Trang chủChính trịNgoại giaoGom góp đủ "tài sản" lớn, tự tin vươn mình

Gom góp đủ “tài sản” lớn, tự tin vươn mình

GS.TS. Andreas Stoffers tại Đại học Khoa học Ứng dụng Kinh tế và Quản lý (FOM) khẳng định, Việt Nam có thể tự tin tiến bước vào kỷ nguyên vươn mình.

Kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình (kỳ II): Gom góp đủ 'tài sản' lớn, tự tin vươn mình
GS.TS. Andreas Stoffers ví von, rồng (Việt Nam) là một trong những đất nước có tốc độ phát triển nhanh nhất về tự do kinh tế. (Ảnh tạo bởi Chat GPT)

Với những thành tựu đã đạt được, ông dự báo thế nào về sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm tới? Cần lưu ý điều gì, thưa ông?

Nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực. Các nhà hoạch định chính sách đang quyết tâm đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh giản bộ máy hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, với trọng tâm là loại bỏ những trở ngại, tăng cường tăng trưởng, thúc đẩy thương mại, đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, từ góc nhìn của tôi, vẫn còn những thách thức, chủ yếu dưới dạng rủi ro bên ngoài sẽ đến với Việt Nam. Đơn cử như xung đột ngày càng gia tăng ở Ukraine và Trung Đông, suy thoái kinh tế ở các nền kinh tế hàng đầu (như Đức) và nguy cơ lạm phát nhập khẩu do chính sách tài chính, tiền tệ mở rộng quá mức ở một số quốc gia.

Rõ ràng, sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam phải tiếp tục mạnh mẽ thực hiện những bước đi tiếp theo. Dù nền kinh tế-xã hội Việt Nam đang phát triển tốt, chúng ta không thể “nhắm mắt làm ngơ” trước những vấn đề, thách thức còn tồn tại trong nước.

Là một cựu nhân viên ngân hàng, tôi đang đặc biệt nghĩ đến thị trường trái phiếu và chứng khoán. Đất nước hình chữ S cần tạo ra sự minh bạch cao hơn đồng thời, cải thiện những quy định trong thị trường trái phiếu và chứng khoán. Điều này hiện chỉ mới ở giai đoạn sơ khai.

Trung tâm tài chính tại TP. Hồ Chí Minh là một trong những dự án trọng điểm của Việt Nam trên con đường trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2045.

Ngoài ra, Việt Nam vẫn có thể rơi vào bẫy quốc gia có thu nhập trung bình.

Có rất nhiều việc đất nước có thể làm, nhưng tôi muốn nhấn mạnh một vấn đề, đó là việc thành lập tài chính xanh ở Việt Nam và xây dựng một trung tâm tài chính tại TP. Hồ Chí Minh trong tương lai.

Tôi coi đây là một trong những dự án trọng điểm của Việt Nam trên con đường trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2045. Một nước công nghiệp hóa không chỉ cần nền tảng sản xuất và hệ thống giáo dục xuất sắc mà còn cần nền tảng tài chính từ việc hình thành một trung tâm tài chính.

Trung tâm tài chính tại TP. Hồ Chí Minh sẽ có nhiều tác động tích cực đến phần còn lại của nền kinh tế, đặc biệt, nếu đất nước chuyển sang các công cụ tài chính hiện đại, số hóa và tài chính xanh.

Kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình (kỳ II): Gom góp đủ 'tài sản' lớn, tự tin vươn mình
Trung tâm tài chính tại TP. Hồ Chí Minh sẽ có nhiều tác động tích cực đến phần còn lại của nền kinh tế. (Ảnh: Văn Trung)

Nói kỹ hơn về trung tâm tài chính tại TP. Hồ Chí Minh, ông có khuyến nghị gì không?

Tôi có một số khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, tăng cường các hoạt động nhằm tạo ra một trung tâm tài chính tại TP. Hồ Chí Minh bằng cách cung cấp nguồn tài chính dồi dào và quyền ra quyết định.

Thứ hai, thiết lập các quy định quốc gia về phân loại xanh phù hợp với các tiêu chuẩn ngành hiện có và thông lệ toàn cầu.

