Trang chủNewsKinh tếGỡ sớm quy định gây khó cho doanh nghiệp

Gỡ sớm quy định gây khó cho doanh nghiệp


Hủy bỏ hoặc nâng trần chi phí lãi vay lên 50% tổng lợi nhuận thuần

Sau khi nhận được ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp (DN) về những bất hợp lý trong Nghị định 132/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết, Bộ Tài chính đã có công văn về nội dung và quy trình sửa đổi để lấy ý kiến rộng rãi. 

Tuy nhiên, Bộ chỉ đề xuất báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 điều 5 Nghị định 132 để loại trừ việc xác định quan hệ liên kết đối với trường hợp tổ chức tín dụng, tổ chức khác có chức năng hoạt động ngân hàng (không tham gia điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào DN đi vay hoặc DN và tổ chức tín dụng, tổ chức khác có chức năng hoạt động ngân hàng không chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác) bảo lãnh hoặc cho một DN khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay.

Gỡ sớm quy định gây khó cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Đề nghị xem xét nâng trần chi phí lãi vay từ 30% lên 50% tổng doanh thu thuần để hỗ trợ doanh nghiệp Việt

Trong khi đó, các nội dung cốt lõi mà nhiều DN kiến nghị cần được xem xét, tháo gỡ lại chưa được đề cập. Đó là việc bỏ mức trần chi phí lãi vay 30% trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ (EBITDA) hoặc xem xét nâng tỷ lệ từ 30% này lên 50%.

Theo bà Đinh Mai Hạnh, Phó tổng giám đốc phụ trách toàn quốc về tư vấn giá giao dịch liên kết – Deloitte VN, khi ban hành Nghị định 132, Chính phủ đã tham khảo thông lệ ở các nước phát triển để đưa ra mức khống chế chi phí lãi vay 30%. Thế nhưng quy định này hiện chưa phù hợp với bối cảnh kinh tế VN. Do vậy, VN có thể tham khảo thêm quy định ở các nước khác về vấn đề này. Điển hình như Mỹ và Nhật Bản đã tăng từ mức 30% lên 50% để hỗ trợ các DN do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

Bên cạnh đó, chỉ tính mức khống chế đối với khoản vay từ bên liên kết. Mục đích của quy định về giao dịch liên kết là nhằm quản lý việc tuân thủ nguyên tắc giá thị trường của các giao dịch này. Do đó, các vấn đề liên quan đến lãi vay cũng nên đặt trong tinh thần chung của quy định là chỉ điều chỉnh lãi vay giữa các bên liên kết. Tương tự, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia cũng chỉ áp dụng đối với các khoản vay từ bên liên kết. Đồng thời, xem xét tăng thời hạn chuyển chi phí lãi vay trên 5 năm. 

Về vấn đề này, Malaysia và Mỹ hiện không giới hạn số năm chuyển chi phí lãi vay vượt trần, Nhật Bản có quy định 7 năm, còn Úc đang xây dựng dự thảo chuyển sang 15 năm tiếp theo. Ngoài ra bà Đinh Mai Hạnh nhấn mạnh cần đưa thêm hướng dẫn về cách thức xác định, phân bổ chi phí lãi vay vượt trần và chuyển tiếp sang các năm sau trong trường hợp DN có nhiều hoạt động với mức ưu đãi khác nhau.

Kéo dài thời gian chuyển chi phí lãi vay

Nghị định 132 hiện cho phép các công ty chuyển chi phí lãi vay vượt trên 30% trong 5 năm tiếp theo. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2020 – 2023, do liên tiếp chịu tác động tiêu cực từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế thế giới và chính sách siết chặt tiền tệ, các DN Việt gặp nhiều khó khăn, suy giảm mạnh doanh thu và lợi nhuận, trong khi vẫn phát sinh chi phí vận hành và chi phí lãi vay rất cao. Hiện tại, nhiều DN lại rơi vào cảnh khó khăn, lợi nhuận bằng 0 hoặc thua lỗ thì không có lợi nhuận để bù trừ thuế. 

Ở thời điểm hiện tại, các chuyên gia trong lẫn ngoài nước đều dự báo khả năng năm 2024, kinh tế trong nước phục hồi chưa rõ ràng, DN vẫn phải đối diện nhiều khó khăn. Đồng thời, do quy định chưa rõ ràng nên thời gian qua, một số cục thuế diễn giải theo hướng bất lợi cho DN. Đó là khi các công ty có chi phí lãi vay không được trừ của kỳ trước thì chỉ được chuyển sang kỳ tính thuế có phát sinh giao dịch liên kết. Như vậy nếu trong các kỳ tính thuế sau DN không phát sinh giao dịch liên kết thì sẽ không được chuyển chi phí lãi vay vượt trần của năm trước. Vì vậy, Bộ Tài chính cần xem xét đề xuất Chính phủ cho phép kéo dài thời gian chuyển chi phí lãi vay vượt mức quy định lên thời gian 7 năm và áp dụng cho kỳ kế toán từ năm 2019.

