Trang chủNewsKinh tếGỡ nghẽn trong câu chuyện về nhà bình dân

Gỡ nghẽn trong câu chuyện về nhà bình dân


Đến hẹn lại lên, tôi lại được Báo Đầu tư đặt viết bài về chủ đề “nhà bình dân”.





Ông Nguyễn Hoàng Nam, Tổng giám đốc G-Home, Chuyên gia nhà ở xã hội

1.

Nói thật, mặc dù cũng tham gia trả lời phỏng vấn truyền hình nhiều về câu chuyện này và cũng đã đứng tên không ít bài viết về câu chuyện nhà ở trong năm qua, nhưng cứ nhắc đến về chủ đề “nhà bình dân” là tôi lại thấy khó. 

Khó không chỉ là bởi câu chuyện này đã được quá nhiều chuyên gia, quá nhiều nhà nghiên cứu phân tích mổ xẻ và liệu mình có viết được điều gì tốt hơn hay không, mà khó bởi thực tiễn làm cả tư vấn phát triển dự án, làm cả môi giới, thậm chí ở góc độ nào đó còn là cả vai trò của chủ đầu tư, nhưng thực sự làm “nhà bình dân” quá nhiều trở ngại.

Tiềm lực tài chính là một chuyện và quyết định phần lớn thành công cho một dự án đầu tư bất động sản, nhưng câu chuyện xây dựng một chiến lược về giá sao cho đúng nghĩa “bình dân” với đại bộ phận người có nhu cầu ở thực theo thực tiễn hiện nay là một thách thức rất lớn với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Sở hữu một mảnh đất có quy mô đủ lớn chỉ là một điều kiện cần cho việc triển khai một dự án (chưa nói dự án nhà ở đắt hay rẻ), nhưng điều kiện đủ thì lại hàng dài các thủ tục quy trình mà mất tới vài năm chưa chắc đã xong. Đó còn chưa tính đến liệu miếng đất đó có nằm trong quy hoạch và đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không (với các trường hợp không phải đất phi nông nghiệp).

Nói đến thế để thấy quy trình rất dài và chí phí đầu vào của một dự án thường rất lớn. Với quá trình xét duyệt dự án lâu như hiện nay, chi phí đầu vào thường rất cao và đội lên cao nhất thường là chi phí đất. Đó là chưa kể tính tới câu chuyện lãi vay khi đa phần các doanh nghiệp phải sử dụng đòn bẩy tài chính

Giả dụ phải vay 300 tỷ đồng cho việc mua một lô đất triển khai dự án. Như vậy, cứ chậm một năm thủ tục dự án không hoàn thành, doanh nghiệp mất 10% chi phí lãi vay, tức là 30 tỷ đồng. Và đảm bảo bài toán hiệu suất đầu tư, chi phí này doanh nghiệp buộc phải cộng vào giá, khiến giá bán không thể thấp hơn được.

Đó là với “nhà bình dân” thông thường, ở câu chuyện nhà ở xã hội còn khó khăn hơn rất nhiều khi các thủ tục và chính sách ưu đãi đầu tư dành cho nhà đầu tư theo các luật hiện hành trước đây tưởng chừng “ưu đãi” nhưng thực tế không “ưu đãi” như tưởng tượng của nhà đầu tư.

Chẳng hạn Khoản 3, Điều 54 Luật Nhà ở năm 2014 quy định, chủ đầu tư phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê, sau 5 năm mới được bán. Thực tế, với mỗi dự án nhà ở xã hội, chủ đầu tư chỉ được hưởng lợi nhuận tối đa 10%, trong khi họ phải dành ra tới 20% diện tích để cho thuê nên gần như không còn lợi nhuận.

Đó là chưa kể còn một loạt các quy định khác nữa về ưu đãi tiền sử dụng đất làm nhà ở xã hội nhưng lại yêu cầu doanh nghiệp phải ứng trước, khấu trừ sau. Trong trường hợp thủ tục dự án kéo dài khoảng 5 năm thì gần như doanh nghiệp đứng hình.

