Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngGỡ khó cho trái phiếu và bất động sản

Gỡ khó cho trái phiếu và bất động sản


Trong báo cáo về thị trường bất động sản (BĐS) và nhà ở vừa được công bố, Bộ Xây dựng cho biết các doanh nghiệp (DN) BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, số lượng DN BĐS tuyên bố phá sản, giải thể trong năm 2022 tăng tới 38,7% so với năm 2021.

Khó chồng khó

Cơ quan này đánh giá 2022 là năm các DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS gặp nhiều thách thức, có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, khó phát hành trái phiếu và huy động vốn từ khách hàng, dẫn đến nhiều DN thiếu vốn, phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay, tỉ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến chi phí DN tăng cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Việc khách hàng mua BĐS khó tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng gián tiếp ảnh hưởng đến thanh khoản các sản phẩm, dự án BĐS; các DN không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái đầu tư.

Ngoài ra, những tháng cuối năm 2022 đến nay, một số DN còn chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn cho nhà đầu tư vì nhiều nguyên nhân, trong đó có thay đổi chính sách kiểm soát trái phiếu phát hành của DN.

Báo cáo về thị trường trái phiếu Việt Nam của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy tổng khối lượng phát hành trái phiếu DN trong năm qua đạt 255.163 tỉ đồng, giảm 66% so với năm trước đó. Giá trị phát hành của hầu hết các nhóm ngành trong năm 2022 đều sụt giảm so với năm trước, đáng chú ý là phát hành trái phiếu của DN BĐS giảm tới 80,8% so với cùng kỳ trong bối cảnh xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi về mặt vĩ mô.

HÓA GIẢI KHÓ KHĂN ĐỂ PHÁT TRIỂN (*): Gỡ khó cho trái phiếu và bất động sản - Ảnh 1.

Khó khăn về nguồn vốn ảnh hưởng lớn đến các hoạt động mua bán trên thị trường bất động sản Ảnh: TẤN THẠNH

Trong khi đó, các DN phải mua lại trước hạn lượng trái phiếu trị giá lên tới 210.830 tỉ đồng, tăng 46% so với năm 2021. Trong đó, nhóm BĐS mua lại trước hạn khoảng 35.400 tỉ đồng. Điều đó có nghĩa nguồn vốn cho BĐS không những bị siết chặt mà còn thu hẹp đáng kể so với trước, khiến nhiều DN trong ngành rơi vào cảnh khó chồng khó. Một loạt DN công bố lỗ gần đây cho thấy sự khó khăn này, như BĐS Phát Đạt lỗ gần 230 tỉ đồng trong quý cuối năm 2022, Cen Land cũng báo lỗ sau thuế quý IV/2022 tới 58,6 tỉ đồng hay Tập đoàn Đất Xanh lỗ ròng hơn 400 tỉ đồng…, nhiều DN lớn khác cũng sụt giảm mạnh doanh thu và lợi nhuận.

Chủ tịch HĐQT một DN BĐS đang có khoản dư nợ trái phiếu hơn 200 tỉ đồng cho biết DN của ông đã chấp nhận “mất mát, đau thương” để sắp xếp lại danh mục đầu tư, bán dự án để thoát khỏi cảnh loay hoay nợ, lãi… nhưng việc tìm kiếm đối tác để bán trong thời gian này cực kỳ khó, vì hầu hết các DN BĐS đều cạn kiệt nguồn vốn, tài sản nào cũng khó bán chứ không riêng BĐS.

“Việc siết chặt thị trường trái phiếu DN quá nhanh, quá đột ngột làm cho chúng tôi không trở tay kịp. Điều chúng tôi lo lắng lúc này là không biết phải tìm vốn như thế nào để triển khai các dự án, trong khi nhiều chính sách liên quan thủ tục chưa được tháo gỡ. Vì vậy, điều chúng tôi cần là nhà nước sớm có cách tháo gỡ chính sách để hỗ trợ các DN triển khai dự án” – vị này chia sẻ.

