Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGỡ khó cho trường đông học sinh

Gỡ khó cho trường đông học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.

anh thay bai chinh
Giờ ra chơi của học sinh Trường Tiểu học Phương Mai (Hà Nội). Ảnh: Quang Vinh.

Cụ thể, theo tinh thần Thông tư số 23/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020), tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trường mầm non, phổ thông được thay đổi theo hướng tạo thuận lợi hơn trong công tác quản lý, giáo dục học sinh. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 31/1/2025.

Theo đó, về quy mô và diện tích trường mầm non, Thông tư quy định trường mầm non tối đa 30 nhóm/lớp, tăng 10 nhóm/lớp so với hiện nay. Với bậc tiểu học, mỗi trường có quy mô tối đa 40 lớp, tăng thêm 10 lớp so với quy định hiện hành. Ở bậc THPT, số lớp tối đa là 50, tăng thêm năm lớp.

Căn cứ điều kiện các địa phương, các điểm trường có thể được bố trí ở những địa bàn khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường và bố trí không quá năm điểm trường. Đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn, tùy theo điều kiện thực tế có thể bố trí không quá 8 điểm trường, trường hợp đặc biệt tại các địa bàn có địa hình hiểm trở, chia cắt bố trí không quá 12 điểm trường.

Ở Thông tư mới nói trên, Bộ GDĐT điều chỉnh giảm quy định diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh ở khu vực đô thị loại III trở lên, chỉ còn 6 – 8m2 (tùy từng cấp học), thay vì 8 – 10m2 như quy định hiện hành. Đáng chú ý, Thông tư số 23 đã điều chỉnh quy định về độ cao của trường học các cấp. Ở cấp tiểu học, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục cao không quá 5 tầng, tăng thêm hai tầng so với quy định cũ. Ở cấp THCS và THPT, các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động dạy học cao không quá 5 tầng, tăng thêm một tầng so với quy định cũ.

Ngoài ra, quy định mới cũng điều chỉnh linh hoạt theo hướng cho phép trường học ghép các phòng bộ môn (phòng Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ, Tin học, Ngoại ngữ, Hóa học…) thay vì quy định tối thiểu mỗi bộ môn phải có tối thiểu một phòng như hiện nay. Đơn cử, về phòng bộ môn của trường tiểu học, quy định mới yêu cầu có tối thiểu 3 phòng học bộ môn theo quy định của Bộ GDĐT ban hành để tổ chức dạy học các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Khoa học, Công nghệ, Tự nhiên và Xã hội, Tin học, Ngoại ngữ. Căn cứ điều kiện thực tế, ghép một số phòng học bộ môn theo nguyên tắc bảo đảm đủ chức năng của các phòng học bộ môn, có chức năng tương đồng, đầy đủ thiết bị cho mỗi môn học, bảo đảm việc bố trí thời gian, không gian để thực hiện dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục theo từng chức năng, bảo đảm kế hoạch, định mức giờ dạy trên quy mô học sinh đối với các môn học.

Theo ghi nhận từ thực tế, những điểm mới của thông tư này giúp các trường có đông học sinh được “cởi nút thắt”. Rất nhiều trường học tại Hà Nội ở các quận nội thành hoặc những quận đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất của trường có hạn nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất, kỹ năng sống hay trải nghiệm phải vô cùng linh hoạt. Thậm chí, có những trường phải tận dụng sân chơi công cộng của phường để cho học sinh học Giáo dục thể chất. Cùng đó, khi quy mô học sinh tăng, nhiều trường phải dạy học tại phòng học bộ môn. Tại một số trường, số học sinh đăng ký các môn học tự chọn ít, thậm chí không em nào chọn môn Âm nhạc, Mỹ thuật nên việc cho phép ghép phòng bộ môn sẽ tạo sự linh hoạt cho các nhà trường trong triển khai các hoạt động giáo dục.

Nhiều năm qua, các trường học ở đô thị, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM luôn trong tình trạng quá tải, trong khi quỹ đất để xây trường ngày càng ít. Đây cũng là yếu tố khiến các trường ở những khu vực này khó đạt chuẩn quốc gia.

Mùa tuyển sinh năm 2024, nhiều trường THPT nội thành ở Hà Nội phải giảm chỉ tiêu lớp 10 vì quy định chỉ cho phép tổ chức tối đa 45 lớp. Cuối năm học trước, lãnh đạo ngành giáo dục Thủ đô từng kiến nghị Bộ GDĐT cho cơ chế đặc thù để nâng số lớp trong trường THPT từ 45 lên 50; cho các trường ở nội thành nâng tầng và xây thêm tầng hầm, qua đó thêm chỗ học lớp 10 công lập. Việc này nhằm giúp thành phố tận dụng hiệu quả quỹ đất để xây thêm trường, giảm sĩ số lớp, giảm áp lực cho kỳ thi vào lớp 10 công lập Hà Nội.

Đáng lưu ý, đầu tháng 12 vừa qua, Sở GDĐT TPHCM công bố kết quả đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ giáo dục công. Các tiêu chí gồm khả năng tiếp cận giáo dục; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; môi trường giáo dục; hoạt động giáo dục; sự phát triển và thực hiện nghĩa vụ công dân của học sinh. Kết quả, điểm hài lòng của phụ huynh và học sinh với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở trường công đạt 4,6 và 4,48/5, thấp nhất trong các tiêu chí được khảo sát. Sở GDĐT TPHCM nhìn nhận, điều này do tốc độ gia tăng dân số nhanh, khiến tốc độ mở rộng quy mô trường lớp còn hạn chế. Diện tích sân chơi trong trường còn thấp, sĩ số học sinh cao, tỷ lệ học hai buổi trên ngày chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh. Đây là rào cản, thử thách lớn nhất.