2.

Thực tế, sau khi Luật Nhà ở (sửa đổi) chính thức được thông qua vào cuối năm ngoái, tôi và nhiều anh/em trong ngành cũng có cảm giác thở phào nhẹ nhõm khi chí ít cơ quan soạn thảo cũng đã nhìn nhận vấn đề và có những thay đổi mang tính thực tiễn hơn trong các quy định của luật.

Trong đó, từ việc cởi trói đối tượng mua nhà ở đến quy định chủ dự đầu tư dự án sẽ ưu đãi chính sách khi thực hiện dự án nhà ở xã hội cũng đã làm rõ hơn các vướng mắc bấy lâu nay đang cản trở phân khúc này phát triển.

Chẳng hạn, theo Điều 85: Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; được ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…; được vay vốn với lãi suất ưu đãi; được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ thực hiện đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án với hệ thống hạ tầng ký thuật của khu vực, bảo đảm đồng bộ hạ tầng xã hội trong và ngoài phạm vi dự án; 

Ngoài ra, nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận định mức tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội; được dành tỷ lệ tối đa 20% tổng diện tích đất ở để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại hoặc 20% tổng diện tích sàn nhà ở để kinh doanh dịch vụ, thương mại; được hạch toán riêng và được hưởng toàn bộ lợi nhuận đối với phần diện tích công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại ; Ưu đãi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Ngoài những thay đổi cốt lõi ở Luật Nhà ở (sửa đổi), ở Luật Đất đai (sửa đổi) thông qua sau đó chừng 01 tháng cũng đã thay đổi nhiều nội dung mang tính gỡ khó nhằm giảm các quy trình thủ tục đấu tư “rối rắm”, “chồng chéo”, “đan xen” trước đây của nhiều bộ luật chuyên ngành.

Đây là những những thay đổi mang tính đột phá và cũng rất cầu thị của cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hài hòa, minh bạch và rõ ràng hơn.

Chí ít điều này cũng giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp không còn cảnh chạy đôn, chạy đáo khắp cơ quan này, ban ngành kia để tìm hướng giải quyết nhưng rồi cũng không thể giải quyết được do vùng một tình huống, nơi này làm đúng, nơi kia vẫn có thể sai. 

Chỉ tính riêng quy trình “Cấp xã hỏi cấp huyện”, “Cấp huyện hỏi cấp tỉnh”, “Cấp tỉnh hỏi cấp bộ”, “Cấp bộ hỏi thủ tướng” …  trình bình chu kỳ hỏi – đáp như tôi tính toán cũng mất tới 3 tháng. Và nếu rút ngắn được quy trình này thì cũng giảm được một phần chi phí không nhỏ của giá nhà tính /1m2 khi tới tay người có nhu cầu ở thực.





Một dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Khánh Hòa.

3.

Nhìn chung, thực tiễn cho thấy, thiếu nhà ở bình dân không phải là vấn đề chỉ xảy ra ở Việt Nam mà ở rất nhiều nước trên thế giới, cả những nước phát triển. Và giải quyết vấn đề về nhà ở, và đặc biệt là nhà ở bình dân không phải chuyện của một người hay tổ chức có thể giải quyết một sớm một chiều mà cần đóng góp của các thành phần trong xã hội, chung tay hợp tác công, tư và cả từ người dân. 

Trong báo cáo được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày trước Quốc hội tại phiên họp sáng 20/5, Kỳ họp thứ 7, có ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá và có giải pháp ổn định tình hình, đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua, xác định vướng mắc, bất cập, vi phạm, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tôi tán thành việc thanh tra, bởi cơ chế, chính sách là một thách thức nhưng vô cùng quan trọng để thay đổi được cục diện thực tế chưa hiệu quả hiện nay. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ thanh tra cái gì, thanh tra như thế nào để có hướng giải quyết và cải thiện sao cho hợp lý, tránh tạo tâm lý tiêu cực cho việc thu hút nhà đầu tư vào phân khúc “khó làm” này.

