Trang chủKinh tếNông nghiệpGỡ khó để mở rộng tín dụng “tam nông”

Gỡ khó để mở rộng tín dụng “tam nông”


Bám sát các chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong những năm qua, ngành Ngân hàng luôn xác định “tam nông” là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn tín dụng.

Mở rộng tín dụng, nhưng không hạ chuẩn Cơ hội mở rộng tín dụng cho chuỗi liên kết nông sản

Chiếm 25% tổng vốn tín dụng nền kinh tế

Do đó, đã có nhiều chính sách, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tăng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực này. Hiện nay, cả nước đã có trên 90 TCTD và gần 1.100 quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, với mạng lưới mở rộng, phủ khắp đến vùng sâu, vùng xa để giúp người dân tại các vùng kinh tế khó khăn tiếp cận được nguồn vốn vay và dịch vụ ngân hàng.

Chia sẻ tại Hội thảo khoa học với chủ đề: Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy “tam nông” phát triển nhanh và bền vững, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc NHNN Việt Nam cho biết, NHNN đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP phù hợp hơn với yêu cầu đặt ra về tái cơ cấu, cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong tình hình mới.

Qua gần 10 năm triển khai, kết quả đầu tư tín dụng của hệ thống ngân hàng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu được đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ. Thông qua việc bảo đảm đáp ứng được các nhu cầu sản xuất nông nghiệp từ sản xuất đến thu mua chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm đến nhu cầu tiêu dùng của người dân ở nông thôn, góp phần tích cực hỗ trợ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao vị thế trên thị trường thế giới.

Hiện nay, tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chiếm 25% tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế; tăng gấp gần 4 lần sau 9 năm Nghị định 55 được ban hành. Với dư nợ doanh nghiệp khoảng 31,5%; cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh khoảng 68,3%; Hợp tác xã và đối tượng khác khoảng 0,25%.

Là ngân hàng cho vay chủ lực trong lĩnh vực tam nông, ông Hoàng Minh Ngọc, Phó tổng giám đốc Agribank cho biết, đến 30/09/2024, tổng dư nợ cho vay của Agribank đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là hơn 1 triệu tỷ đồng với 2,8 triệu khách hàng, tăng gấp hơn 2 lần so với thời điểm năm 2015 – khi bắt đầu triển khai Nghị định 55 của Chính phủ. Với kết quả như vậy, Agribank là ngân hàng có thị phần cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn lớn nhất hệ thống ngân hàng. Vốn tín dụng Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, tạo việc làm và nâng cao đời sống, thu nhập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Còn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, ông Nguyễn Đức Hải, Phó tổng giám đốc chia sẻ, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở khu vực nông thôn, nhất là vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được cải thiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại vùng nghèo, diện mạo khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khởi sắc rõ rệt.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Thúc đẩy tín dụng cho tam nông

Có thể thấy, dòng vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần thúc đẩy tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp, thực hiện hiệu quả quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ đó, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng, tăng đầu tư vào chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Hà Thu Giang vẫn còn nhiều khó khăn trong việc mở rộng tín dụng cho tam nông. Đơn cử, khó khăn trong cung ứng vốn giá rẻ, dài hạn. Hiện nguồn vốn chính để các TCTD thực hiện cho vay khu vực này là vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư, có kỳ hạn ngắn, lãi suất thị trường. Khó khăn còn đến từ việc cho vay không có tài sản đảm bảo, năng lực tài chính, năng lực quản trị của một bộ phận khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế, phương án sản xuất kinh doanh còn chưa thuyết phục; khả năng quản lý được dòng tiền trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn…

Bên cạnh đó còn các vướng mắc khác như biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp; cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém, tiếp tục là thách thức lớn để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình phát triển, ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc; chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Mặt khác, phần lớn nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, còn thiếu liên kết trong các khâu sản xuất…

Để hỗ trợ triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, bà Giang cho rằng cần các giải pháp đồng bộ của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương như chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp, vấn đề đất đai trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các chuỗi liên kết nông nghiệp bền vững… “Trong đó, cần xem xét mở rộng đối tượng được bảo hiểm và hỗ trợ phí bảo hiểm đối với người nông dân canh tác với diện tích lớn, tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, mất mùa”, bà Giang lưu ý thêm.