Các DN đang rất mong chờ sửa Nghị định 132 và Bộ Tài chính vẫn có thể đẩy nhanh quy trình thực hiện để trình Chính phủ vì Thủ tướng cũng đã chỉ đạo thực hiện từ giữa năm 2023.

Luật sư Châu Huy Quang

TS – luật sư Châu Huy Quang, Giám đốc điều hành Công ty luật Rajah & Tann LCT VN, đề nghị cần xem xét quy định về chi phí lãi vay tại khoản 3 điều 16 của Nghị định 132 để phù hợp với thực tiễn cũng như theo hướng hỗ trợ cho DN. Trong đó, có thể xem xét bỏ mức trần khống chế chi phí lãi vay hoặc tăng mức trần lên cao hơn 30% để DN có thể chủ động hơn và có thêm cơ hội tiếp cận, sử dụng vốn để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh. Mặt khác, quy định về “thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ” cũng cần được làm rõ cơ sở và tính phù hợp của thời hạn này. 

Luật sư Quang phân tích: Nếu trong thời gian 5 năm, có một năm nào đó mà DN không đủ điều kiện chuyển chi phí lãi vay thì có phải từ năm đó DN này sẽ không được chuyển chi phí lãi vay còn lại của các năm trước do không đảm bảo tính “liên tục” khi chuyển chi phí lãi vay hay không? Đồng thời, Bộ Tài chính cũng nên cân nhắc việc tăng thêm thời gian chuyển chi phí lãi vay từ 5 năm lên 7 năm để phù hợp hơn với tình hình kinh tế hiện tại và nhu cầu thực tiễn của DN. 

“Các DN đang rất mong chờ sửa Nghị định 132 và Bộ Tài chính vẫn có thể đẩy nhanh quy trình thực hiện để trình Chính phủ vì Thủ tướng cũng đã chỉ đạo thực hiện từ giữa năm 2023”, luật sư Châu Huy Quang nói.

Đồng tình, chuyên gia về thuế – luật sư Trần Xoa nhấn mạnh quy định khống chế lãi vay được các nước áp dụng khi đặc điểm của DN nước ngoài là có nhiều tiền, vay ít và lãi suất vay rất thấp, điều kiện vay dễ dàng. Trong khi đó, DN trong nước thì hoàn toàn ngược lại là vốn ít nên phải sử dụng vốn vay nhiều. Đồng thời, lãi suất vay vốn từ ngân hàng của VN luôn cao nên chi phí lãi vay là một khoản tiền rất lớn đối với các DN. Như vậy, Nghị định 132 “đánh” vào chi phí lãi vay là đánh vào nhược điểm của DN trong nước và khiến tất cả công ty nhà nước hay tư nhân đều bị “vạ lây”. Cần xem xét sửa đổi quy định trần chi phí lãi vay để gỡ khó cho cộng đồng DN trong nước. Hơn nữa, việc sửa đổi chính sách chưa hợp lý cần được thực hiện càng nhanh càng tốt trong bối cảnh Chính phủ đang tập trung nhiều giải pháp hỗ trợ cho DN, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. 



Source link

Cùng chủ đề

Bộ GTVT phản hồi kiến nghị đầu tư 4 nút giao với QL51

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đầu tư sửa chữa hạ tầng đường bộ trên địa bàn tỉnh này. ...

Thu ngân sách Nhà nước “chạm đích”

ANTD.VN - Thu ngân sách Nhà nước tính đến 10/11 đã ước đạt 99,4% dự toán nhờ tăng trưởng tích cực cả thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế 10 tháng thu NSNN ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán, tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2023 (trong đó, thu ngân sách trung ương ước đạt khoảng 101,7% dự toán; thu ngân sách...

Phó Thủ tướng: Sẽ xử lý tiếp 2 ngân hàng 0 đồng

Tham gia trả lời chất vấn cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chiều 11/11, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là động lực phát triển của nền kinh tế. Ngược lại, nền kinh tế tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức tín dụng và ngân sách của Nhà nước.Theo Phó Thủ tướng, việc điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa...