Nhiều giải pháp tháo gỡ

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, TS Nguyễn Hữu Huân, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng thị trường BĐS đang gặp khó khăn cả về đầu vào và đầu ra, đặc biệt là nguồn vốn đang bị kiểm soát chặt. Do đó, để tháo gỡ khó khăn về vốn cho thị trường này, cần chính sách của Ngân hàng Nhà nước thể hiện qua việc đưa ra thông điệp cụ thể, hỗ trợ ở mức độ nào đó vốn tín dụng ngắn hạn để cứu thanh khoản cho các DN BĐS.

“Bởi khó khăn của trái phiếu DN không thể giải quyết một sớm một chiều, trong khi DN BĐS đang rất cần vốn lưu động để triển khai tiếp những dự án dang dở. DN có thể tìm kiếm nguồn vốn khác như vay nước ngoài nhưng sẽ gặp rủi ro tỉ giá vì phải vay bằng USD và không phải DN nào cũng đáp ứng đủ điều kiện huy động vốn quốc tế. Do đó, bài toán trong ngắn hạn vẫn cần vốn tín dụng “gánh” đỡ, góp phần giúp DN BĐS phục hồi” – TS Nguyễn Hữu Huân nói.

Cũng theo TS Nguyễn Hữu Huân, không chỉ vốn tín dụng đối với DN BĐS gặp khó mà cả khách hàng cá nhân vay mua nhà để ở hoặc đầu tư cũng bị hạn chế tiếp cận vốn hoặc lãi suất cao khoảng 15%-16%/năm. Vì vậy, cần có giải pháp sớm ổn định hoặc giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Về lời giải cho bài toán trái phiếu DN, TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng Khoa Tài chính DN – Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng cần phải nhìn nhận đó là kênh huy động vốn quan trọng của DN ngoài tín dụng ngân hàng để từ đó có biện pháp tổ chức quản lý thị trường trái phiếu DN như cách mà các ngân hàng phải tuân thủ những quy định cho vay nhằm bảo vệ người gửi tiền.

Trong khi đó, chuyên gia tài chính, chứng khoán Lâm Minh Chánh cho rằng thị trường trái phiếu DN thời gian qua đã khiến nhiều nhà đầu tư mất niềm tin và chưa có ý định tham gia trở lại. Để phục hồi vai trò quan trọng của trái phiếu DN, cần phải bảo đảm những điều kiện sau:

Thứ nhất và đặc biệt quan trọng là tất cả trái phiếu DN đều phải được xếp hạng tín nhiệm từ các tổ chức xếp hạng uy tín. Khi đó, nhà đầu tư sẽ biết được mức độ rủi ro của từng loại trái phiếu DN. Thứ hai, các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt chẽ việc phân phối trái phiếu. Tránh tuyệt đối việc lách luật, phân phối những trái phiếu phát hành riêng lẻ ra công chúng. Thứ ba, chỉ những người có chứng chỉ môi giới chứng khoán mới được tư vấn, bán trái phiếu cho nhà đầu tư. Tránh việc tư vấn bán trái phiếu bởi những người không chuyên như nhân viên ngân hàng.

Thứ tư, chuyên viên tư vấn, bán trái phiếu cần phải tuân theo quy trình tư vấn chi tiết và chặt chẽ, nhằm bảo đảm nhà đầu tư hiểu rõ mình đang đầu tư vào trái phiếu DN nào và những rủi ro tiềm ẩn của trái phiếu DN đó. “Làm được những điều đó thì trái phiếu DN sẽ dần khôi phục và phát triển mạnh, trở thành kênh cung cấp vốn cho DN, đặc biệt là các DN BĐS” – chuyên gia Lâm Minh Chánh nhấn mạnh.

Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS – Bộ Xây dựng, cho biết Bộ Xây dựng đã đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu DN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu DN ra thị trường quốc tế; tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn việc chào bán, giao dịch trái phiếu DN tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu DN ra thị trường quốc tế theo đúng quy định pháp luật; kiểm soát hoạt động huy động vốn của các DN kinh doanh BĐS trên thị trường chứng khoán, tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.

Với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng đề nghị xem xét, đề xuất phương án điều hành trần (room) tín dụng phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế; chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho DN, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng cho vay, giải ngân nhanh chóng đối với các DN, dự án BĐS đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật; ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ và các loại hình BĐS phục vụ mục đích sản xuất, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ.

