Trang chủEnterpriseTập đoàn Dầu khí Việt NamGóp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Gỡ nút thắt...

Góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Gỡ nút thắt cho phát triển các dự án nguồn điện

Ngày 30/9, tại TP Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Tham vấn ý kiến đại biểu Quốc hội và chuyên gia về Dự án Luật Điện lực (Sửa đổi). Tại hội thảo có nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng liên quan đến tháo gỡ các thút thắt cho các dự án nguồn điện, đảm bảo phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và an ninh năng lượng quốc gia.

Chủ trì Hội thảo gồm ông Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Trương Thanh Hoài – Thứ trưởng Bộ Công Thương và bà Phạm Thị Thanh Huyền – Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân; cùng sự tham dự của các chuyên gia, các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội.

Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tham dự Hội thảo có ông Phạm Tuấn Anh, Thành viên HĐTV Tập đoàn; ông Phan Tử Giang – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện

Ông Tạ Đình Thi cho biết, Hội thảo nhằm tiếp tục lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học phục vụ cho thẩm tra, chỉnh lý dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 sắp tới.

Ông nhấn mạnh, đây là đạo luật khó, phức tạp; về nội dung là kinh tế kỹ thuật chuyên ngành, chuyên môn sâu, nhưng phạm vi điều chỉnh lại rất rộng, có tính liên ngành, liên kết lớn, có tác động lớn đến kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…

Do đó, rất nhiều yêu cầu đặt ra với Dự thảo Luật lần này như: Thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; đáp ứng được tính đồng bộ, toàn diện; khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành; không chồng chéo với các Luật khác; không hợp thức hóa các sai phạm; mang tính quốc tế; vừa phải giải quyết ngay những vấn đề thực tiễn mang tính cấp bách nhưng vừa đảm bảo tính dự báo, giải quyết được các vấn đề phát sinh trong thời gian tới; vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường điện;…

ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Ông Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Với các yêu cầu và tính cấp thiết đó, ông Tạ Đình Thi đề nghị, các đại biểu tập trung thảo luận vào vấn đề chính, trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và mang tính xây dựng, để góp phần giúp cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Phạm Thị Thanh Huyền đề cập đến tính cấp thiết phải sửa đổi Luật Điện lực nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng của nước ta được Quy hoạch điện VIII dự báo tăng nhanh đáng kể lên gần gấp đôi và gấp 5 lần nhu cầu năm 2023 tương ứng vào các năm 2030 và 2050; đồng thời đáp ứng mục tiêu và cam kết của Việt Nam với quốc tế về phát triển bền vững liên quan đến môi trường. Theo Bà Huyền, Luật Điện lực (sửa đổi) cần tạo ra khung pháp lý đồng bộ, minh bạch, khuyến khích đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và đáp ứng các mục tiêu về bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, các quy định trong dự thảo Luật cần phải khả thi, phù hợp với thực tế của Việt Nam, tránh đưa ra những quy định quá phức tạp hoặc chưa đủ cơ sở để thực hiện, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

Tạo điều kiện thu hút đầu tư vào các dự án nguồn điện

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến đưa ra để xây dựng Luật nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong đầu tư vào các dự án nguồn điện, đặc biệt là trong bối cảnh, các dự án điện, đặc biệt là điện khí/LNG và điện gió ngoài khơi, chiếm cơ cấu lớn và vai trò quan trọng trong hệ thống điện theo Quy hoạch điện VIII nhưng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và không thu hút được đầu tư.

Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập

Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập cho ý kiến

Ông Phan Xuân Dương, chuyên gia tư vấn năng lượng độc lập cho biết, với các dự án nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII, từ nay đến 2030 mỗi năm cần 12 tỷ USD và từ 2030 – 2050 mỗi năm cần khoảng 18 tỷ USD cho đầu tư phát triển nguồn. Các doanh nghiệp nhà nước chủ đạo trong lĩnh vực này chỉ có EVN, Petrovietnam, TKV không kham nổi, do đó phải thu hút đầu tư, đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức đầu tư.

Về điện gió ngoài khơi, ông Dương cho rằng, nên mạnh dạn tiến hành thí điểm, để có những dự án tiên phong, rút kinh nghiệm, bài học mở đường cho các dự án khác, giao cho các tập đoàn nhà nước có kinh nghiệm liên quan như Petrovietnam triển khai thí điểm, trên cơ sở đó có thực tế để phát triển, nhân rộng ra.

Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Phan Tử Giang góp ý cho Dự thảo Luật

Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Phan Tử Giang góp ý cho Dự thảo Luật

Là một nhà đầu tư độc lập các dự án nguồn điện, hiện chiếm 8% tổng công suất lắp đặt của cả nước, ông Phan Tử Giang, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) nêu ý kiến, trong bối cảnh các nguồn giá rẻ như thủy điện, điện than đã không còn dư địa phát triển do yếu tố vật lý cũng như các yêu cầu về môi trường thì việc phát triển các dự án nguồn điện như điện khí/LNG, điện gió ngoài khơi đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo nguồn. Do đó cần có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút đầu tư.

Trong đó, với điện LNG cần có cơ chế bao tiêu (Qc) dài hạn để có thể có phương án mua LNG theo hợp đồng dài hạn bởi giá mua dài hạn tốt hơn rất nhiều so với mua ngắn hạn. Theo tính toán hiện nay, giá mua dài hạn so với ngắn hạn có thể chênh lệch đến 73% nếu cam kết mua dài hạn chỉ 20%, so với cam kết mua dài hạn 90%. Bên cạnh đó, mua dài hạn còn đảm bảo được vấn để về ổn định nguồn cung khi thị trường khó khăn, biến động.

Cùng với đó, việc xây dựng các kho cảng LNG trung tâm (LNG Hub) cũng sẽ giảm đáng kể chi phí đầu tư xây dựng; các vấn đề liên quan đến quy hoạch, đầu tư, xây dựng sẽ tập trung, tiết kiệm chi phí, thời gian.

Nhà đầu tư Petrovietnam cũng đề xuất tăng cường huy động tối đa với điện khí thiên nhiên trong nước, không chỉ để đảm bảo hiệu quả các dự án điện khí trong nước mà còn đóng góp vào nguồn thu ngân sách quốc gia từ các dự án thượng nguồn. “Nếu khí thiên nhiên trong nước được huy động năm 2024 đạt 90 – 100% lượng khí khai thác dự kiến thì thu ngân sách nhà nước với thượng nguồn từ khí tăng 1,75 – 2,14 nghìn tỷ đồng/năm. Trường hợp có thêm nguồn khí Lô B từ năm 2027, nếu lượng khí được huy động hết theo khả năng khai thác thì ngân sách nhà nước sẽ thu được khoảng 24 nghìn tỷ đồng/năm trong giai đoạn bình ổn. Mỗi kWh giá điện khí trong nước nhà nước thu tổng cộng khoảng 45%/đơn giá điện.” ông Giang cho hay.

Đối với các dự án điện gió ngoài khơi, ông Trần Hồ Bắc, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong triển khai các dự án điện gió ngoài khơi. Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt ở các quốc gia lân cận, ông Bắc đề nghị có chính sách về phân kỳ đầu tư, tăng cường phân cấp, phân quyền, chính sách về giao khu vực biển, giao đất;… Đặc biệt, ông Bắc đề nghị chính sách ưu tiên sản xuất điện gió ngoài khơi để xuất khẩu, vừa giải quyết vấn đề giá điện còn cao, đồng thời thực hiện các mục tiêu về kinh tế, môi trường, tạo công ăn việc làm, an ninh biển đảo,….

“Dự thảo Luật dành một chương cho năng lượng tái tạo nhưng không có đề cập gì đến nguồn quỹ cho phát triển, nên chăng Luật này phải thể chế hóa nguồn vốn phát triển, xây dựng quỹ phát triển năng lượng tái tạo chuyên biệt, từ nhiều nguồn”, Đại biểu Thạch Phước Bình, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh nêu ý kiến.

Đại biểu Phạm Xuân Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Đại biểu Phạm Xuân Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nêu ý kiến

Đại biểu Phạm Xuân Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, “Cơ chế thực hiện thí điểm điện gió ngoài khơi là cần thiết, doanh nghiệp nhà nước thực hiện thí điểm nhưng phải có cơ chế hỗ trợ tài chính, sự giúp sức của nhà nước”.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi nhiều vấn đề về cơ chế giá điện, cơ chế thị trường điện, chính sách phát triển điện ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn về hạ tầng, phát triển dự án điện song song với mục tiêu bảo vệ môi trường,…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã tiếp thu và giải trình các ý kiến của các đại biểu, chuyên gia tại Hội thảo. Ông khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa trên tinh thần cầu thị cao nhất để hoàn thiện bản dự thảo tốt nhất.

Kết luận Hội thảo, ông Tạ Đình Thi nhấn mạnh, đây là đạo luật khó, phức tạp cần thời gian nghiên cứu, để tiếp tục đóng góp ý kiến hoàn thiện. Ông mong rằng, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp của các đại biểu, chuyên gia đối với cơ quan chủ trì soạn thảo Bộ Công Thương cũng như cơ quan chủ trì thẩm ta dự án là Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ông khẳng định, tất cả các ý kiến sẽ được tiếp thu hoặc giải trình, để làm sao khi trình ra Quốc hội đạt sự đồng thuận và chất lượng cao nhất.

