Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục...

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam


Hội thảo có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa, GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bành, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo dục, hội viên Hội Cựu giáo chức Việt Nam… cùng đại diện gia đình có PGS.TS Hoàng Anh- phu nhân, người thay mặt cho GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc và gia đình.

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam - Ảnh 1.

Hội thảo “GS.VS.NGND. Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”

Hội thảo nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc cho sự phát triển lý luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam. Đồng thời, thông qua hội thảo tiếp tục phát triển những giá trị khoa học trong các công trình nghiên cứu của GS. Phạm Minh Hạc vào thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, góp phần lan tỏa tấm gương sáng của nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục mẫu mực trong toàn ngành và toàn xã hội.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Đây là hội thảo đặc biệt, mang tính khoa học, tính thực tiễn, ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa giáo dục và tính nhân văn sâu sắc.

Dành sự trân trọng cho những cống hiến, đóng góp của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: GS. Phạm Minh Hạc là một nhà khoa học, nhà giáo, một nhà quản lý, một chính trị gia, một nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục, đã có một khoảng thời gian rất dài và có nhiều đóng góp nổi bật, to lớn cho giáo dục nước nhà.

Với tư cách là nhà khoa học, GS. Phạm Minh Hạc đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển ngành tâm lý học nói chung và tâm lý học giáo dục Việt Nam, những nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục, triết lý giáo dục, phương pháp giáo dục. Nhiều nghiên cứu khoa học của GS. Phạm Minh Hạc đã có đóng góp làm phát triển ngành tâm lý học, khoa học giáo dục nói chung và có đóng góp trong phát triển giáo dục Việt Nam thời kỳ hiện đại nói riêng.

Với tư cách là nhà quản lý, trải qua nhiều cương vị khác nhau, đặc biệt là cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục, GS. Phạm Minh Hạc đã có những quyết sách đổi mới giáo dục vào thời kỳ đất nước đã độc lập thống nhất nhưng cũng là giai đoạn cực khó khăn, giáo dục đầy thách thức. Phương châm chỉ đạo của giai đoạn thử thách đó được GS. Phạm Minh Hạc đề ra là: “giữ vững để không tan vỡ, khôi phục những cái đã mất, củng cố những cái còn lại và phát triển cái cần thiết”. Đó là tinh thần mang tính tình thế, có kế thừa và lựa chọn cái cần làm phù hợp với hoàn cảnh, nó cũng mang tính kế thừa, một tinh thần quan trọng của giáo dục.

Với tư cách là người từng đứng đầu ngành giáo dục, GS. Phạm Minh Hạc đã có nhiều đề xuất và chỉ đạo triển khai mục tiêu quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000… Những kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn giáo dục nước nhà của Giáo sư hiện vẫn còn nhiều ý nghĩa tham khảo đối với công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, đặc biệt là phát triển nền giáo dục hướng tới phát triển con người một cách toàn diện theo tinh thần chương trình giáo dục phổ thông 2018.

“Hoạt động khoa học và thực tiễn của GS. Phạm Minh Hạc để lại cho những người quản lý giáo dục ngày nay nhiều bài học quan trọng. Trong đó có bài học về việc phát triển khoa học tâm lý, lấy khoa học tâm lý làm gốc căn cơ nền tảng để phát triển khoa học giáo dục. Đó là tầm nhìn xa về chính sách trong giáo dục, là tinh thần bám sát thực tiễn, tinh thần đề cao công bằng trong giáo dục, tinh thần nhân văn trong giáo dục…”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học bởi những đóng góp cho hội thảo, Bộ trưởng cho biết: Các bài viết và ý kiến tại hội thảo không chỉ giúp cho việc làm sáng tỏ và tôn vinh một sự nghiệp, mà còn đóng góp cho việc làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử giáo dục Việt Nam, khoa học giáo dục Việt Nam. Bộ GDĐT trân trọng thụ hưởng những kết quả khoa học này.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng bày tỏ những điều may mắn, hạnh phúc từ góc độ là hậu học, hậu sinh, hậu bối, hậu kế của GS. Phạm Minh Hạc. Đó là may mắn, hạnh phúc khi có những người thầy lớn, bậc tiền bối để có chỗ dựa và hỏi han; có những nền tảng gốc mà những tiền bối đã gây dựng một cách chắc chắn từ trước để nay kế thừa; có bài học lớn, tấm gương sáng để tiếp nối, soi sửa và noi theo.

