều ngày 28/11/2024, có gần 300 người bệnh liên quan đến vụ việc nghi do ngộ độc thực phẩm đã đến khám, điều trị tại các cơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Bài 1: Thời khắc lịch sử và khát vọng mang tên...

Những đại công trình như Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư sẽ là động lực mới, giúp gia tăng tốc độ cho mũi đột phá chiến lược hạ tầng trong kỷ nguyên mới. Chỉ còn hơn một năm nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV sẽ được tổ chức, đánh dấu thời điểm cả nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ...

Bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ gốc rễ

Do bệnh sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt đây là bệnh lây truyền qua vector là con muỗi vằn nên các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành rất quan tâm. Kiểm soát sốt xuất huyết: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ gốc rễDo bệnh sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt đây là bệnh...

Hoàn thiện Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án

Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án vừa có Thông báo 103/TB-BCĐ kết luận của Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án. Hoàn thiện Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan...

Khánh Hòa xóa “đất ở không hình thành đơn vị ở” tại Khu du lịch Hải Đảo

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh toàn bộ các loại đất có liên quan đến loại hình “đất ở không hình thành đơn vị ở” sang “đất thương mại dịch vụ, du lịch tại Dự án Khu du lịch Hải Đảo. Khánh Hòa xóa “đất ở không hình thành đơn vị ở” tại Khu du lịch Hải ĐảoTỉnh Khánh Hòa điều chỉnh toàn bộ các loại đất có liên quan đến loại hình “đất ở không hình thành đơn vị ở”...

Sumitomo Corporation đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào Rikkeisoft

Sau thương vụ này, Rikkeisoft sẽ thiết lập một mục tiêu mới, một giấc mơ lớn hơn, thách thức hơn. Rikkeisoft không chỉ dừng lại ở Unicorn (giá trị 1 tỷ USD), mà còn hướng tới Decacorn - một công ty trị giá trên 10 tỷ USD. Sau thương vụ này, Rikkeisoft sẽ thiết lập một mục tiêu mới, một giấc mơ lớn hơn, thách thức hơn. Rikkeisoft không chỉ dừng lại ở Unicorn (giá trị 1 tỷ USD), mà...

Bài đọc nhiều

Phát hiện 973 trường hợp dương tính vi khuẩn gây bệnh dạ dày qua test nhanh

Ngày 1/12, thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Tú - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết, chuỗi chương trình "Sống khỏe mỗi ngày - Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn" sẽ sàng lọc vi khuẩn H.Pylori (một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày) và các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng cho khoảng 11.000 người...

Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện

Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo để tăng quyền lợi và giảm phiền hà cho người dân khi không may mắc một trong các bệnh này. Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển việnBộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo để tăng quyền lợi và giảm phiền hà cho người dân khi không may mắc một trong các bệnh này. ...

Ứng dụng công nghệ 3D trong tái tạo xương hàm dưới bằng vạt vi phẫu xương mác

(ĐCSVN) - Mới đây, Khoa Mặt Hàm (B8) – Bệnh viện Quân y 175 đã triển khai thành công lần đầu tiên một ca phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới và tái tạo bằng vạt da cơ xương mác tự do, áp dụng công nghệ 3D hiện đại. Đây là bước tiến vượt bậc trong điều trị u nguyên bào men, mang lại kết quả vượt mong đợi về cả chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân. ...

Mỗi sáng ăn một lát gừng tươi có tác dụng gì?

Tác dụng của củ gừngGừng được dùng dưới dạng tươi, khô, bột hoặc nước ép. Theo y học cổ truyền, gừng vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị; tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, cầm mửa, tiêu nước, dịu ho, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc.Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, Trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết, vị cay thơm đặc trưng và tính...

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Hỏi:Tôi được biết, khi bị liệt dây thần kinh số 7, nếu phát hiện...

Cùng chuyên mục

Vụ hơn 300 người ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu, phạt chủ tiệm 125 triệu đồng

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ký quyết định xử phạt hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (42 tuổi, trú phường Thắng Nhì, TP Vũng) tổng số tiền 125 triệu đồng.Bà Thảo là chủ tiệm bánh mì, xôi Cô Ba Bến Đình, kinh doanh tại địa chỉ số 6 Nguyễn An Ninh, phường 7, TP Vũng Tàu - nơi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến...

2 trẻ ngộ độc do gia đình hái nhầm lá hoa thủy tiên nấu cháo

Khi lấy lá hẹ để nấu cháo chữa ho cho trẻ, hai gia đình đã lấy nhầm lá hoa thủy tiên khiến cả hai bé nhập viện cấp cứu vì ngộ độc. Hoa thủy tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi...

Kiểm soát cân nặng, chống béo phì hiệu quả bằng phương pháp đặt bóng hơi trong dạ dày

Ngày 3/12, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thông báo đã phát triển thành công một loại bóng thông minh có thể giúp con người kiểm soát cân nặng và giảm cân hiệu quả.

Bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ gốc rễ

Do bệnh sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt đây là bệnh lây truyền qua vector là con muỗi vằn nên các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành rất quan tâm. Kiểm soát sốt xuất huyết: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ gốc rễDo bệnh sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt đây là bệnh...

Bất ngờ với lượng muối cao trong 7 loại thực phẩm quen thuộc

Hàng triệu thực phẩm có thể có hàm lượng muối ở mức cao nhưng không có vị mặn rõ rệt, trong đó 7 nhóm thực phẩm cần lưu ý khi dùng. ...

Mới nhất

Trường đầu tiên ở Hà Nội chốt thưởng Tết giáo viên cao nhất hơn 35 triệu đồng

Theo ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng trường THCS&THPT M.V.Lômônôxốp, năm nay trường thống nhất thưởng Tết cho giáo viên là 1 tháng lương, được tính bằng trung bình cộng thu nhập trong 12 tháng của năm dương lịch 2024. Dự kiến, trung bình mức thưởng Tết cho giáo viên là 22 triệu đồng/người, mức cao nhất sẽ hơn...

Cần đề xuất xây dựng chính sách hệ sinh thái đặc thù của phụ nữ khởi nghiệp

Là một chuyên gia khởi nghiệp, có thời gian dài gắn bó với phong trào khởi nghiệp nói...

Trung Quốc viện trợ không hoàn lại 500 triệu NDT cho Nepal

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đánh giá cao cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli trong thúc đẩy quan hệ song phương, đồng thời khẳng định tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai nước.

Thêm ngân hàng tăng lãi suất, bỏ xa mốc 6%/năm

(NLĐO) – Lãi suất hôm nay tiếp tục nhích lên khi có ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn dài lên cao nhất 6,45%/năm. ...

Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

Ông Nguyễn Đình Thanh - Tổng Giám đốc điều hành Công ty CP Hóa chất Sơn Hà Nội: Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo ông Nguyễn Đình Thanh, Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Quốc hội chính thức thông qua, có hiệu...

Mới nhất