Trang chủNewsKinh tếGọi rươi về những đồng lúa hữu cơ

Gọi rươi về những đồng lúa hữu cơ



HÀ TĨNH Sau những vụ lúa canh tác theo hướng hữu cơ, đồng ruộng trở nên màu mỡ. Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi để ‘gọi’ rươi trở về sau nhiều năm biến mất.

Những năm qua, việc sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại vùng nuôi rươi, cáy ở một số địa phương tại Hà Tĩnh không chỉ cho sản phẩm lúa gạo an toàn mà mô hình này còn góp phần bảo vệ môi trường, khôi phục được nguồn rươi, cáy tự nhiên, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian qua, một số địa phương tại Hà Tĩnh đã phát huy lợi thế, mở rộng vùng sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi hướng tới xây dựng vùng sản xuất chuyên canh nhằm nâng cao giá trị kinh tế.

Rươi, cáy trở về

Khu vực ven sông Lam thuộc xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có diện tích đất ruộng trên 12ha thường xuyên được phù sa bồi đắp nên đất khá giàu mùn, thuận lợi cho lúa cũng như rươi sinh trưởng, phát triển. Tuy nhiên, nhiều năm canh tác theo cách truyền thống, lúa đạt năng suất thấp, rươi cũng dần ít đi.

Rươi ở những ruộng lúa hữu cơ tại xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Rươi ở những ruộng lúa hữu cơ tại xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Để khôi phục nguồn rươi, cáy tự nhiên và tăng năng suất, chất lượng lúa gạo, tháng 9/2022, xã Xuân Lam đã chỉ đạo triển khai cải tạo đồng ruộng để thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi tại thôn 2 và thôn 3 với quy mô 10ha, giao Hợp tác xã nông nghiệp Thống Nhất (xã Xuân Lam) thực hiện. Sau khi các HTX hoàn thành việc san đất, cải tạo đồng ruộng, đảm bảo điều kiện, vụ xuân 2023, các thành viên HTX bắt đầu xuống giống sản xuất lúa hữu cơ vụ đầu tiên.

Gia đình ông Lê Anh Sơn ở thôn 2 xã Xuân Lam là một trong những hộ dân tham gia mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi do HTX nông nghiệp Thống Nhất triển khai. Vụ xuân năm 2024 là vụ thứ hai gia đình ông Sơn cấy giống lúa ST25 trên ruộng khai thác rươi. Ngoài năng suất lúa hữu cơ cao hơn vụ đầu thì rươi cũng xuất hiện với mật độ nhiều hơn trước.

Ông Sơn cho hay: “Sau khi đồng ruộng được cải tạo lại, mặt ruộng thấp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nước sông ra vào, bồi đắp phù sa. Cùng với việc canh tác lúa theo hướng hữu cơ, đất ruộng giàu dinh dưỡng nên ngoài lúa thu hoạch đạt năng suất 270kg/sào (sào 500m2), cao hơn trước 50kg/sào, chúng tôi còn khai thác được nhiều rươi hơn.

Nếu ruộng rươi tự nhiên trước đây chỉ đạt mật độ 10 – 15 con/m2 và cho thu hoạch từ tháng 9 – 10 (âm lịch) thì bây giờ ruộng canh tác lúa hữu cơ được bổ sung dinh dưỡng nên mật độ tăng lên từ 35 – 40 con/m2, có nơi trên 100 con/m2 và cho thu hoạch vào cả tháng 5 – 6 (âm Lịch). Mặc dù gia đình chỉ sản xuất 4 sào lúa nhưng vụ đầu tiên đã thu hoạch hơn 1 tấn lúa và gần 1 tạ rươi, trị giá trên 100 triệu đồng. Qua theo dõi, vụ này chắc chắn năng suất rươi sẽ đạt cao hơn.

Kiểm tra nguồn rươi trên những ruộng lúa hữu cơ tại HTX nông nghiệp Thống Nhất. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Kiểm tra nguồn rươi trên những ruộng lúa hữu cơ tại HTX nông nghiệp Thống Nhất. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Ông Nguyễn Văn Chiến – Giám đốc HTX nông nghiệp Thống Nhất cho biết: Việc triển khai mô hình này nhằm khai thác ưu thế của địa phương, tạo ra sản phẩm gạo, rươi, cáy an toàn, từ đó làm cơ sở để địa phương xây dựng sản phẩm gạo rươi đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao; hướng tới xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Qua 2 vụ sản xuất, năng suất lúa hữu cơ trên ruộng rươi tăng lên rõ rệt, đạt bình quân 54 tạ/ha, rươi đạt 2,5 tạ/ha, cáy đạt 3,5 tạ/ha. Từ diện tích ban đầu 10ha, HTX đang tiếp tục xây dựng vùng chuyên canh lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi, cáy với quy mô tập trung 80ha.