Thứ ba, xây dựng chính sách thúc đẩy thị trường carbon và đẩy nhanh việc triển khai chính thức nền tảng giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Rõ ràng, sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam phải tiếp tục mạnh mẽ thực hiện những bước đi tiếp theo.

Thứ tư, tạo điều kiện phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan khác nhằm xây dựng và thực hiện các tiêu chí môi trường trong cấp tín dụng xanh.

Thứ năm, duy trì cam kết của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tín dụng hỗ trợ tăng trưởng xanh trong ngành ngân hàng.

Việt Nam phải tiến thêm bước nữa trong lĩnh vực tài chính xanh và công nghệ xanh. Trong bối cảnh này, việc áp dụng môi trường, quản trị, xã hội (ESG) là rất quan trọng để các ngân hàng Việt Nam tiếp cận nguồn vốn xanh quốc tế cho doanh nghiệp.

Kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình (kỳ II): Gom góp đủ 'tài sản' lớn, tự tin vươn mình
Để phát triển kinh tế, cần có một hệ thống giáo dục xuất sắc. Việt Nam cần khuyến khích và thúc đẩy giáo dục với thế hệ trẻ – mầm non tương lai của đất nước. (Ảnh: Phi Khanh)

Trong nhiều cuộc trò chuyện với báo chí, ông thường nhắc đến sự phát triển kinh tếxã hội của Ba Lan, khi so sánh với Việt Nam. Nhìn ra thế giới, bên cạnh Ba Lan, có quốc gia nào có sự phát triển có những nét tương đồng với Việt Nam không, thưa ông? Từ sự so sánh đó, theo ông, Việt Nam sẽ phát triển thế nào trong giai đoạn tới?

Đúng vậy, tôi xin chia sẻ thêm về Ba Lan – một đất nước đạt được tiến bộ lớn nhất về tự do hóa, kinh tế và trỗi dậy trong những thập niên gần đây. Những nhận định này được Quỹ Di sản (Heritage Foundation – Mỹ) đưa ra trong báo cáo thường niên của mình.

Tất nhiên, có những quốc gia có nền kinh tế tiên tiến hơn Việt Nam và Ba Lan. Tuy nhiên, đại bàng trắng (Ba Lan) và rồng (Việt Nam) là những đất nước có tốc độ phát triển nhanh nhất về tự do kinh tế.

Liên quan đến “ngoại giao cây tre”, tôi xin nhắc đến nước láng giềng Thái Lan làm ví dụ. Đất nước này đã giữ độc lập trong nhiều thế kỷ qua, bất chấp mối đe dọa nhờ việc mở cửa với phương Tây và cải cách. Thái Lan cũng cố gắng duy trì sự cân bằng trong ngoại giao giữa tất cả các siêu cường trên thế giới.

Xứ sở chùa Vàng có được sự phát triển kinh tế nhờ chính trị tương đối ổn định và quan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác trên thế giới.

Về mặt này, “ngoại giao cây tre” của Việt Nam là một “tài sản” lớn của đất nước. Cá nhân tôi nhận thấy, nếu tiếp tục đi trên con đường mở cửa kinh tế và “ngoại giao cây tre”, Việt Nam có thể gặt hái được thành công lớn. Hòa bình và hợp tác kinh tế là điều kiện tiên quyết để đất nước phát triển trong tương lai.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045, đất nước trở thành quốc gia phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Những giải pháp để Việt Nam vươn mình phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới là gì, thưa ông?

Việt Nam đang ở vị thế rất tốt để trở thành quốc gia phát triển nhưng vẫn có những yếu tố ngoại sinh có thể làm gián đoạn sự phát triển này. Chẳng hạn như những xung đột chính trị trên thế giới, căng thẳng kinh tế Mỹ-Trung Quốc hay tình trạng nợ nần chồng chất của các nền kinh tế phương Tây…

Với những “tài sản” gom góp được trong giai đoạn đổi mới đến nay, Việt Nam có thể tự tin tiến bước vào kỷ nguyên vươn mình.

Ngoài ra, Việt Nam vẫn có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Trong tương lai, tôi cho rằng, điều rất quan trọng là phải tiếp tục bám sát sức mạnh của kinh tế thị trường, duy trì sự cởi mở với các nhà đầu tư nước ngoài và mở rộng hơn nữa hội nhập vào thương mại quốc tế. Việc hội nhập sâu hơn vào ASEAN hay ký kết thêm các FTA là gợi ý hay cho Việt Nam.