Hiện nay, theo Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP quy định: dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất từ 2 ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại 1, hoặc từ 5 ha trở lên tại các đô thị loại 2 và 3 phải dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội. 

Về mặt lý thuyết, quỹ đất này phải là đất sạch (đã được giải phóng mặt bằng), thậm chí đã phải có hạ tầng và thực tế thì 63 tỉnh/thành, tỉnh nào cũng có khu đô thị. Vậy tại sao vẫn có nhiều tỉnh chưa thực hiện được dự án nhà ở xã hội nào? Quỹ đất này đi đâu? Do đó, đây là vấn đề cần được đặt vào trọng tâm thanh tra theo đề nghị từ Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Tất nhiên, bên cạnh đó, trong các bài viết trước đây, tôi đã kể ra rất nhiều trường hợp người nghèo, người yếu thế gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở xã hội do vướng mắc thủ tục. Quy định hiện nay khi chỉ có “cán bộ, công chức, viên chức” là một trong 10 nhóm đối tượng được mua nhà ở xã hội nhưng những lao động mới chỉ ký hợp đồng, chưa được vào biên chế là một hạn chế rất lớn cần được thanh tra, tháo gỡ, để xóa tình trạng người nghèo đủ điều kiện mua nhà xã hội nhưng vẫn mòn mỏi chờ chỉ vì thiếu một con dấu của địa phương.

Hay câu chuyện người được mua có thực sự là thu nhập thấp hay không cũng là vấn đề nhiều tranh cãi/ Một thực tế cho thấy, rất nhiều người lương chính có thể “thấp” nhưng “nghề tay trái” lại có thể rất cao và hệ thống dữ liệu hiện nay không đủ khả năng để phát hiện điều này.

4.

Một điểm tôi đánh giá cao thời gian vừa qua khi sửa đổi các dự án Luật, cơ quan soạn thảo đã rất cầu thị, chủ động lắng nghe ý kiến các thành viên thị trường cũng như có khảo sát, đánh giá thực tiễn.  Đây là khía cạnh mang tính tích cực, bởi chỉ có nhìn sâu vào các bất cập thực tại từ hai phía, mới có tiến tới việc đẩy nhanh khơi thông vướng mắc, giải quyết căn nguyên của các vấn đề thị trường đang gặp phải.

Do đó, tôi cũng mong với câu chuyện thực thi, giám sát và thanh tra sau này cũng sẽ dựa trên tinh thần cầu thị, trọng tâm và giải quyết những vấn đề cốt lõi mà thị trường đang gặp phải.





Nguồn: https://baodautu.vn/batdongsan/go-nghen-trong-cau-chuyen-ve-nha-binh-dan-d215705.html

Cùng chủ đề

Hàng loạt nút thắt cần gỡ để đạt mục tiêu 1 triệu nhà ở xã hội vào năm 2030

DNVN - Bố trí quỹ đất, giải phóng mặt bằng, miễn giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giá bán và quy định đối tượng được thuê, mua được coi là 6 vấn đề nổi cộm cần được tháo gỡ để đạt mục tiêu...

Phát triển nhà ở xã hội tăng lợi thế cho các Khu công nghiệp của Viglacera

Đó là một trong các thông tin gây chú ý được lãnh đạo Viglacera (Mã Hose: VGC) chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra sáng nay, 29/5 tại Hà Nội.  Tại đại hội, ông Trần Ngọc Anh - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Viglacera cho biết: “Nhà ở xã hội là một lợi thế cho các KCNcủa Viglacera, khi những nhà đầu tư lớn về đây đã có sẵn nhà ở cho công nhân...