Mai Phương – Lê Trúc

 

Nguồn: https://www.pvn.vn/chuyen-muc/tap-doan/tin/69437e2e-a14b-44be-962a-82e0ceac958b

Cùng chủ đề

Sửa Luật Điện lực để huy động 70-80 tỷ USD tiền đầu tư

Việc sửa Luật Điện lực nhằm tạo điều kiện xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội để đảm bảo an ninh năng lượng, dự kiến đối với nguồn điện cần khoảng 70-80 tỷ USD. Ủy ban băn khoăn, Bộ vẫn muốn thông qua trong 1 kỳ họp Bộ Công Thương vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Theo...

Dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội xem xét trong tuần này

Kinhtedothi - Tiếp tục chương trình làm việc, trong tuần từ 4/11 đến 9/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước; cùng một số Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật Nhà giáo... Dự kiến, Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày để thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát...

Petrovietnam thúc đẩy, mở rộng hợp tác với các đối tác Trung Đông

Trong các ngày từ 27/10 đến 01/11/2024, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Ngọc Sơn và đoàn công tác của Tập đoàn đã tham gia đoàn tháp tùng Thủ tướng tiếp và làm việc với các đối tác là những công ty dầu khí hàng đầu thế giới ở Trung Đông. Trong khuôn khổ chuyến công tác, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã tham dự các hoạt động quan trọng của đoàn cấp...

Phân bón Dầu khí thực thi sứ mệnh vì chữ “An”

Hai đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo - Phân bón Phú Mỹ) và Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC - Phân bón Cà Mau) đã và đang khẳng định được vai trò trụ cột đối với nền nông nghiệp nước nhà, góp phần tích cực vào giữ vững an ninh lương...

Nông dân Cần Thơ kiến nghị Chính phủ tăng cường quản lý chất lượng phân bón, thuốc BVTV

Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là những vật tư không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Trước thềm Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024, nông dân Cần Thơ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại hội trình diễn võ đạo Nhật Bản tại Việt Nam

Đại hội Trình Diễn Võ đạo Nhật Bản là sự kiện võ thuật quốc tế lớn do Nippon Budokan (Nhật Bản Võ đạo Quán) và Japan Budo Association (Hiệp hội Võ đạo Nhật Bản) tổ chức hàng năm từ năm 1978 đến 2019 tại nhiều quốc gia. Trong năm nay 2024, Đại hội Biểu diễn Võ đạo Nhật Bản được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/11/2024, diễn ra tại Nhà Thi đấu Nguyễn Du. Đây...

TP.HCM tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào các dự án văn hóa-thể thao

Sáng 15-10, UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc ngành văn hóa và thể thao TP.HCM năm 2024. Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Văn Hùng - bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực VHTT năm 2024 do UBND TP.HCM tổ chức, Sở VHTT chủ trì thực hiện, phối hợp cùng Trung...

Diễn đàn Kinh tế thể thao 2024: Cùng thúc đẩy phát triển kinh tế thể thao

Lĩnh vực thể thao ở nhiều nước trên thế giới đã thực sự trở thành một ngành nghề trong hệ thống kinh tế. Kinh tế thể thao là một cỗ máy đồ sộ, liên kết với nhiều ngành nghề sản xuất dịch vụ khác, tạo công ăn việc làm, lợi nhuận, thu nhập cho cá nhân; đóng góp khoản thuế đáng kể cho ngân sách quốc gia và tạo ra các giá trị xã hội tích cực. Trong những năm...

Việt Nam tham dự Diễn đàn Di sản Olympic Seoul 2024

Trong 3 ngày 22 - 24/10, Phó Cục trưởng Cục TDTT Lê Thị Hoàng Yến đã đại diện cho Việt Nam tham dự Diễn đàn Di sản Olympic Seoul 2024 tại Olympic Parktel. Đây là dịp mở ra cơ hội hợp tác, cùng nhau chia sẻ lợi ích thông qua di sản Olympic giữa các quốc gia. Diễn đàn Di sản Olympic Seoul 2024 là sự kiện thể thao tầm cỡ quốc tế do Quỹ Thúc đẩy Thể thao Hàn...

Hungary hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị cho Olympic 2036

Mới đây, Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary do Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary Phạm Ngọc Chu, thành viên danh dự của Ủy ban Olympic Hungary, làm trưởng đoàn đã cùng phái đoàn gặp gỡ và trao đổi với Cục TDTT. Buổi gặp còn có sự tham dự của ông Czigler László, Phó Chủ tịch thứ nhất thành phố Budapest. Buổi làm việc tại Hà Nội đã mở ra hướng đi mới trong việc xây...