Nghe chuyện khôi phục rươi là vui hẳn

Vùng sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi ở khu vực Đồng Láng, thôn Đậu Giang, xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vốn là vùng thấp trũng (cạnh kênh Nhà Lê), vùng nước mặn, lợ ở đây từng có khá nhiều rươi tự nhiên. Tuy nhiên trong một thời gian dài, do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nên rươi cũng như các loại sinh vật sống trên đồng ruộng dần biến mất. Sau 6 vụ kiên trì thực hiện canh tác lúa hữu cơ, “nói không” với thuốc BVTV và phân bón hóa học, rươi, cáy đã xuất hiện trở lại. Đó chính là tín hiệu đáng mừng để người dân nơi đây có quyền hi vọng mang về những giá trị mới, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

Hệ sinh thái trên cánh đồng sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ tại thôn Đậu Giang, xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đang dần được phục hồi. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Hệ sinh thái trên cánh đồng sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ tại thôn Đậu Giang, xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đang dần được phục hồi. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Thực hiện chủ trương sản xuất lúa hàng hóa theo hướng hữu cơ, từ vụ xuân 2022, huyện Kỳ Anh bắt đầu triển khai thí điểm mô hình chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ kết hợp tái tạo, phục hồi nguồn lợi rươi tự nhiên tại thôn Đậu Giang (xã Kỳ Khang) với diện tích 5ha, gồm 8 hộ tham gia.

Là người gắn bó với cánh đồng này từ hàng chục năm trước và đã từng có thu nhập từ rươi ngay tại vùng đất này, ông Nguyễn Văn Huấn hết sức phấn khởi khi biết chủ trương khôi phục sản phẩm rươi tự nhiên và sản xuất lúa hữu cơ của thôn và xã.

Ông Huấn chia sẻ: “Trước kia, trên cánh đồng này rươi, cáy nhiều lắm, nhưng sau nhiều năm người dân sản xuất lúa sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ nên rươi, cáy cũng dần mất đi. Khi có chủ trương làm lúa hữu cơ để khôi phục rươi, cáy, tôi nghe mà vui hẳn nên đăng ký làm luôn ở vụ đầu tiên với 15 sào ruộng. Đến nay, tôi đã tham gia sản xuất lúa theo hướng hữu cơ vụ thứ 6, thấy rươi đã xuất hiện trở lại, có những chân ruộng mật độ lên đến 50 – 60 con/m2. Năm ngoái, gặt lúa vụ hè thu xong tôi đã thu hoạch được một lượng rươi kha khá nên hi vọng năm nay sẽ thu hoạch được nhiều rươi hơn.

Nông dân không còn bỏ ruộng

Rươi là loài rất nhạy cảm với môi trường sống, chỉ một lượng nhỏ chất hóa học cũng khiến chúng suy giảm sức đề kháng, ngừng tăng trưởng và chết hàng loạt. Trải qua gần 3 năm sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, người dân không còn bón phân vô cơ, thuốc BVTV trên đồng ruộng, hệ sinh thái dần được phục hồi, môi trường đồng ruộng được cải tạo, ngoài con rươi thì cáy, ốc, tôm, cá cũng đã xuất hiện nhiều hơn.

Ông Nguyễn Văn Huấn kiểm tra mật độ của rươi trên ruộng lúa hữu cơ. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Ông Nguyễn Văn Huấn kiểm tra mật độ của rươi trên ruộng lúa hữu cơ. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Chị Hoàng Thị Vinh – Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất lúa – rươi thôn Đậu Giang (xã Kỳ Khang) chia sẻ: Khi mới triển khai, nhiều hộ dân e ngại vì nghĩ làm lúa hữu cơ vất vả nhưng sau khi tham gia thử nghiệm vài vụ đầu bà con đã thấy được lợi ích mang lại và khỏe hơn so với canh tác truyền thống. Ruộng chỉ bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục, cây lúa hấp thụ dinh dưỡng xong chất hữu cơ tích tụ lại ở các cánh đồng, đến vụ sau lượng phân bón giảm từ 70kg xuống còn 60, rồi 50kg mà lúa vẫn sinh trưởng phát triển tốt, giảm được chi phí đầu tư nên bà con rất mừng.

