Trang chủKinh tếNông nghiệpGỡ nút thắt nguồn lực đầu tư

Gỡ nút thắt nguồn lực đầu tư


Theo Nghị quyết 115, HĐND TP Hà Nội có thẩm quyền quyết định cho phép các quận sử dụng ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Nghị quyết 115 lần đầu tiên được Quốc hội ban hành đã giúp TP Hà Nội giải quyết triệt để những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chi ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện thực hiện xây dựng nông thôn mới theo tinh thần chung của Thành ủy Hà Nội; tạo khuôn khổ pháp lý, góp phần huy động tối đa nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo Nghị quyết số 15/NQ-TW của Quốc hội khóa XII, Hà Nội có số đơn vị hành chính cấp xã lớn thứ hai của cả nước. Công cuộc xây dựng nông thôn mới cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khi TP không được T.Ư hỗ trợ nguồn lực đầu tư.

Nguồn lực đầu tư của TP Hà Nội và hỗ trợ từ các quận góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới ở xã An Phú (huyện Mỹ Đức).
Nguồn lực đầu tư của TP Hà Nội và hỗ trợ từ các quận góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới ở xã An Phú (huyện Mỹ Đức).

Cái khó của Thủ đô

Nhớ lại những ngày đầu thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Lê Thiết Cương nhìn nhận, dù có vị thế là Thủ đô, nhưng công cuộc xây dựng nông thôn mới của Hà Nội vẫn đối diện nhiều khó khăn; thách thức.

Nguyên nhân là do sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo Nghị quyết số 15/NQ-TW của Quốc hội khóa XII, số lượng đơn vị hành chính cấp xã thực hiện xây dựng nông thôn mới của Hà Nội rất lớn. Không chỉ vậy, địa bàn nông thôn được mở rộng, đa dạng địa hình phân bố dân cư, từ đồng bằng đến trung du, miền núi.

Đặc biệt, Hà Nội có 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc tỉnh Hà Tây trước đây và huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). Đây là những địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội rất hạn chế; một số địa bàn thuộc huyện Ba Vì, Mỹ Đức thậm chí vẫn nằm trong diện “thôn, xã đặc biệt khó khăn” của cả nước.

Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn. Người dân tập trung sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn. Đời sống kinh tế phụ thuộc nhiều vào canh tác nông nghiệp truyền thống, trong khi hạ tầng phục vụ sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư đồng bộ…

Cùng với khó khăn về xuất phát điểm, Hà Nội cũng có hạn chế nhất định về nguồn lực đầu tư. Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư Trần Nhật Lam cho biết, ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã là một trong những địa phương phải tự chủ về nguồn lực.

Điều này đồng nghĩa trong gần 15 năm qua, T.Ư không hỗ trợ Hà Nội kinh phí để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Theo ông Trần Nhật Lam, đây là đặc điểm rất khác, một khó khăn của Hà Nội so với các địa phương khác của cả nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Thành quả và nhiệm vụ đặt ra

Thành ủy Hà Nội luôn xác định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô. Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mà trọng tâm là xây dựng nông thôn mới được TP xem là nhiệm vụ xuyên suốt, với tinh thần “có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”.

Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong hai nhiệm kỳ Đảng bộ TP Hà Nội khóa XV và XVI, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 02/CTr-TU giai đoạn 2010 – 2015 và 2016 – 2020, xác định đây là chương trình công tác lớn, trọng tâm toàn khóa để tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, tính đến tháng 6/2020, Hà Nội có 6 đơn vị hành chính cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Gia Lâm. Bên cạnh đó là 356/382 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Toàn TP chưa có xã nào được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

“Trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 6/2020, nguồn lực Hà Nội huy động để thực hiện xây dựng nông thôn mới vào khoảng 58.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới chủ yếu đến từ nguồn ngân sách Nhà nước, việc thu hút nguồn lực xã hội chưa nhiều” – ông Nguyễn Văn Chí thông tin thêm.

Với con số 356 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào thời điểm tháng 6/2020, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số đơn vị hành chính cấp xã về đích. Tuy nhiên, với việc 12/18 đơn vị hành chính cấp huyện và 26 xã chưa về đích, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đặt ra đối với Hà Nội vẫn là hết sức nặng nề.

