Nằm trên vùng đất được gọi là ngã ba biên giới (Việt Nam – Lào – Campuchia) ở cực bắc Tây Nguyên, ông được phong là Nghệ Nhậ ưu Tú, người đã có công lưu giữ và truyền dạy các loại nhạc cụ của cộng đồng Dân tộc Giẻ (Jié)Triêng cho các thế hệ con em…Gần đây ông còn được nhận danh hiệu “Gương sáng pháp luật” do báo Pháp Luật trao tặng. Ông là Già làng A Brol Vẽ (sinh 1945) sống tại Làng Đắk Răng, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Nghệ nhân A Brol Vẽ nhận giải thưởng “Gương sáng Pháp luật”.
Quý vị hãy cùng Vietnam.vn gặp gờ người già làng A Brol Vẽ qua bộ ảnh “Gương sáng của làng ở vùng biên” của tác giả Huy Đằng Phạm. Bộ ảnh được tác giả chụp tại Kon Tum, nơi già làng A Brol Vẽ sinh sống. Ông là một già làng uy tín, là một nghệ nhân sử dụng và chế tác được các loại nhạc cụ của Dân tộc mình, như “Đinh Tút” (nhạc cụ đặc trưng của người Giẻ Triêng), “Khèn”, “Tơ Rưng”… để truyền dạy cho các thế hệ sau… Ông còn sưu tập, chế tác làm cho mình một phòng trưng bày các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng trong khuôn viên nhà mình. Ông cũng là người kết nối các chủ trương chính sách của chính quyền đến với bà con dân tộc trong địa phương… như việc giỏ rác (tre nứa) ở các hộ gia đình, và môi trường chung quang nơi sinh sống của cộng đồng làng. Bộ ảnh được tác giả gửi tham dự Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Ông A Brol Vẽ biểu diễn cùng đội nghệ nhân.
Là một trong số ít những người đầu tiên của tỉnh Kon Tum được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vào năm 2009. Năm nay, dù đã bước vào tuổi 70 nhưng mới nhìn ít ai có thể đoán được tuổi thật của ông vì trông ông rất khỏe khoắn, cái khỏe khoắn đặc trưng, đậm chất núi rừng Tây Nguyên.
Già làng A Brol Vẽ hướng dẫn các cháu đánh đàn Tơ Rưng.
thời ông còn là một cậu bé, ông thường theo ông bà, cha mẹ để đi học làm nương rẫy, săn bắn. Cha ông cũng là người có tài ca hát và chế tác các loại nhạc cụ, mỗi buổi tối ở lại trên nương, bên bếp lửa hồng ông vẫn thường chăm chú theo dõi cách làm nhạc cụ của cha mình và lắng nghe cha hát những làn điệu dân ca. Lớn lên, những câu chuyện cổ, lời hát dân ca ấy và cách cha làm nhạc cụ đã ngấm dần vào máu thịt ông thành nỗi đam mê. Cứ thế mỗi khi trong làng tổ chức lễ hội, chàng trai Brôl Vẻ luôn có mặt và giữ một vai trò rất quan trọng trong đội văn nghệ của làng.
Ông A Brol Vẽ vui cùng các cháu với nhịp điệu Chiêng.
Hồi trẻ, để thêm một lần chứng kiến và được nghe âm vang của nhạc cụ dân tộc, khi được yêu cầu ông sử dụng một số nhạc cụ mà ông treo cẩn thận trên tường, và vô cùng nhạc nhiên khi thấy loại nhạc cụ nào ông sử dụng cũng đều phát ra những âm thanh khác nhau, nghe rất hay, rất lạ.
Nghệ nhân A Brol Vẽ tự tay chế tác các nhạc cụ truyền thống.
Ông A Brol Vẽ biểu diễn điệu khèn.
Niền vui của ông A Brol Vẽ khi luôn được sự động viên của chính quyền.
Giờ tuổi tác đã cao, đôi tay và đôi chân không còn dẻo dai như trước, giọng hát đã yếu đi nhưng ông vẫn luôn là người đứng ra dạy cho con cháu trong làng biết đánh cồng chiêng, múa xoang, biết chế tác các loại nhạc cụ, đặc biệt là các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Ở cái tuổi 70 này, ông vẫn luôn trăn trở một điều rằng, con trẻ bây giờ ít chú ý đến việc giữ gìn và bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, trong lúc Đảng và Nhà nước ta phát động phong trào toàn dân giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, lấy văn hóa địa phương làm nòng cốt trong việc bảo vệ di sản của dân tộc, có phải chăng vì nhu cầu cuộc sống hiện nay với sự du nhập và đan xen của nhiều giá trị văn hóa, cùng với đó là ý thức gìn giữ những giá trị văn hóa bản sắc chưa được chú trọng nên thế hệ con cháu ít quan tâm đến việc này.
Ghi nhận những đóng góp không nhỏ của ông, năm 2013 vừa qua, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tặng Kỷ niệm chương cho ông vì đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Năm 2024, Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam” tiếp tục được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức trên trang web https://happy.vietnam.vn dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 15 tuổi trở lên. Cuộc thi nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể có những sản phẩm thông tin tích cực, đóng góp thiết thực vào việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp về Việt Nam ra thế giới. Qua đó giúp người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế tiếp cận những hình ảnh chân thực về đất nước, con người Việt Nam, thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, hướng tới một Việt Nam hạnh phúc.
Mỗi hạng mục dự thi (ảnh và video) có các giải thưởng và giá trị giải thưởng như sau:
– 01 Huy chương Vàng: 70.000.000đ
– 02 Huy chương Bạc: 20.000.000đ
– 03 Huy chương Đồng: 10.000.000đ
– 10 giải Khuyến khích: 5.000.000đ
– 01 tác phẩm được bình chọn nhiều nhất: 5.000.000đ
Các tác giả đạt giải sẽ được Ban Tổ chức mời tham dự Lễ công bố và trao giải thưởng và giấy chứng nhận trên sóng truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam.
Vietnam.vn