Không chỉ tạo ra sản phẩm lúa gạo thơm ngon, bán được giá cao mà mỗi vụ bà con còn thu hoạch được rươi, cáy, tôm, cá…, bán đi cũng có thêm thu nhập từ 500.000 – 700.000 đồng/sào ruộng. Vì vậy, bà con nông dân trong vùng bây giờ không còn ý định bỏ ruộng mà chấp hành nghiêm túc quy trình sản xuất lúa hữu cơ, “nói không” với phân bón hóa học, thuốc BVTV, đồng thời mong muốn mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND Huyện Kỳ Anh (ngoài cùng bên phải) luôn đồng hành cùng bà con nông dân trong quá trình thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi tại xã Kỳ Khang. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND Huyện Kỳ Anh (ngoài cùng bên phải) luôn đồng hành cùng bà con nông dân trong quá trình thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi tại xã Kỳ Khang. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Những năm gần đây, song song với chuyển đổi ruộng đất, huyện Kỳ Anh đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó nhiều mô hình sản xuất liên kết, sản xuất hữu cơ được phát triển sâu rộng, cho thu nhập vượt trội.

Ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cho biết: Sau gần 3 năm triển khai, đến nay huyện đã xây dựng được hơn 32ha lúa hữu cơ. Riêng với mô hình chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ kết hợp tái tạo, phục hồi nguồn lợi rươi tự nhiên tại thôn Đậu Giang (xã Kỳ Khang) từ 5ha nay đã quy hoạch vùng lên 17ha và tiến tới sẽ mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi lên 25ha toàn huyện. Cùng với đó, huyện đang tiếp tục vận dụng mọi nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; chuyển giao kỹ thuật chăm sóc, tái tạo và khai thác rươi, cáy đúng kỹ thuật; liên kết với doanh nghiệp để vừa phát triển mô hình sản xuất, vừa xây dựng thương hiệu gạo – rươi của huyện Kỳ Anh.

Hà Tĩnh tiếp tục mở rộng 57ha diện tích sản xuất lúa hữu cơ trên vùng khai thác rươi giai đoạn 2024 - 2030. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Hà Tĩnh tiếp tục mở rộng 57ha diện tích sản xuất lúa hữu cơ trên vùng khai thác rươi giai đoạn 2024 – 2030. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Thực tế cho thấy, mô hình sản xuất lúa hữu cơ sau 2 – 3 vụ không sử dụng hóa chất BVTV, phân hóa học đã làm cho đất màu mỡ, thải các chất độc hại nên cây lúa phát triển mạnh, hầu như không phải xử lý sâu bệnh, năng suất ổn định 250 – 280kg/sào. Bên cạnh đó, mỗi sào lúa sản xuất hữu cơ còn cho thu hoạch 20 – 25kg rươi và 40 – 50kg cáy, mang lại thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng. Những ruộng lúa  – rươi – cáy tại xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh) hay xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân) và nhiều địa phương khác trong tỉnh đã và đang giúp người dân có thu nhập cao, hệ sinh thái đồng ruộng được phục hồi.

Hiện toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có hơn 133ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ trên vùng khai thác rươi, cáy, mang lại “lợi ích kép” cho nông dân. Mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt mở rộng thêm mô hình sản xuất này với diện tích 57ha tại các địa phương thuộc huyện Kỳ Anh, Đức Thọ, Nghi Xuân, TP Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh. 





Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/goi-ruoi-ve-nhung-dong-lua-huu-co-d388032.html

Cùng chủ đề

Ngành chức năng vào cuộc

TPO - Liên quan đến việc nhiều khoản thu chi không hợp lý tại một trường tiểu học ở Hà Tĩnh, ngành chức năng đã vào cuộc kiểm tra. TPO - Liên quan đến việc nhiều khoản thu chi không hợp lý tại một trường tiểu học ở Hà Tĩnh, ngành chức năng đã vào cuộc kiểm tra. Ngày 17/12, lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh cho biết, sau phản ánh của Báo Tiền...

Tước bằng lái tài xế Mercedes dừng ngược chiều ở Hà Tĩnh

Ngày 17/12, Công an huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vừa lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với P.Đ.Đ. (SN 1986, trú huyện Nghi Xuân) về lỗi dừng xe gây ùn tắc giao thông và điều khiển xe không đi về bên phải theo chiều đi của mình.P.Đ.Đ được xác định là người lái xe nhãn hiệu Mercedes BKS 38A-271.xx dừng ngược chiều giữa đường gây cản trở giao thông trên tuyến tỉnh lộ 547 (đường ven biển...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Sáng ngày 10/12, tại Hội liên hiệp VHNT Hà Tĩnh, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (NSNAVN) tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 – 2029. Tham dự Đại hội có ông Nguyễn Xuân Hải,...

Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư hạ tầng dự án Cụm Công nghiệp Cổng Khánh 3

UBND thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh vừa có thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cổng Khánh 3 tại phường Đậu Liêu. Hà Tĩnh kêu gọi đầu tư hạ tầng dự án Cụm Công nghiệp Cổng Khánh 3UBND thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh vừa có thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ...

