DNVN – Với việc nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích của kiểm toán năng lượng (KTNL), nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện KTNL như một biện pháp đối phó với yêu cầu từ Nhà nước, thay vì coi đây là giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
Kiểm toán năng lượng tại nhiều doanh nghiệp chưa hiệu quả
Vấn đề năng lượng đang trở thành một yếu tố sống còn đối với nhân loại, khi nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Theo các chuyên gia, trữ lượng dầu khí hiện tại chỉ đủ dùng trong khoảng 60 năm và than đá đủ dùng thêm một thế kỷ nữa. Cùng với đó, việc phát triển công nghiệp không ngừng đòi hỏi nguồn năng lượng lớn, đồng thời đối mặt với nguy cơ hủy hoại môi trường.
Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển bền vững.
Được triển khai qua nhiều năm, chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, việc kiểm toán năng lượng (KTNL) vẫn chưa thực sự được các doanh nghiệp hưởng ứng tích cực. Nguyên nhân chính là do nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích của KTNL. Nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện KTNL như một biện pháp đối phó với yêu cầu từ Nhà nước, thay vì coi đây là giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.
Ông Phạm Hoài Trung – Chủ tịch Hội đồng cố vấn GreenGo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Azitech, trình bày tham luận tại hội thảo tìm giải pháp quản lý khí nhà kính hiệu quả do AmChamvà FedEx tổ chức ngày 16/10 tại Bình Dương.
KTNL là quá trình kiểm tra, khảo sát và phân tích các dòng năng lượng sử dụng trong một hệ thống, nhằm xác định các khu vực lãng phí năng lượng và tìm ra giải pháp tối ưu. Trong sản xuất công nghiệp, KTNL giúp giảm tiêu thụ năng lượng, duy trì hoặc cải thiện công suất và năng suất lao động, đồng thời bảo vệ sức khỏe con người và môi trường làm việc.
Thực tế cho thấy, quá trình kiểm toán tại nhiều doanh nghiệp còn chưa đạt hiệu quả như mong đợi do nhiều yếu tố như đội ngũ kiểm toán viên thiếu chuyên môn, thiếu tính độc lập trong đánh giá. Đặc biệt, một số đơn vị tư vấn vừa cung cấp dịch vụ kiểm toán, vừa cung cấp thiết bị tiết kiệm năng lượng, khiến các kết luận kiểm toán thiếu khách quan.
Vì thế, hoạt động KTNL ở nhiều doanh nghiệp hiện nay mới chỉ dừng ở mức hình thức, chưa mang lại hiệu quả thực sự trong việc tiết kiệm năng lượng.
Giải pháp toàn tiện trong kiểm toán năng lượng
Tại hội thảo tìm giải pháp quản lý khí nhà kính hiệu quả do Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham) tổ chức mới đây, đại diện Công ty Azitech và Công ty tư vấn thực hành phát triển bền vững GreenGo đã chia sẻ giải pháp công nghệ cao nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm và quản lý năng lượng hiệu quả, qua đó giải quyết các khó khăn trong KTNL.
Theo ông Phạm Hoài Trung – Chủ tịch Hội đồng cố vấn GreenGo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Azitech, giải pháp kiểm toán năng lượng và quản lý điện toàn diện của Azitech đang mở ra nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Việc tối ưu hóa năng lượng giúp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường.
Giải pháp này có thể theo dõi và phân tích mức tiêu thụ điện của từng máy móc, tính toán lượng khí thải carbon của từng thiết bị và hỗ trợ DN nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh về năng lượng điện.
Ông Nguyễn Hùng Việt – Chuyên gia tư vấn khoa học, phát triển bền vững của Công ty Azitech chia sẻ về định hướng phát triển ESG, giảm phát thải khí nhà kính, xu thế đào tạo và thị trường tín chỉ carbon tại hội thảo “ESG: Chuyển đổi xanh ngành dệt may – Thách thức và cơ hội” tại Hà Nội ngày 24/10.