Đặc biệt, theo Bộ trưởng, thế hệ sau, đồng nghiệp và học trò thừa nhận tôn vinh những người thầy lớn, như Hội Cựu giáo chức tôn vinh GS. Phạm Minh Hạc, làm gương và làm lan tỏa cho việc “trò kính thầy, sơn môn kính trưởng lão” trong toàn xã hội… là niềm hạnh phúc cho toàn ngành hôm nay.

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam - Ảnh 2.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thăm hỏi, trò chuyện với PGS.TS Hoàng Anh, phu nhân GS.VS.TSKH.NGNN Phạm Minh Hạc tại hội thảo

Hội thảo nhận được hơn 30 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý và đội ngũ cán bộ, giảng viên trong cả nước. Nội dung các tham luận đã khẳng định những đóng góp quan trọng của GS. Phạm Minh Hạc.

GS. Phạm Minh Hạc đã công bố một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu khoa học. Trong đó có những công trình đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Đó là nguồn tài liệu quan trọng góp phần phát triển tâm lý học giáo dục hiện đại.

Các công trình của GS. Phạm Minh Hạc đã luận giải, khái quát nhiều khái niệm, phạm trù khoa học mới về tâm lý học, giáo dục học, góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú lý luận về tâm lý học và giáo dục học hiện đại.

Những công trình nghiên cứu về triết lý giáo dục Việt Nam, nghiên cứu về giá trị học, giá trị con người Việt Nam, nghiên cứu về con người… không chỉ có giá trị định hướng, dẫn dắt cho xu hướng phát triển của lý luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam trong các thời điểm mang tính bước ngoặt mà còn là cơ sở khoa học để đề xuất các chủ trương, chính sách đổi mới, phát triển giáo dục, đào tạo trong bối cảnh hội nhập, hợp tác quốc tế.

Trong quản lý, với cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông đã từng đưa ra những quyết sách giáo dục đổi mới vào thời điểm nhiều khó khăn của giáo dục. Ông luôn bám sát thực tiễn giáo dục ở mọi vùng miền đất nước. Nhờ đó đã đề xuất được nhiều giải pháp quản lý phù hợp với thực tiễn. Ông đã có công lớn trong thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 2000.

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam - Ảnh 3.

Do tuổi cao, GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc tham dự hội thảo theo hình thức trực tuyến

Tại hội thảo, bên cạnh những đánh giá về đóng góp, cống hiến với khoa học giáo dục nước nhà, nhiều câu chuyện, kỷ niệm về con người, phong cách, sự chân thành trong cả công việc và cuộc sống của GS. Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã được chia sẻ.

Các nhà khoa học, nhà sư phạm đồng thời đã gửi một số kiến nghị tới Bộ GDĐT về việc lưu giữ, tiếp tục phát huy những giá trị, kết quả nghiên cứu, đóng góp, cống hiến của GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc. Thay mặt Bộ GDĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, tiếp thu các ý kiến, trao đổi, kiến nghị và cho biết, sẽ có những chỉ đạo để triển khai phù hợp.

Theo Bộ trưởng, sau hội thảo hôm nay sẽ cần có những hội thảo khoa học chuyên sâu tiếp theo, bởi đổi mới giáo dục hiện nay trọng tâm là phát triển con người có phẩm chất, năng lực, việc đó vừa phải được tiến hành mạnh mẽ, vừa phải có nền tảng để đi vào bài bản.

Phát biểu kết thúc hội thảo, GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bành, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam nhấn mạnh: Hội thảo khoa học “GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam” không phải là để đánh giá về một nhà khoa học lớn trong lĩnh vực giáo dục mà là dịp để tri ân GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển của khoa học giáo dục Việt Nam.

Đó là sự tri ân đối với các công trình nghiên cứu khoa học đã nâng cao nhận thức về các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học; tri ân về một tầm nhìn chiến lược, toàn diện, khoa học và sâu sắc về giáo dục Việt Nam; tri ân về tình cảm chân thành, thấu hiểu, ân tình của GS. Phạm Minh Hạc – một người thầy, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục luôn đau đáu với giáo dục nước nhà./.