Đối với các địa phương, cần rà soát lập danh mục các dự án nhà ở, BĐS trên địa bàn; đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai. Trên cơ sở đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường. Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, tránh đùn đẩy trách nhiệm hoặc chậm trễ trong giải quyết các thủ tục triển khai dự án BĐS trên địa bàn.

Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, cho biết ông đã nghiên cứu khá kỹ 16 giải pháp giải cứu thị trường BĐS của Trung Quốc và nhận thấy Việt Nam có thể nghiên cứu vận dụng 10 giải pháp trong số đó.

“Thực tế, một số giải pháp chúng ta đã và đang làm rồi, như giãn/hoãn thuế, giãn/hoãn nợ… Những giải pháp khác chúng tôi cũng đã tư vấn cho Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Chính phủ nghiên cứu, tìm ra hướng đi phù hợp với thực tế tình hình trong nước.

Như việc DN phải chấp nhận chiết khấu để bán một số tài sản nhằm trả nợ đúng hạn; đàm phán với các trái chủ gia hạn nợ trong bối cảnh khó khăn, điều này được Nghị định 65 cho phép. Đổi tiền lấy hàng, đổi trái phiếu lấy BĐS, giải pháp này cần được nhà nước hướng dẫn để tránh các vấn đề pháp lý có thể phát sinh. DN được phép đảo nợ, tức là được phép phát hành mới để trả nợ cũ…” – ông Lực nói.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 30-1



Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/hoa-giai-kho-khan-de-phat-trien-go-kho-cho-trai-phieu-va-bat-dong-san-20230131213303926.htm

Cùng chủ đề

Những lô trái phiếu giá trị lớn đã xuất hiện

Trong ngày 12.9, đã có hai doanh nghiệp bất động sản công bố huy động thành công 5.400 tỉ đồng trái phiếu. Theo đó, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Phát Đạt đã hoàn tất phát hành lô trái phiếu PDACB2425001 với tổng khối lượng 34.900 trái phiếu, tương ứng giá trị huy động 3.490 tỉ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn một năm, tức đáo hạn vào ngày 12.9.2025, lãi suất cố...

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại diện Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt, cho biết doanh nghiệp này hoàn toàn không...

Lương và thu nhập của người dân hiện khó mua nhà ở xã hội

TPO - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên cho rằng, hiện nay, việc xây dựng nhà ở xã hội chưa chú trọng đến việc cân bằng với mức lương và thu nhập của người dân nên phần lớn người dân còn đang khó khăn khi tiếp cận với nhà ở xã hội. Chậm trễ, lúng túng khi thẩm định, phê duyệt Đoàn Giám sát của Quốc hội vừa làm việc với...

'Bà chủ' Katinat bán cổ phiếu thu trăm tỷ; 'nóng' việc công nhân đi làm ngày bão

Ông Nguyễn Thiện Tuấn qua đời, vợ nhận thừa kế số cổ phiếu trị giá hơn 450 tỷ CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG) vừa công bố, bà Lê Thị Hà Thành nhận thừa kế hơn 20,75 triệu cổ phiếu DIG từ cố chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn. Sau giao dịch, bà Thành sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ từ hơn 4.900 cổ phiếu lên gần 20,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,4% vốn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chung tay khắc phục bão lũ cùng Trade Din Fx | Doanh nhân | Tài Chính

Hiện nay, miền Bắc đang trải qua những đợt bão và lũ lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của hàng ngàn người dân. Trong những thời khắc khó khăn này, sự hỗ trợ từ cộng đồng là nguồn động viên vô cùng quý giá, giúp xoa dịu nỗi đau và góp phần tái thiết...

Nam Long quyên góp 1 tỉ đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3 | Doanh nhân | Tài Chính

Đại diện một số phòng, ban của Tập đoàn Nam Long đã thay mặt toàn thể CBNV trao số tiền quyên góp 1 tỉ đồng đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ban Vận động cứu trợ Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đảm bảo nguồn hỗ trợ được sử dụng đúng mục đích, kịp thời và hiệu quả nhất, giúp đồng bào...

Bài đọc nhiều

100 triệu đồng/m2 đất đấu giá Thanh Oai: 55 lô bỏ cọc có lô giá cao nhất

Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều ngày 16/9, đại diện Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội)  - cho biết hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Tính tới nay, chỉ có 13 lô nộp đủ tiền. Trong những lô đã nộp đủ tiền thì lô cao nhất có giá hơn 55 triệu đồng/m2.Còn lại...