Cùng đó là tối ưu hoá chi phí, tối ưu hoá quy trình điện, thông báo về tiêu thụ điện, phát hiện sự bất thường của thiết bị, tính toán lượng khí thải carbon…
Giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng theo ISO 50001, kiểm toán năng lượng theo ISO 50001, kiểm toán carbon theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018, lập phương án tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018; ISO 14064-2, hỗ trợ thực hiện các yêu cầu và phương pháp xác định dấu chân carbon của sản phẩm theo ISO 14067.
Giải pháp của Azitech cũng hỗ trợ thực hiện xác minh tính trung hoà carbon, báo cáo CBAM, xác định hiện trạng hành vi các nguồn cung cấp năng lượng phục vụ công tác xác minh tín chỉ năng lượng sạch IREC. Xác định hiện trạng hành vi các nguồn tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính theo phạm vi 2 nhằm thực hiện các quá trình cải tiến liên tục.
Bên lề sự kiện, chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Trung cho biết, mọi hành trình tiền tới Net Zero, trong đó có một bước đệm quan trọng là tín chỉ carbon, đều phải được khởi nguồn từ IoT (Internet vạn vật).
“Có IoT mới có tiết kiệm và quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả. Có IoT mới có thể theo dõi đo lường và đánh giá được hiện trạng vả hành vi phát thải. Và có IoT mới có thể xác minh được chính xác số lượng tín chỉ carbon được tạo ra, được mang ra thị trường để mua và bán”, chuyên gia cho hay.
Ông Phạm Hoài Trung – Chủ tịch Hội đồng cố vấn GreenGo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Azitech tham gia phiên thảo luận tại hội thảo tìm giải pháp quản lý khí nhà kính hiệu quả do AmChamvà FedEx tổ chức ngày 16/10 tại Bình Dương.
Giải pháp này sử dụng công nghệ IoT để đo lường và thu thập dữ liệu tiêu thụ năng lượng của từng máy móc, tính toán lượng khí thải carbon và dự báo tuổi thọ thiết bị. Azitech còn cung cấp khả năng thông báo, cảnh báo khi mức tiêu thụ điện vượt ngưỡng và phát hiện những bất thường, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Giải pháp của Azitech tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 50001 về tiết kiệm năng lượng, ISO 14064 về kiểm kê phát thải khí nhà kính và ISO 14067 về xác định dấu chân carbon của sản phẩm. Những tiêu chuẩn này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tiết kiệm năng lượng mà còn giúp thực hiện các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và giảm phát thải.
Công nghệ IoT đã trở thành nền tảng cho các giải pháp năng lượng thông minh, giúp doanh nghiệp giám sát và quản lý năng lượng một cách minh bạch và chính xác.
“Thông qua các thiết bị IoT, doanh nghiệp có thể theo dõi liên tục lượng phát thải carbon, bảo đảm tính xác thực khi phát hành tín chỉ carbon trên thị trường. Việc tích hợp phần mềm quản lý dữ liệu theo thời gian thực cũng giúp mọi nhân viên trong tổ chức nhìn thấy bức tranh tổng thể về tiêu thụ năng lượng, từ đó khuyến khích tinh thần sáng tạo và tự giác của họ trong giảm thiểu phát thải”, ông Trung chia sẻ.
“Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, nhìn nhận kiểm toán năng lượng là công cụ quan trọng giúp họ phát triển bền vững, thay vì chỉ là biện pháp đối phó”, Chủ tịch Hội đồng cố vấn GreenGo, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Azitech lưu ý.
Trong bối cảnh các nguồn tài nguyên không thể tái tạo dần cạn kiệt, kiểm toán năng lượng là chìa khóa để doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và bảo vệ môi trường. Azitech, với giải pháp công nghệ cao và sự kết hợp giữa IoT và KTNL, đang góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp tiến gần hơn đến mục tiêu phát triển bền vững và trung hòa carbon trong tương lai.
Ông Nguyễn Hùng Việt – Chuyên gia tư vấn khoa học, phát triển bền vững Công ty Azitech chia sẻ tại hội nghị “Kết nối doanh nghiệp thành phố Hà Nội với các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn năm 2024” nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức hiểu rõ hơn về quản lý khí nhà kính. |
Nguyệt Minh
Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/go-nut-that-kiem-toan-nang-luong-de-doanh-nghiep-phat-trien-ben-vung/20241026103819427