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hành chính cũng là việc đất nước cần quyết tâm cao thực hiện để có những bước tiến tiếp theo. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tận dụng nguồn lực to lớn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để làm cầu nối với đất nước.

Trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, đất nước phải tập trung vào các ngành có triển vọng. Theo quan điểm của tôi, lĩnh vực như công nghệ xanh hay cần có bước nhảy vọt trong ngành tài chính.

Cuối cùng, theo tôi, để phát triển kinh tế, cần có một hệ thống giáo dục xuất sắc. Điều này đề cập đến tất cả các lĩnh vực giáo dục từ đào tạo nghề đến giáo dục Đại học. Việt Nam đã sở hữu những trường Đại học xuất sắc. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các trường Đại học còn quá lớn.

Về vấn đề này, đất nước có thể hợp tác với các đối tác nước ngoài để thay đổi cục diện. Bên cạnh những dự án “ngọn hải đăng” như Đại học Việt-Đức tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam cần thu hút các trường đại học tư thục làm đối tác và nhà đầu tư. Đức – quê hương tôi, nơi có hệ thống giáo dục ưu việt – có thể là một đối tác tiềm năng. Dân số được giáo dục tốt là một điểm cộng vô cùng lớn cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình (kỳ II): Gom góp đủ 'tài sản' lớn, tự tin vươn mình
Khung cảnh Trường Đại học Việt-Đức tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Bá Sơn)

Những thông điệp của ông với Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình?

Với những “tài sản” gom góp được trong giai đoạn đổi mới đến nay, Việt Nam có thể tự tin tiến bước vào kỷ nguyên vươn mình.

Trong bối cảnh kinh tế-xã hội có nhiều thay đổi, Việt Nam nên giữ lại nét văn hóa đặc trưng. Thêm vào đó, cần có chế độ để thu hút nhân tài từ nước ngoài sẵn sàng làm việc và cống hiến cho Việt Nam. Đất nước có thể tăng cường tạo các cơ hội để các chuyên gia có thể xin được quốc tịch Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cần khuyến khích và thúc đẩy giáo dục với thế hệ trẻ – mầm non tương lai của đất nước. Con trai 9 tuổi của tôi là công dân Việt Nam. Sứ mệnh của tôi là dạy dỗ con để trong tương lai, công dân ấy có thể đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Việt Nam – giống như cách tôi đang làm với quê hương thứ hai của mình!

Xin cảm ơn ông!

Mời độc giả đọc kỳ I tại đây.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-viet-nam-trong-ky-nguyen-vuon-minh-ky-ii-gom-gop-du-tai-san-lon-tu-tin-vuon-minh-301633.html

Cùng chủ đề

Những hình ảnh ấn tượng trong lễ nhậm chức lần thứ 2 của ông Trump

(Dân trí) - Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2, trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Lễ nhậm chức của ông Trump năm nay đánh dấu sự trở lại của một nhà lãnh đạo chính trị từng trải qua nhiều biến động. Vì vậy, lễ nhậm chức của ông Trump lần này đặc biệt thu hút sự quan tâm không chỉ của chính giới và người dân Mỹ mà...

Ông Trump đã hủy những sắc lệnh nào của ông Biden ngay sau khi nhậm chức?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một số sắc lệnh hành pháp và hủy vài lệnh của chính quyền trước ngay sau khi nhậm chức, trở thành tổng thống thứ 47 của nước này. ...

Tổng Bí thư: Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đích đến của kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu. Chiều 19/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn đại biểu kiều bào tham dự Chương trình Xuân Quê hương 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm chào mừng đoàn kiều bào tiêu biểu, đại diện cho gần 1.000 kiều bào từ hơn 40...

Giá heo hơi hôm nay 21/1/2025: Tiếp tục đứng giá

Giá heo hơi hôm nay 21/1/2025 tiếp tục ghi nhận sự ổn định ở cả ba miền trên toàn quốc. Hiện giá heo hơi giao dịch trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. ...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Hà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo chí phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc

Tối 20/1, Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX-năm 2024 long trọng diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025).

