Theo khảo sát của PV Báo Lao Động, trong gần 30 ngân hàng trong hệ thống, những ngân hàng niêm yết lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cao nhất là PVcomBank (11%/năm), HDBank (8,2%/năm), SacomBank (6%/năm), NCB (5,9%/năm)…
Dẫn đầu bảng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, PVcomBank niêm yết lãi suất lên tới 11%/năm cho kỳ hạn 12 tháng. Tuy nhiên, để được hưởng mức lãi suất cực cao này, khách hàng cần đáp ứng điều kiện gửi tối thiểu 2.000 tỉ đồng tại quầy và chỉ áp dụng cho sản phẩm lĩnh lãi cuối kỳ.
Khách hàng gửi tiết kiệm online kỳ hạn 12 tháng tại PVcomBank nhận lãi suất 6,2%/năm khi lĩnh lãi cuối kỳ.
Xếp thứ hai là HDBank áp dụng mức 8,6%/năm cho kỳ hạn 13 tháng với điều kiện duy trì số dư tối thiểu 300 tỉ đồng. Ở điều kiện thường, khi gửi tiết kiệm online kỳ hạn 12 tháng, khách hàng nhận lãi suất 6,1%/năm.
Sacombank đang niêm yết lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng ở mức 6%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm, lĩnh lãi cuối kỳ. Khách hàng lĩnh lãi hằng tháng nhận lãi suất 5,84%/năm.
NCB đang niêm yết lãi suất cao nhất kỳ hạn 12 tháng ở mức 5,9%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm An Phú, lĩnh lãi cuối kỳ. Khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống nhận lãi suất 5,75%/năm.
Hiện, NCB đang niêm yết lãi suất cao nhất ở mức 6,1%/năm khi khách hàng gửi tiết kiệm An Phú từ 15 – 60 tháng.
Gửi tiết kiệm 1 tỉ đồng, sau 12 tháng nhận bao nhiêu tiền lãi
Bạn có thể tham khảo cách tính tiền lãi để biết số tiền lãi nhận được sau khi gửi tiết kiệm là bao nhiêu. Để tính tiền lãi, bạn có thể áp dụng công thức:
Tiền lãi = tiền gửi x lãi suất %/12 x số tháng gửi.
Ví dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng A, kỳ hạn 13 tháng và hưởng lãi suất 6,2%/năm, số tiền lãi nhận được như sau:
1 tỉ đồng x 6,2% / 12 x 12 = 62 triệu đồng.
* Thông tin về lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi trong từng thời kì. Vui lòng liên hệ điểm giao dịch ngân hàng gần nhất hoặc hotline để được tư vấn cụ thể.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các thông tin về lãi suất TẠI ĐÂY.