Quảng Trị thẩm định dự án khu nhà ở đô thị kết hợp nhà ở xã hội

Quảng Trị thẩm định dự án khu nhà ở đô thị kết hợp nhà ở xã hộiDự án Khu nhà ở đô thị kết hợp nhà ở xã hội khu công nghiệp (KCN) Nam Đông Hà do Liên danh nhà đầu tư Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt và Công ty cổ phần Licogi 13 đề xuất đầu tư. Sở Kế...

Ưu tiên quỹ đất và vốn phát triển nhà ở xã hội

DNVN - Để đạt mục tiêu đến năm 2030 cả nước hoàn thành ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, Ban Bí thư vừa ra Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình...

Bán lại nhà ở xã hội sau 10 năm cho thuê phải nộp tiền sử dụng đất

Sáng 27/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc về dự thảo Nghị định quản lý và phát triển nhà ở xã hội.Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, đồng thuận với quy định nộp tiền sử dụng đất được tính tại thời điểm chủ đầu tư dự án bán lại nhà ở xã hội sau 10 năm cho thuê.Còn người mua nhà ở xã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2024 ngành thực phẩm

Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2024 ngành thực phẩm - đồ uốngTrong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu về đổi mới, sáng tạo và cách tân trong các ngành kinh tế chủ lực năm 2024, Viet Research phối hợp với Báo Đầu tư công bố Top 10 Most Innovative Enterprises (Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả - VIE10). ...

Ba Vì mở đấu giá đất, nhà đầu tư cần lưu ý những gì?

Khoảng 39 triệu đồng/m2, đây là mức giá khởi điểm của các thửa đất được mở đấu giá tại xã Đồng Thái, huyện Ba Vì. Tuy nhiên, mức giá không chỉ là vấn đề duy nhất mà nhà đầu tư cần quan tâm. Mới đây, Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Ba Vì thông báo sẽ tổ...

Các doanh nghiệp điện cơ, điện tử Đài Loan quan tâm đầu tư tại Hải Phòng

Các doanh nghiệp điện cơ, điện tử Đài Loan quan tâm đầu tư tại Hải PhòngĐây là lần thứ 3 tại Hải Phòng, Hiệp hội doanh nghiệp Điện cơ - Điện tử Đài Loan (Trung Quốc) đến làm việc và khảo sát thực tế tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Ngày 23/5, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ...

Liên tục đổi mới để xây dựng thương hiệu gia vị Việt

Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Dh Foods: Liên tục đổi mới để xây dựng thương hiệu gia vị ViệtVới Dh Foods, thay vì đầu tư quá nhiều vào nhà máy, CEO Nguyễn Trung Dũng áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ và dành nhiều nguồn lực để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu. ...

Tăng giá 100% từ đầu năm, động lực tiếp theo của MCH là gì?

Tăng điểm gấp đôi từ mức 89.200 đồng vào ngày 2/1, cổ phiếu của Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (MCH) đạt mức 181.000 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa ngày 23/5), tương ứng với mức vốn hóa “khủng” hơn 128.000 tỷ đồng. Sở hữu các “big brands” Kết phiên ngày 23/5, mã cổ phiếu MCH tiếp tục xuất hiện một cây nến xanh với...

Bài đọc nhiều

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng

(Ảnh minh họa: Nguồn Chinhphu.vn)  Ngày 28/5,...

NHNN nhập vàng về, bán ra lãi thấp, xóa được ngay giá chênh cao vô lý

Dừng đấu thầu vàng miếng là thích hợp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa qua đã tổ chức 9 phiên đấu thầu vàng miếng, trong đó có 6 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng vàng miếng trúng thầu là 48.500 lượng, tương đương hơn 1,8 tấn vàng. Tuy nhiên, NHNN bất ngờ thông báo dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế, đó là bán vàng trực tiếp cho...