Cảnh nhếch nhác trong ngôi trường 39 tỷ bỏ hoang ở Hà Tĩnh

Trung tâm dạy nghề Hương Khê (Hà Tĩnh) được xây dựng với tổng mức đầu tư 39 tỷ đồng, song đến nay, ngôi trường đang bỏ hoang và trở thành nơi chăn thả trâu bò. Nằm trong đề án 1956, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, năm 2011, UBND tỉnh Hà Tĩnh ký quyết định phê duyệt dự án Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Hương Khê tại xã Hương Bình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tánh Linh tận dụng thế mạnh đặc sản để xây dựng sản phẩm OCOP

Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã tận dụng những nông sản đặc trưng, thế mạnh như gạo, sầu riêng, yến sào…để xây dựng sản phẩm OCOP có giá trị. Huyện Tánh Linh phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: ĐB. Không chỉ thị trường trong tỉnh đón nhận, hiện 2 sản phẩm gạo (gạo ST 25, gạo lứt ST 25) của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) đã có mặt tại thị trường các...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối...

Diêm dân hồ hởi giữa những ngày nắng nóng

Quảng Bình Vào những ngày nắng lên đến đỉnh điểm là lúc diêm dân Quảng Phú nở những nụ cười tươi vì muối...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Bài đọc nhiều

Đầu tư căn hộ Expert Home chỉ 1,1 tỷ/căn tại VIC Grand Square

Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. ...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (16/12): Giảm mạnh

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (16/12): Mở phiên giao dịch đầu tuần, vàng SJC giảm mạnh gần 2 triệu đồng một lượng, trong khi vàng thế giới tăng nhẹ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn,...

Lấy thực tiễn làm động lực phát triển nguồn lực AI tại Việt Nam

Trong bối cảnh nguồn nhân lực AI tại Việt Nam còn khan hiếm, VNPT xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ chuyên gia với động lực chính là những nhu cầu thực tiễn của thị trường. Tại Diễn đàn số Việt Nam - Hàn Quốc 2024 diễn ra ngày 22/11 ở Hà Nội, TS. Lê Thái Hưng, Giám đốc Chiến lược VNPT AI, đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về thách thức và giải pháp trong việc phát...

Cùng chuyên mục

Liên kết với TPHCM là “chìa khóa” để vùng Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua các thách thức

Sự liên kết chặt chẽ giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TPHCM - trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ hàng đầu của cả nước, chính là chìa khóa để vượt qua các...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (18/12): Biến động nhẹ

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (18/12): Giá vàng miếng trong nước cũng chỉ đi ngang khi các nhà đầu tư hiện vẫn chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h30 ngày 18/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,6...

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hàng không

DNVN - Chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không ngày 17/12, ông Stephan Castet - Giám đốc Điều hành Công ty Advanced Business Events (ABE) cho rằng, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp hàng không. Đó là có nhiều công ty lớn và...

Siết thuế chuyển nhượng bất động sản để hạn chế đầu cơ

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính đang đề xuất những thay đổi quan trọng trong Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế, với điểm đáng chú ý là áp dụng thuế suất khác nhau đối với chuyển nhượng bất động sản tùy vào thời gian nắm giữ. Chính sách này được kỳ vọng sẽ hạn chế đầu cơ, ổn định thị trường bất động sản và đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thuế. ...

Từ hôm nay 18/12 OceanBank chính thức được đổi tên

Việc đổi tên của Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) thành Ngân hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện Đại (MBV) chính thức có hiệu lực từ hôm nay, 18/12. Theo Quyết định số 741 của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 18/12/2024, Ngân hàng Thương mại TNHH Một Thành viên Đại Dương (OceanBank) chính thức đổi tên. Theo đó, tên tiếng Việt mới của ngân hàng là Ngân hàng...

Mới nhất

Đau bụng nhiều tháng, ăn chậm tiêu, đi khám phát hiện khối u lớn ở dạ dày

Bệnh nhân T.M.H (58 tuổi, ngụ Bình Thuận) có triệu chứng đau bụng vùng thượng vị nhiều tháng nay, ăn cảm giác chậm...

Công chức, viên chức cấp xã dôi dư được hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng

(Dân trí) - Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành nghị quyết hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tối đa 100 triệu đồng/người. Ngày 18/12, Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai đã công bố nghị quyết...

kỷ luật hiệu trưởng ỏ kon tum vì buông lỏng quản lý

Buông lỏng quản lý thiết bị, vật tư được cấp, nhận bàn giao nhưng không đưa vào sử dụng… 2 cán bộ Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH-THCS Măng...

BIDV nhận giải thưởng quốc tế về phát hành trái phiếu bền vững

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa nhận giải thưởng Ngân hàng triển khai giao dịch phát hành trái phiếu bền vững tốt nhất Việt Nam 2024 từ Tạp chí Global Banking and Finance Review. Giải thưởng là sự khẳng định vị thế tiên phong của BIDV trong việc phát hành trái phiếu xanh, trái...

Mới nhất