Bộ Tài chính lý giải vì sao nhiều người không biết bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế

ANTD.VN - Bộ Tài chính khẳng định trước khi ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế, cơ quan thuế đã thông báo đến người nộp thuế qua rất nhiều kênh. Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại khoản 1 Điều 66 và khoản 7 Điều 124. Đối với người nộp thuế bị cơ...

Cần làm gì để tránh trường hợp ra đến sân bay mới biết mình nợ thuế?

Tổng cục Thuế sẽ bổ sung quy định về mức ngưỡng nợ thuế tối thiểu hợp lý để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Người nộp thuế cần thường xuyên tra cứu thông tin qua nhiều kênh về nghĩa vụ thuế của mình trước khi xuất cảnh. Thông tin với báo chí ngày 8/11, Bộ Tài chính nêu 4 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc người nộp thuế không biết mình nợ thuế hoặc không nhận được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt Nam

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt NamTập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. ...

Giá nông sản ngày 13/11/2024: Cà phê tăng mạnh, hồ tiêu giảm sâu

DNVN - Ngày 13/11/2024, giá cà phê nội địa tăng mạnh thêm 2.700 đồng/kg, dao động trong khoảng 109.300-109.900 đồng/kg. Trong khi đó, hồ tiêu giảm sâu 2.000 - 2.200 đồng/kg tại hầu hết các khu vực trọng điểm, ghi nhận mức giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg. ...

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025. Có sự chuyển dịch về thị trường và chủng loại hồ tiêu xuất khẩu, Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Cùng chuyên mục

Thị trường thời trang cuối năm ‘ế ẩm’, tiểu thương ‘chật vật’ tìm khách

Mùa mua sắm cuối năm tại Hà Nội vốn sôi động, nay lại trở nên ảm đạm khi các cửa hàng thời trang tại chợ truyền thống và trung tâm thương mại đều vắng khách. Những ngày cuối năm, ngược lại với nhịp sống sôi động của phố phường Hà Nội, các cửa hàng thời trang lại rơi vào tình cảnh vắng vẻ chưa từng có. Từ những quầy hàng nhỏ ở các chợ truyền thống...

Giá vàng đột ngột tăng, cửa hàng ‘quay xe’ bán ra mỗi người 1 chỉ, khách bỏ về

Giá vàng tăng nóng trở lại, từ sáng sớm khách đến giao dịch đã xếp hàng kín vỉa hè dù tiệm vàng chưa mở bán. Tuy nhiên, nhiều người “ngã ngửa” khi cửa hàng bất ngờ thông báo mỗi người chỉ được mua 1 chỉ và đã bực tức bỏ về. Mới 7h30' sáng nay (15/11), nhiều người đã đến tiệm vàng Bảo Tín Minh Châu (Trần Nhân Tông, Hà Nội) chờ đến giờ mở cửa.  Chia sẻ với PV. VietNamNet,...

Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp

Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây. Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấpSự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách...

Doanh nghiệp chọn đường tắt, mở rộng kinh doanh bằng M&A theo chiều ngang

Để mở rộng kinh doanh, không ít doanh nghiệp niêm yết chọn đường tắt là gia tăng nợ vay để tài trợ nguồn vốn thực hiện các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) trong cùng lĩnh vực. Doanh nghiệp chọn "đường tắt", mở rộng kinh doanh bằng M&A theo chiều ngangĐể mở rộng kinh doanh, không ít doanh nghiệp niêm yết chọn đường tắt là gia tăng nợ vay để tài trợ nguồn vốn thực hiện các thương...

Củ niễng – Ẩm thực đất thành Nam

(ĐCSVN) - Khi thời tiết chuyển sang se lạnh cũng là lúc củ niễng bắt đầu cho thu hoạch. Từ lâu, thứ củ mập trắng nõn nà là nguyên liệu tạo ra những món ăn dân dã mà đặc sản, là một nét văn hóa ẩm thực đậm đà dư vị đất thành Nam... Củ niễng là một bộ phận của cây niễng (hay còn gọi lúa bắp) - loại cây sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng đất...

Mới nhất

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi: Khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh. ...

Khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025)

Quang cảnh hội nghị Theo báo cáo từ Cục Thủy lợi, Việt Nam đã xây dựng được hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200 ha trở lên; trong đó, có 122 hệ thống vừa và lớn phục vụ trên 2.000 ha, hơn 40.000 km đê sông và đê biển đã được xây dựng...

Kịp thời chủ trương của Đảng và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, quyết định các vấn đề quan...

(MPI) - Chiều ngày 12/11/2024, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo giải trình về kinh tế - xã hội và nhấn mạnh, hầu hết ý kiến khẳng định chúng ta đã đạt được những...

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế

(MPI) - Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, chiều ngày 12/11/2024, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 426 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng...

Mới nhất