Vietnam Airlines vào top 25 hãng hàng không hàng đầu thế giới

 Vietnam Airlines xếp hạng trong top 25 hãng hàng không hàng đầu thế giới năm 2024. (Ảnh: VNA) ...

OPES và hành trình chuyển mình nhờ số hóa

Chiến lược đi lên từ số hóa đã giúp OPES từ một đơn vị bảo hiểm non trẻ bứt phá vươn lên về doanh thu, thị phần và uy tín trong năm 2023. Năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng lợi nhuận gấp 5,5 lần so với năm trước. Chuyển mình nhờ số hóa Sau những bứt phát và đầu tư nghiêm túc vào công...

Cùng chuyên mục

Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2024 ngành thực phẩm

Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2024 ngành thực phẩm - đồ uốngTrong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu về đổi mới, sáng tạo và cách tân trong các ngành kinh tế chủ lực năm 2024, Viet Research phối hợp với Báo Đầu tư công bố Top 10 Most Innovative Enterprises (Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới, Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả - VIE10). ...

Chưa trình phương án chuyển giao bắt buộc DongABank

Thông tin được NHNN cho biết trong báo cáo gửi Quốc hội mới đây.  Hiện toàn hệ thống ngân hàng có 5 ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Dầu khí toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Tại báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội cuối tháng 4/2023, NHNN cho biết đã trình và được cấp có thẩm...

Giá tiêu chạm mốc 130.000 đồng/kg; giá cà chua tăng dựng đứng

Giá nông sản hôm nay ngày 28/5: Tiêu có cơ hội trở lại CLB tỷ USD; bưởi da xanh khởi sắc Giá nông sản hôm nay ngày 29/5: Giá tiêu tăng sốc đua với cà phê; ớt vừa mất mùa, mất giá Giá nông sản hôm nay ngày 30/5: Giá tiêu tăng 2 ngày liên tiếp chạm mốc 130.000 đồng/kg Giá tiêu hôm nay 30/5 trong khoảng 127.000 - 129.000 đồng/kg. Tại...

Ba Vì mở đấu giá đất, nhà đầu tư cần lưu ý những gì?

Khoảng 39 triệu đồng/m2, đây là mức giá khởi điểm của các thửa đất được mở đấu giá tại xã Đồng Thái, huyện Ba Vì. Tuy nhiên, mức giá không chỉ là vấn đề duy nhất mà nhà đầu tư cần quan tâm. Mới đây, Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Ba Vì thông báo sẽ tổ...

Mới nhất

Dự kiến tháng 10/2025 sẽ thông qua Luật Đường sắt (sửa đổi)

Sáng nay (30/5), Quốc hội đã nghe tờ trình và thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 10.  Theo tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 thì dự kiến sẽ có...

Trình Quốc hội xem xét, quyết định chuyên đề giám sát năm 2025

Sáng 30/5, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 7, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025. Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ: Năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội...

Điểm danh các khối chính trị lớn trước thềm bầu cử Nghị viện châu Âu

Hòa mình vào “năm bầu cử” 2024, hơn 400 triệu cử tri châu Âu ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bầu 720 nhà lập pháp cho Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới vào ngày 6-9/6. Là một trong những cuộc bầu cử dân chủ lớn nhất thế giới, chỉ sau cuộc...

Chuyên gia hiến kế “tạo cú sốc” trên thị trường vàng

Trong những tháng đầu năm 2024, trước sự biến động liên tục của giá vàng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã không ngừng có những chỉ đạo sát sao nhằm ổn định thị trường vàng. Thời gian qua, NHNN đã tổ chức 9 phiên đấu thầu, cung ứng ra thị trường 48.500 lượng vàng SJC,...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Hoạt động chất vấn đáp ứng nguyện vọng của cử tri

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn cũng như các vấn đề được chọn chất vấn đã bám sát thực tiễn, đáp ứng nguyện vọng của cử tri. Tại phiên họp sáng 30/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn...

Mới nhất

Tác dụng và cách dùng