Tính phương án “hạ ngầm” trên đoạn đường 1.000 tỷ đồng/1,5km

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa, tỉnh này đang giao đơn vị chức năng xem xét việc thay đổi tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật (theo hướng tiêu chuẩn cao hơn hoặc hạ ngầm) khi di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật...

Đấu giá 13 thửa đất tại huyện Phúc Thọ, giá trúng cao nhất 75 triệu đồng/m2

Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ Nguyễn Anh Tuấn cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công ty Đấu giá Hợp danh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đối với 13 thửa đất ở tại khu Dộc Tranh (xã Trạch Mỹ Lộc). Phiên đấu giá thu hút tổng số 40 hồ sơ đăng ký tham gia, được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín một vòng cho tất cả các thửa...

Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình Minh

Vĩnh Long: Đầu tư 140 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông tại thị xã Bình MinhNgày 12/9, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 1786/QĐ-UBND phê duyệt Dự án nâng cấp, mở rộng đường Phan Văn Năm (đoạn từ đường 3 tháng 2 đến đường Nguyễn Văn Thảnh) phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh. Quy mô đầu tư Dự án gồm...

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?

Bộ Công thương góp ý gì về dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Nam?Bộ Công thương đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam không đưa vào các dự án thuộc dạng tiềm năng, chưa được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh. Quảng Nam đang lấy ý kiến về Kế hoạch thực hiện...

Cùng chuyên mục

Nguồn cung căn hộ khoảng 1 tỷ đồng sẽ xuất hiện trở lại

Thị trường tỉnh bị ảnh hưởng bởi "sóng tăng" Theo báo cáo mới đây của Savills Việt Nam cho thấy, phân khúc căn hộ bình dân của TP HCM đang ở mức dưới 3 tỷ đồng/căn. Tuy nhiên nguồn cung của phân khúc này đang ở "đáy" của thị...

Mong mỏi làng nghề Bát Tràng được phê duyệt quy hoạch

Động lực cho phát triển bền vững Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm sứ Bát Tràng, huyện Gia Lâm, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía Đông - Nam và cho đến nay làng nghề Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với khoảng thời gian hơn 700 năm. Đặc biệt, làng nghề gốm Bát Tràng còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho vốn di sản đặc...

Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần

Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phầnTrong số 11 dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM sẽ có 6 dự án thành phần bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom dân sinh và 5 dự án thành phần xây dựng đường cao tốc. ...

cần đẩy nhanh tiến độ dự án chống sạt lở khẩn cấp

Những năm qua, tình trạng sạt lở núi Van Cà Vãi (tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra phức tạp, làm hư hỏng một số công trình nhà ở của người dân nơi đây. Do thiếu kinh phí và không có đất bố trí tái định cư nên nhiều năm qua, người dân luôn phải sống bất an dưới chân núi lở. Trước tình trạng trên, Dự án Khắc...

Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh – Bắc Lý

Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương LâmPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang. ...

Mới nhất

Bức tranh kỳ diệu và hấp dẫn về một nước Việt Nam đương đại

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, tối 17/9, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Sydney đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam với chủ đề “Việt Nam: Một hành trình dài”, theo đó vẽ lên một bức tranh kỳ diệu và hấp dẫn về một đất nước Việt...

Ông Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Nam Định

Ông Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Nam Định ...

Gia Linh, đó chính là nghị lực kiên cường!

Thực hiện: ĐOÀN NHẠN - THANH NGUYÊN - NHÃ CHÂN - DIỄM HƯỜNG ...

Khi lòng tốt bị trục lợi và tính 2 mặt của Facebook

Trao đổi với phóng viên Lao Động, chuyên gia truyền thông Lê Ngọc Sơn đánh giá, khi “cơn bão sao kê” quét qua Facebook đã phơi lộ những mặt sáng - tối của chính đời sống xã hội hiện nay, những sự trục lợi bất chấp và cách người tốt cố gắng nỗ lực lan tỏa điều tích...

“Thiên đường” du lịch sinh thái

Trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Nguyễn Văn Lương – Chủ tịch UBND xã Cự Nẫm (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), cho biết:...

Mới nhất