Nguồn: https://toquoc.vn/gsvsngnd-pham-minh-hac-voi-su-phat-trien-khoa-hoc-giao-duc-viet-nam-20240726152525835.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 4/11/2024

(Tổ Quốc) - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc từ di sản văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc; Đội tuyển Futsal Việt Nam thắng trận ra quân tại giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024; Hội nghị triển khai điều...

Người lan tỏa nghệ thuật ca trù trong cộng đồng

(Tổ Quốc) - Cứ những ngày cuối tuần tại địa điểm được gọi là Thư viện làng Cò thuộc làng Thượng Thôn, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, lại vang lên từng nhịp tiếng phách tre, tiếng trống chầu hòa cùng giai điệu luyến láy của đàn đáy...

Trải nghiệm văn hoá ẩm thực các dân tộc vùng Đông Bắc

(Tổ Quốc)- Trong ngày thứ 2 diễn ra Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, các địa phương đã mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hoá ẩm thực và các phần thi đấu thể thao độc đáo. ...

Sự hội tụ của những chuyên gia hàng đầu trong ngành

(Tổ Quốc) - Vạn Xuân Awards 2024, một trong những giải thưởng danh giá và được mong đợi nhất trong ngành quảng cáo sáng tạo vừa chính thức công bố danh sách ban giám khảo chung cuộc. ...

“Chìa khóa” mặc đẹp của Park Min Young ở tuổi 38

(Tổ Quốc) - Phụ nữ U40 có thể tham khảo được nhiều cách phối đồ đơn giản mà sành điệu từ Park Min Young. ...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Đà Lạt có ít nhất 5 trường thành viên vào năm 2045

Theo đề án xây dựng Trung tâm đào tạo chất lượng cao tại TP.Đà Lạt và TP.Buôn Ma Thuột của Bộ GD-ĐT, đến năm 2045, Trường ĐH Đà Lạt có ít nhất 5 trường thành viên. ...

Vì sao Trường Đại học Sư phạm TPHCM bỏ xét tuyển học bạ?

Từ 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM sẽ bỏ xét tuyển học bạ - phương thức có điểm chuẩn cao ở các năm trước. Việc xét tuyển vào trường cũng sẽ có nhiều điểm mới. Bỏ xét học bạ để công bằng cho thí sinh Những năm qua, điểm chuẩn phương thức xét tuyển học bạ của Trường Đại học Sư phạm TPHCM rất cao. Để được làm giáo viên tương lai, thí sinh phải có học bạ giỏi và...

Trường đại học giúp nâng cao kiến thức và ứng dụng về AI cho doanh nghiệp

Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại TP.HCM nâng cao kiến thức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Khoa Kinh tế - Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã phối hợp với...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Ra mắt Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP.HCM

Sáng 4-11, Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết thoả thuận khung hợp tác phát triển Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP. HCM. Không gian này được đặt tại...

Mới nhất

Lãng phí đất đai đang để ‘đất khóc người than’

Địa phương rất tích cực triển khai các dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt nhưng lại gặp nhiều rào cản, trở lực để "đất khóc, người than". Sáng 4/11, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, các đại biểu Quốc hội đề cập đến vấn đề phòng, chống lãng phí. Đại biểu Nguyễn Thành Nam...

Hà Nội nhân rộng mô hình “Chợ thông minh 4.0

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ. UBND quận Cầu Giấy vừa ra mắt mô hình "Chợ thông minh 4.0 – không dùng tiền mặt" tại chợ Đồng Xa (phường Mai Dịch). ...

Bạc thế giới suy giảm do động thái từ FED

Giá bạc hôm nay (4/11), thị trường bạc thế giới và bạc trong nước có mức giảm sâu nhất trong 2 tuần trở lại đây. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh ở mức 1.204.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.241.000 đồng/lượng (bán ra)...

Du khách đến Kiên Giang dự kiến tăng mạnh trong hai tháng cuối năm

Hai tháng còn lại của năm 2024 và đầu năm mới 2025, dự báo du khách đến Kiên Giang tăng mạnh, đặc biệt là khách quốc tế vào kỳ nghỉ cuối năm, lễ Giáng sinh, đón Năm mới 2025 và nghỉ Đông. Các địa phương và đơn vị kinh doanh du lịch chuẩn...

Trường ĐH Đà Lạt có ít nhất 5 trường thành viên vào năm 2045

Theo đề án xây dựng Trung tâm đào tạo chất lượng cao tại TP.Đà Lạt và TP.Buôn Ma Thuột của Bộ GD-ĐT, đến...

Mới nhất