Thứ bảy, 07/09/2024 14:00 (GMT+7)
–Trong 100g lựu có 83 calo; 1,67g protein; 4g chất xơ; 18,7g carbohydrate; 1.17 chất béo; 10.2mg vitamin
Ổn định đường huyết
Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ như vậy nên giúp hạ đường huyết, tăng độ nhạy insulin, giảm khả năng mắc bệnh tim và hỗ trợ giảm cân.
Với 100g lựu chỉ số lượng đường huyết là 35 và chỉ số tải lượng đường huyết là 6.7. Chỉ số này có nghĩa lựu được xếp vào phân nhóm thấp. Do đó sau khi ăn lựu, lượng glucose được hấp thu vào cơ thể chậm, nồng độ đường huyết ổn định, không tăng vọt quá mức.
Các chất chống oxy hóa trong quả lựu còn giúp giảm kháng insulin của cơ thể. Từ đó tăng quá trình vận chuyển glucose vào tế bào, giúp giảm đường huyết. Ngoài ra, lựu còn giúp cơ thể ngăn ngừa béo phì – nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nên ăn lựu đúng cách
Người bệnh tiểu đường có thể ăn khoảng 174g hoặc uống 1 ly ép lựu 125ml/ngày. Đây là mức được cho là an toàn và giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh tiểu đường. Cần nhớ là nếu ăn quá nhiều lựu 1 lúc lượng đường trong máu sẽ bị tăng cao.
Người bệnh tiểu đường nên ăn lựu vào bữa sáng hoặc bữa phụ cách bữa chính từ 1-2 tiếng
Lựu có hàm lượng chất xơ cao nên không gây ra táo bón nhưng nhiều người ăn lựu lại nuốt cả hạt. Nếu ăn nhiều lựu mà nuốt cả hạt sẽ gây ra nguy cơ tắc ruột, nhất là với những người đang bị táo bón. Do đó khi ăn lựu, nếu có thói quen nuốt hạt thì phải nhau thật kỹ để nghiền nhỏ hạt hoặc tốt nhất là ép lấy nước uống.
Người bị sâu răng hay có vấn đề về răng miệng thì sau khi ăn lựu phải đánh răng ngay.
Cách bổ quả lựu
Khi mua lựu cần chọn loại quả già. Lựu già thường là quả to, tròn, vỏ rám, cầm nặng tay. Muốn bổ lựu không bị vỡ nhiều hạt thì dùng dao khoét một khoảng nhỏ trên đỉnh quả lựu, chỗ núm, sau đó khía vỏ lựu thành một vài phần rồi dùng tay tách. Làm như vậy lựu sẽ được tách ra từng miếng mà hạt không bị vỡ.
Nguồn: https://laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/ha-duong-huyet-bang-qua-luu-dung-cach-1390610.ldo