Nút thắt được tháo gỡ

Trong bối cảnh nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đặt ra nhiều vấn đề cấp bách, Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiếp tục ban hành Chương trình số 04-CTr/TU để tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Quá trình triển khai, Hà Nội đã có nhiều cách làm sáng tạo để huy động nguồn lực nội vùng theo tinh thần chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội. Đặc biệt trong đó có chủ trương “tiếp sức ngoại thành xây dựng nông thôn mới” thông qua các hoạt động “kết nghĩa”, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng, hoàn thiện hạ tầng của các quận dành cho các huyện.

Chủ trương của Hà Nội đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ lớn của Quốc hội. Trên cơ sở đề xuất của TP, ngày 19/6/2020, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội (viết tắt là Nghị quyết 115).

Một trong những nội dung theo Nghị quyết 115 là HĐND TP Hà Nội có thẩm quyền quyết định, cho phép các quận sử dụng ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Nghị quyết 115 lần đầu tiên được Quốc hội ban hành đã giúp TP Hà Nội giải quyết triệt để những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chi ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; tạo hành lang pháp lý, cơ sở thuận lợi để các quận cụ thể hóa chủ trương hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới theo tinh thần chung của Thành ủy Hà Nội.

 

Thành quả xây dựng nông thôn mới của Hà Nội trong những năm qua đã khẳng định tính đúng đắn, tinh thần nhân văn của Nghị quyết 115; làm sâu sắc thêm tình đoàn kết giữa các quận – huyện; tạo động lực quan trọng để TP tiếp tục phát huy nguồn lực nội sinh, tiến tới gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng hơn nữa, xứng đáng là “lá cờ đầu” trong xây dựng nông thôn mới của cả nước.

 

(Còn nữa)



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/bai-1-go-nut-that-nguon-luc-dau-tu.html

Cùng chủ đề

Huyện Mỹ Đức: Khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc năm học 2023-2024

Ngày 14/11, huyện Mỹ Đức, Hà Nội tổ chức gặp mặt, tuyên dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc năm học 2023-2024 nhân kỷ niệm truyền thống 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).Cũng trong năm học qua, được sự quan tâm của thành phố, của huyện Mỹ Đức, các cấp, ngành đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt...

Tạo cơ hội để Thủ đô Hà Nội có các chính sách “mở đường”, đột phá

Kinhtedothi - Sáng 14/11, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tham dự hội thảo có PGS.TS Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó...

bảo đảm triển khai Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thiết thực, hiệu quả

Kinhtedothi - Ngày 11/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Công văn số 1339-CV/TU về việc triển khai Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Công văn nên rõ, thực hiện Công văn số 25/MTTƯ-BTT ngày 23/10/2024 của Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam về việc phối hợp chỉ đạo, triển khai Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, nhằm xây...

Thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Cairo

Tham gia đoàn có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cùng lãnh đạo các sở, ngành TP Hà Nội. Mục đích chuyến công tác nhằm củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội với Thủ đô các nước; trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, đẩy mạnh hợp tác...

Phát huy hơn nữa giá trị bề sâu văn hóa Hà Nội

Kinhtedothi - Sáng 24/10, tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP Hà Nội, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở Thủ đô hiện nay”. Tới dự và chủ trì hội thảo có Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; PGS.TS Phạm Minh Anh - Hiệu trưởng Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lãnh đạo Thành phố dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Gia Lâm

Kinhtedothi-Chiều 16/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của Liên khu dân cư Ngọc Động, Lê Xá, Thuận Tốn, Khoan Tế, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Gia Lâm. Báo cáo về kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị...

Khai mạc lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024

Kinhtedothi-Sáng 16/11, tại sân khấu khu vực tượng đài Quyết tử, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội diễn ra lễ khai mạc lễ hội Kanagawa năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc được tổ chức hàng năm tại Việt Nam do chính quyền tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) phối hợp TP Hà Nội tổ chức. Tham dự chương trình, có Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ; Đại sứ quán Nhật Bản tại...

3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống

1. Điều kiện đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống Để đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cần chú ý: - Bố trí khu vực bếp hợp lý: Bếp ăn phải được thiết kế sao cho tránh nhiễm chéo giữa thực phẩm sống và thực phẩm đã chế biến. - Nguồn nước đạt chuẩn: Nước sử dụng trong chế biến phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ...

Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Kinhtedothi - Sáng 16/11, trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và khai giảng năm học 2024-2025. Dự lễ kỷ niệm có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong và lãnh đạo một số sở, ngành của Thành phố. Phát biểu tại buổi lễ, Hiệu trưởng nhà trường - NGƯT...