Trước những khó khăn trong hoạt động hỗ trợ cho lĩnh vực tam nông, ông Vũ Duy Hưng, Phó Trưởng ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ Nông dân, Hội Nông dân Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục ban hành các chủ trương, chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn lớn hơn, thời gian vay dài hơn với lãi suất ưu đãi. Đồng thời có cơ chế khuyến khích ngành Ngân hàng tập trung cung cấp tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn; tạo môi trường thu hút các ngân hàng mở rộng thêm nhiều địa điểm giao dịch phục vụ cung cấp tín dụng cho người dân.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/go-kho-de-mo-rong-tin-dung-tam-nong-156594.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Cần dự báo tác động kết quả bầu cử Mỹ, phản ứng chính sách kịp thời

Cần chủ động, tích cực, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024. Sáng 9-11,...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật chơi" hoàn chỉnh với các tiêu chí và quy định cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận...

Doanh nghiệp Argentina coi Việt Nam là mô hình phát triển kinh tế đáng học hỏi

Ngày 8/11, tại Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Argentina tại Việt Nam Marcos Antonio Bednarski tới chào xã giao nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ mới. Cảm ơn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giành thời gian tiếp, Đại sứ Marcos Antonio Bednarski cho biết năm 2023 là một năm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Argentina, khi hai nước kỷ niệm 50 năm...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Agribank cùng ngành ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất...

Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình nông dân tại tỉnh Đồng Tháp tham gia "Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long", Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cùng ngành ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nhu cầu vốn triển khai "Đề...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Sắp diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: "Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động". Đây là sự kiện thường niên, được...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Nuôi cá mú to bự ở hòn đảo rộng hơn 27m2 ở Kiêng Giang, ông tỷ phú nông dân thu 1-2 tỷ/năm

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè trên biển của anh Tạ Thanh Tùng ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang mới cảm nhận được sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong góp phần phát triển kinh...

Mèo báo, con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ lần đầu tiên thấy ở rừng rậm Nghệ An

Bẫy ảnh được đặt ở một khoảnh rừng rậm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã "soi" được hình ảnh một con động vật hoang dã lần đầu thấy. Đó là một con mèo báo lạ đang đi lầm lũi trong đêm, bẫy...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Cùng chuyên mục

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Nhiều khó khăn vướng mắc Sau hơn 2 năm khởi công, KCN Sơn Mỹ 1, thuộc địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân do Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Sơn Mỹ (Công ty IPICO) làm chủ đầu tư vẫn là bãi đất trống, chung quanh được rào chắn bởi tường thép. KCN Sơn Mỹ 1 có tổng mức đầu tư 2.300 tỷ đồng, với diện tích 1.070 ha,...

Lão nông ở Nghệ An rải thứ lạ xuống ruộng để “vỗ béo” con đặc sản có màu đỏ au

Sau khi thu hoạch lúa, lão nông ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xay ngô rồi rải xuống ruộng, cày bừa cho đất tơi xốp. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng giúp con rươi sinh trưởng, cho chất lượng...

Chàng trai, cô gái miền núi về TP.HCM tranh tài với các dự án khởi nghiệp

Nhiều chàng trai, cô gái miền núi các tỉnh đang có mặt tại TP.HCM để giới thiệu các dự án khởi nghiệp được phát triển các sản phẩm từ tài nguyên bản địa của quê hương. ...

Những vấn đề sẽ làm “nóng” Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch tỉnh với nông dân Quảng Ngãi

Trong các nội dung, kiến nghị mà Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu cấp, ngành chuẩn bị giải quyết và trả lời cho nông dân tại Hội nghị đối thoại năm 2024, đáng chú ý là những nội dung liên quan...

Dự báo cường độ của bão số 7 ở Biển Đông, khi nào suy yếu thành áp thấp nhiệt đới?

Tin bão mới nhất: Hồi 10 giờ (09/11), vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14...

Mới nhất

4 loại cảm lạnh không được chủ quan vì có thể tiến triển nặng

Có hàng trăm loại virus gây cảm lạnh khác nhau. Tất cả đều gây ra các triệu chứng giống nhau như sổ mũi,...

Tìm hiểu cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể hiệu quả

Cơ thể có khả năng tự đào thải virus HPV. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu, virus có khả năng tồn tại và gây ra những bệnh lý nguy...

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết tổng doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia. Sáng 9/11, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt...

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Mới nhất