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

10.000 thi thể vẫn còn nằm dưới đống đổ nát

Ngày 20/1, trong ngày thứ hai lệnh ngừng bắn giữa Israel-Hamas chính thức có hiệu lực, người dân Gaza đã bắt đầu tìm kiếm hàng ngàn người vẫn đang bị vùi lấp dưới đống đổ nát, hậu quả trong suốt 15 tháng xung đột khốc liệt tại dải đất này.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ trao Giải Búa liềm Vàng lần thứ IX

Công chúng mong muốn có nhiều hơn nữa những cây bút, những tác phẩm báo chí thực sự xuất sắc, tầm vóc, chuyển tải được những bước chuyển mình to lớn của Đảng, của dân tộc, có giá trị cao về chính trị, tư tưởng.

Nếu làm được điều này, ông Donald Trump đã có bước đi khôn ngoan đầu tiên ngay sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ

Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể là một "bước đi khôn ngoan đầu tiên" của chính quyền mới ở Mỹ mới nhằm ngăn chặn leo thang dẫn tới Thế chiến III.

Bài đọc nhiều

Kinh tế Hungary bị kéo xuống vực suy thoái, châu Âu quyết “quay lưng” dồn đồng minh của Nga đến chân tường?

Mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” của Hungary với Liên minh châu Âu (EU) đang góp phần làm trầm trọng hơn những khó khăn kinh tế của nước này.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Nga phàn nàn về thỏa thuận ngũ cốc, hàng Trung Quốc sang Mỹ ít nhất 17 năm, Đức từ chối yêu cầu của Intel

Nga cân nhắc rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, khối lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2006, xuất khẩu của Nhật Bản kém nhất nhóm G7… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sắp đến ngày TikTok phải quyết định “số phận” ở Mỹ, lộ diện những đại gia muốn mua, hãy tin ở ông Trump?

Thời hạn cuối cùng để TikTok quyết định "số phận" của mình tại Mỹ sắp điểm...

Kinh tế Mỹ – Những điều không ngờ tới

Kinh tế thế giới phải đối mặt với vô số vấn đề nghiêm trọng khi bước vào năm 2025, nhưng nền kinh tế lớn nhất thế giới không phải là một trong số đó.

Cùng chuyên mục

Báo chí phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc

Tối 20/1, Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX-năm 2024 long trọng diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025).

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ trao Giải Búa liềm Vàng lần thứ IX

Công chúng mong muốn có nhiều hơn nữa những cây bút, những tác phẩm báo chí thực sự xuất sắc, tầm vóc, chuyển tải được những bước chuyển mình to lớn của Đảng, của dân tộc, có giá trị cao về chính trị, tư tưởng.

Việt Nam và Séc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ hai nước, nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, Ngài Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngài Petr Fiala, Thủ...

Lễ nhậm chức của ông Trump: Kỷ lục cao nhất mọi thời đại

Hôm nay 20/1, Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức tại Đồi Capitol, bắt đầu nhiệm kỳ 2025-2029. Lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump và "phó tướng" James David Vance sẽ chính thức bắt đầu vào 12h trưa.

Kỷ lục cao nhất mọi thời đại, mọi ‘kỳ thị tan biến” chỉ còn lại háo hức và hân hoan

Hôm nay 20/1, Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức tại Đồi Capitol, bắt đầu nhiệm kỳ 2025-2029. Lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump và "phó tướng" James David Vance sẽ chính thức bắt đầu vào 12h trưa.

Mới nhất

Du lịch tự túc lên ngôi mùa Tết

Mùa du lịch Tết Nguyên đán 2025 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành du lịch trong nước, du lịch nước ngoài và du khách quốc tế đến Việt Nam. ...

Giúp học sinh lớp 12 ôn tập thi tốt nghiệp hiệu quả

Học sinh lớp 12 năm học này sẽ dự thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018...

Dự báo thời tiết 21/1/2025: Miền Bắc giá rét, miền Nam có mưa rào

Dự báo thời tiết 21/1/2025, miền Bắc đêm và sáng trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi, gió đông bắc cấp 2-3. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, xu thế thời tiết từ nay tới ngày 22/1 như sau: Khu vực...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos

Hội nghị WEF Davos lần thứ 55 mang chủ đề “Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh” có sự tham dự của khoảng 3.000 lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và các tập đoàn hàng đầu thế giới. ...

Mới nhất