Bài đọc nhiều

Petrovietnam lần thứ 6 dẫn đầu Top 500 Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam

Bảng xếp hạng PROFIT500 dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo tiêu chuẩn quốc tế của Vietnam Report nhằm ghi nhận và tôn vinh thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, bền vững, có khả năng sinh lời tốt trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức vừa qua. Với việc tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu PROFIT500 năm 2024, Petrovietnam lần thứ...

Sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các vướng mắc hiện nay

Sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các vướng mắc hiện nay | 02/11/2024 Lượt xem: ...

6 doanh nghiệp Petrovietnam có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024

6 doanh nghiệp Petrovietnam có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024 | 02/11/2024 Lượt xem: ...

Cần hiểu đúng và đủ về áp thuế GTGT 5% với phân bón

Áp thuế GTGT 5% có thể giúp chi phí sử dụng phân bón trong nước của người nông dân ước giảm hàng trăm tỷ đồng (Ảnh minh họa) Về dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi) đối với phân bón, có ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, đây là loại thuế gián thu mà người cuối cùng phải chịu là người tiêu dùng, trong trường hợp này là người nông dân. Thuế suất 5% với phân...

Nhiều cơ hội hợp tác giữa QatarEnergy và Petrovietnam

Chiều 31/10, theo giờ địa phương, tại Thủ đô Doha, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Saad bin Sherida Al Kaabi, Quốc Vụ khanh phụ trách các vấn đề năng lượng Qatar, kiêm Giám đốc Điều hành Công ty QatarEnergy. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số Bộ, ban ngành Trung ương. Cùng dự, về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) có ông...

Cùng chuyên mục

Petrovietnam thúc đẩy, mở rộng hợp tác với các đối tác Trung Đông

Trong các ngày từ 27/10 đến 01/11/2024, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Ngọc Sơn và đoàn công tác của Tập đoàn đã tham gia đoàn tháp tùng Thủ tướng tiếp và làm việc với các đối tác là những công ty dầu khí hàng đầu thế giới ở Trung Đông. Trong khuôn khổ chuyến công tác, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã tham dự các hoạt động quan trọng của đoàn cấp...

Phân bón Dầu khí thực thi sứ mệnh vì chữ “An”

Hai đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo - Phân bón Phú Mỹ) và Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC - Phân bón Cà Mau) đã và đang khẳng định được vai trò trụ cột đối với nền nông nghiệp nước nhà, góp phần tích cực vào giữ vững an ninh lương...

6 doanh nghiệp Petrovietnam có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024

6 doanh nghiệp Petrovietnam có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024 | 02/11/2024 Lượt xem: ...

Sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các vướng mắc hiện nay

Sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các vướng mắc hiện nay | 02/11/2024 Lượt xem: ...

Giới chuyên gia lên tiếng về sự cần thiết phải sửa Điều 15 Dự thảo Luật thuế GTGT

Giới chuyên gia lên tiếng về sự cần thiết phải sửa Điều 15 Dự thảo Luật thuế GTGT Dự thảo Luật quy định các trường hợp hoàn thuế chưa phù hợp với thực tiễn kinh doanh, theo giới chuyên gia. Hai loại thuế trở lên sẽ không được hoàn? Dự thảo Luật quy định tại Khoản 3, Điều 15 về các trường hợp hoàn thuế như sau: “Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung...

Mới nhất

Chống lãng phí như chống tham nhũng, đất nước sẽ vững vàng vào kỷ nguyên mới

"Nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình", đại biểu Quốc hội nhận định. Sáng 4/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội. Đại biểu Mai Thị Phương...

Nước đậu bắp kết hợp với gừng có tác dụng gì?

Giá trị dinh dưỡng của nước đậu bắpBáo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời DS Thu Hoàng cho biết, nước đậu bắp chỉ đơn giản là nước ngâm quả đậu bắp. Để chuẩn bị thức uống bổ dưỡng này, hãy ngâm toàn bộ đậu bắp trong nước qua đêm, sau đó uống nước ngâm vào ngày hôm...

Bầu cử Mỹ 2024: Gay cấn đến phút cuối

Càng gần đến ngày bầu cử, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ và ông Donald Trump, ứng cử viên của đảng Cộng hòa, càng bám đuổi quyết liệt khi cách biệt giữa hai bên trong các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cuối cùng là rất...

Iran chuẩn bị tấn công Israel mạnh hơn?

Tờ The Wall Street Journal ngày 3.11 loan tin Iran đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công trả đũa Israel liên...

Mới nhất