Thủ tướng lên đường dự Hội nghị G20 tại Brazil và thăm CH Dominicana

Việc Việt Nam thường xuyên được mời tham dự các hội nghị của G20 và nhận lời mời tham dự Hội nghị G20 lần này cho thấy các vấn đề thảo luận phù hợp với những mục tiêu Việt Nam cam kết thực hiện. Việc Việt Nam thường xuyên được mời tham dự các hội nghị của G20 và nhận lời mời tham dự Hội nghị G20 lần này cho thấy các vấn đề thảo luận phù hợp với các...

Bài đọc nhiều

Đã chi hàng tỷ đô mua của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc còn tìm cơ hội trồng loại trái cây “vua” ở Lào

Báo cáo tuần về ngành hàng rau quả của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, các nhà nhập khẩu sầu riêng Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trồng sầu riêng ở Lào, trong khi đang chi hàng tỷ USD mua...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Lại xuất hiện một cơn bão mạnh cấp siêu bão gần biển Đông, bão MANYI

Bão MANYI có thể là cơn bão tiếp theo vào biển Đông trong những ngày tới với cường độ có thể lên đến cấp 15, giật trên cấp 17. ...

Muốn xuất khẩu nông lâm thủy sản, bắt buộc phải thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam có thể đạt trên 60 tỷ USD. Trong con số này, ấn tượng nhất là xuất khẩu trái cây đã đạt trên 6 tỷ USD, tăng trên 30%. Đây là minh chứng Việt Nam đã...

Xây dựng thương hiệu Sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới

Sâm Ngọc Linh được ví như báu vật của người Việt Nam, là loài sâm đặc biệt quý hiếm, chỉ trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện về thổ nhưỡng, chất đất có nhiều vi khoáng đặc biệt cho sâm phát triển. Nhằm bảo vệ và đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh vươn xa, tháng 8/2016, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký...

Cùng chuyên mục

Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Best Farm của Nông dân Việt Nam xuất sắc có gì đặc biệt chị em tíu tít ghé...

Ngày 16/11, Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Best Farm tại tầng 1, Toà 10, sảnh S02, Time City, Hai Bà Trưng, Hà Nội chính thức khai trương. Best Farm là chuỗi cửa hàng cung cấp thực phẩm sạch được chọn lọc, chắt chiu từ những Nông dân Việt Nam xuất...

Những kết quả toàn diện

Sau 14 năm triển khai, đến nay Chương trình MTQG xây dựng NTM của tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều kết quả toàn diện, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Có được kết quả này chính là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của...

Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được Thủ tướng điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ NNPTNT

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 điều động, bổ nhiệm ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. ...

Phát hiện đàn cá heo bị mắc cạn, người dân cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu tìm cách giải cứu đưa về biển

Đàn cá heo hơn 10 con, trọng lượng trên dưới 10 tấn được ngư dân ở cửa biển Cái Cùng, tỉnh Bạc Liêu phát hiện bị mắc cạn nên tìm cách giải cứu. ...

Lần đầu tiên ra mắt mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong

Mạng lưới chuyển đổi xanh Mekong - một sáng kiến chiến lược của sự hợp tác từ hai khối công-tư đã được ra mắt trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp vùng ĐBSCL năm 2024 do tỉnh Đồng Tháp tổ chức. ...

Mới nhất

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Ngân hàng Thế giới vừa nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,1% cho năm 2024 và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng lên 6,5% vào năm 2025... Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á...

Nhật Bản – Ukraine khởi động đối thoại an ninh cấp cao, nói việc Triều Tiên tham chiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến an...

Ngày 16/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya và người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha đã nhất trí khởi động cuộc đối thoại chính sách an ninh cấp cao với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao.

RCEP tạo “con đường tơ lụa” cho hàng Việt khai thác thị trường ASEAN

Sau gần 3 năm triển khai, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá mang lại hiệu quả cao cho hàng Việt xuất khẩu. Gia tăng thị phần hàng Việt tại thị trường ASEAN RCEP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN với 5 đối tác...

Truy tìm tài xế ‘taxi dù’ xịt hơi cay vào mặt hành khách ở Đà Lạt

Tài xế "taxi dù" ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) xịt hơi cay tấn công khiến 2 hành khách nhập viện sau khi xảy ra mâu thuẫn. Hôm nay (ngày 16/11), Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng phối hợp Công an TP Đà Lạt truy tìm tài xế xe "taxi dù" xịt hơi cay vào 2 hành khách khiến họ...

Mới nhất