Nguồn: https://daidoanket.vn/go-kho-cho-truong-dong-hoc-sinh-10297361.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gỡ điểm nghẽn để hoạt động hiệu quả

Ngày 27/12, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 5, khóa VI, nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam...

Chăm lo Tết, mang niềm vui đến với người lao động

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các cấp Công đoàn đang tích cực triển khai nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người lao động. Để chăm lo cho người lao động, Tổng...

Thách thức và cơ hội trong tiến trình tinh giản tổ chức bộ máy

Thách thức trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy là không hề đơn giản, bởi là vấn đề khó, nhạy cảm, liên quan đến con người. Liên quan đến những thách thức đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã từng đề cập “thậm chí có cả những lực cản quyết liệt”. Song trong bối cảnh hiện nay, đây là việc phải làm, không thể chậm trễ hơn được nữa. ...

Thách thức trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Thách thức trong cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy là không hề đơn giản, bởi là vấn đề khó, nhạy cảm, liên quan đến con người. Liên quan đến những thách thức đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã từng đề cập “thậm chí có cả những lực cản quyết liệt”. Song trong bối cảnh hiện nay, đây là việc phải làm, không thể chậm trễ hơn được nữa. ...

Bản tin Mặt trận sáng 28/12

Bản tin Mặt trận sáng 28/12 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Công khai, minh bạch trong vận động, sử dụng các loại Quỹ; Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương tiếp tục cấp hơn 300 bồn nước sinh hoạt cho hộ nghèo; Quảng Nam: Nỗ lực để đường Hùng Vương mang hình hài mới xứng tầm; TP HCM tổ chức hơn 20 sự kiện chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025… ...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Các trường đại học Mỹ kêu gọi sinh viên quốc tế trở về trường trước khi ông Trump nhậm chức

Một số trường đại học tại Mỹ khuyến khích sinh viên quốc tế sớm quay trở lại trường sau kỳ nghỉ đông, do lo ngại lệnh cấm đi lại có thể được áp dụng sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. ...

Đây mới là bản chuẩn của câu ‘Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng’

"Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng" hay "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" đều là những câu nói quen thuộc được lan truyền trong dân gian."Cả hai bản này đều chưa được công nhận", PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học nói.Từ điển tục ngữ thống kê "Quân tử rậm lông chân, tiểu nhân rậm lông bụng" và biến thể khác là "Rậm lông bụng tiểu nhân, rậm...

Cảnh báo tình trạng học sinh bị dụ dỗ ‘nuôi’ búp bê Kumanthong

Ngày 26/12, Công an tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Nam đề nghị phối hợp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên trước trào lưu “nuôi” búp bê Kumanthong. ...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Cùng chuyên mục

Trân quý công việc của mọi người thông qua chuyến đi thực tế

Từ những chuyến đi học tập trải nghiệm thực tế, các cô cậu học trò không khỏi trân quý những thành quả lao động được làm ra từ chính đôi bàn tay của những người sản xuất. ...

Bê bối thi hộ IELTS “rúng động” Indonesia

Trước thực trạng gian lận gia tăng, nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới đã điều chỉnh chính sách tuyển sinh, đặc biệt đối với các yêu cầu liên quan đến chứng chỉ IELTS. ...

Năm 2025, học phí trường quốc tế tại TP.HCM ra sao?

Nhiều trường quốc tế tại Việt Nam đã thông báo mức học phí cho năm học 2025-2026 và bắt đầu khởi động các đợt tuyển sinh sớm. Học phí năm học mới của nhiều trường tăng, trong khi cũng có trường duy trì mức...

Một câu hỏi của giáo sư đại học hàng đầu Trung Quốc gây phẫn nộ

Trung Quốc - Làn sóng chỉ trích và phẫn nộ dấy lên khi một học giả nổi tiếng tại Trung Quốc đặt câu hỏi về việc làm thế nào để phụ nữ nước này “ngoan ngoãn, vâng lời sinh con”. Đây là câu Giáo sư Wang Xianju đã nói với nhà ngoại giao Kazakhstan là Erlan Qarin khi ông tới thăm Trung Quốc và bày tỏ rằng phụ nữ nước ông được quyền tự do trong các lựa chọn về...

Gỡ điểm nghẽn để hoạt động hiệu quả

Ngày 27/12, Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 5, khóa VI, nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam...

Mới nhất

Bộ trưởng Công Thương nói việc 'phải rất thẳng thắn, chứ không thể nói cho hài lòng'

"Chúng ta xem trong hệ sinh thái của Samsung hay một số tập đoàn điện, điện tử của Nhật Bản và Hàn Quốc thì các doanh nghiệp của chúng ta tham gia được bao nhiêu trong phân khúc này?"- Bộ trưởng Công Thương nêu. Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm 2024 của Cục Công nghiệp chiều 27/12, Bộ...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (28/12): Tiếp đà tăng mạnh

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (28/12): Trong khi vàng thế giới sụt giảm, vàng miếng SJC có xu hướng hạ nhiệt, sáng nay vàng nhẫn tròn trơn vẫn tăng. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân...

Cảnh làm vật ‘cống phẩm hoàng triều’ những ngày giáp Tết

TPO - Thời vàng son, đường phèn rất quý, thợ nấu đường cũng trở nên có giá. Những mẻ đường làm ra được chọn làm cống phẩm hoàng triều. Hiện chỉ một số ít người dân ở Quảng Ngãi còn giữ bí quyết làm loại đường nức tiếng này. 28/12/2024 | 08:19...

Mới nhất