Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhGiữa ‘cơn sốt’ lithium hỗn loạn, doanh nghiệp Trung Quốc bất đắc...

Giữa ‘cơn sốt’ lithium hỗn loạn, doanh nghiệp Trung Quốc bất đắc dĩ chơi nước cờ mạo hiểm?


Doanh nghiệp Trung Quốc có thể gặp rủi ro khi chi hàng tỷ USD để mua cổ phần tại các công ty khai thác lithium. Tuy nhiên, nếu thành công, họ có thể bảo đảm quyền tiếp cận 1/3 năng lực sản xuất mỏ lithium của thế giới vào năm 2025.

Giữa sự hỗn loạn của cơn sốt lithium, doanh nghiệp Trung Quốc bất đắc dĩ chơi nước cờ mạo hiểm? (Nguồn: Ganfeng Lithium)
Trung Quốc tăng cường mua cổ phần tại các mỏ lithium trên khắp thế giới. Trong ảnh, dự án lithium Mount Marion ở Tây Australia – nơi công ty Ganfeng Lithium của Trung Quốc có cổ phần. (Nguồn: Ganfeng Lithium)

Tìm kiếm nguồn cung khắp thế giới

Theo báo The Wall Street Journal, nhiệm vụ bảo đảm nguồn cung kim loại của Trung Quốc đang thúc đẩy nước này mua cổ phần trong các mỏ trên khắp thế giới.

Trung Quốc đã “thống trị” lĩnh vực tinh luyện lithium từ lâu. Tuy nhiên, khi đối mặt với sự phản đối ngày càng tăng ở các nước phương Tây, các công ty Trung Quốc ráo riết giành thị phần lớn hơn trong cung cấp kim loại này của thế giới. Cách làm của họ là tăng cường mua cổ phần tại các mỏ trên khắp thế giới.

Đó là một chiến lược mạo hiểm. Trung Quốc đang chi hàng tỷ USD để mua cổ phần tại các quốc gia có lịch sử bất ổn về chính trị. Các dự án thường phải đối mặt với sự phản đối, sự chậm trễ theo quy định và thậm chí là phải hủy bỏ.

Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh thành công, họ có thể đảm bảo quyền tiếp cận 1/3 năng lực sản xuất mỏ lithium cần thiết của thế giới vào năm 2025.

Lithium, một kim loại mềm, màu bạc, là một thành phần trong pin lithium-ion cung cấp năng lượng cho xe điện và điện thoại thông minh. Theo công ty nghiên cứu Benchmark Mineral Intelligence, một công ty tư vấn có trụ sở tại London, vào cuối thập niên này, nhu cầu lithium có thể vượt xa nguồn cung khoảng 300.000 tấn.

Nỗ lực của Trung Quốc nắm giữ nhiều lithium trên thế giới xuất phát từ lo ngại rằng ngành công nghiệp xe điện đang bùng nổ của nước này có thể gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn cung khi căng thẳng với Mỹ và các đồng minh Mỹ gia tăng. Canada và Australia, nắm giữ trữ lượng lithium lớn nhất thế giới, gần đây đã chặn các khoản đầu tư mới của Trung Quốc vì lo ngại về an ninh quốc gia.

Bà Susan Zou, Phó Chủ tịch của công ty tư vấn năng lượng có trụ sở tại Na Uy Rystad Energy, cho biết, Trung Quốc – quốc gia chỉ có 8% trữ lượng lithium của thế giới – không có lựa chọn nào khác ngoài cách làm trên.

Theo dữ liệu tổng hợp, trong hai năm qua, các công ty Trung Quốc đã chi 4,5 tỷ USD để mua cổ phần trong gần 20 mỏ lithium, hầu hết ở Mỹ Latinh và châu Phi.

Chúng bao gồm các khoản đầu tư vào các quốc gia như Mali và Nigeria – nơi phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh từ chủ nghĩa khủng bố và Zimbabwe, Mexico, Chile – các nước đang cố gắng giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với tài nguyên khoáng sản của họ.

Bước đi đầy thách thức

Vào tháng 12/2022, Zimbabwe đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu lithium chưa qua chế biến, buộc các công ty nước ngoài phải xử lý tại chỗ. Vào tháng 2 năm nay, chính phủ Mexico đã ký nghị định đẩy nhanh quá trình quốc hữu hóa trữ lượng lithium của đất nước. Vào tháng 4 vừa qua, Tổng thống Chile đề xuất rằng, các công ty tư nhân sẽ phải hợp tác với một công ty nhà nước nếu họ muốn khai thác lithium ở nước này.

Chile, cùng với Bolivia và Argentina, đang thảo luận về việc thành lập một liên minh lithium, tương tự như của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Bolivia, quốc gia ghi rõ việc quốc hữu hóa tài nguyên khoáng sản trong hiến pháp của mình, là một trong những nơi Trung Quốc đang đầu tư mạnh. Nước này có khoảng 1/5 nguồn lithium của thế giới, nhưng có lịch sử hủy bỏ các thỏa thuận về lithium với các công ty nước ngoài.

Tại Potosi, khu vực có một số mỏ muối của Bolivia, nhiều cư dân đã cảnh giác với những đối tác bên ngoài tìm cách khai thác tài nguyên của họ. Vào năm 2019, một thỏa thuận khai thác lithium với một công ty Trung Quốc bị đình trệ sau khi Tổng thống lúc đó là Evo Morales, người ủng hộ dự án, bị lật đổ.

Cùng năm đó, Bolivia đã đưa ra một thỏa thuận khác giữa công ty lithium thuộc sở hữu nhà nước Yacimientos de Litio Bolivianos, hay YLB, và một công ty của Đức sau các cuộc biểu tình kéo dài của người dân địa phương đòi mức tiền bản quyền cao hơn từ bất kỳ doanh số bán lithium nào sau đó.

Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đang thúc đẩy các dự án mới ở nước này. Vào tháng 1/2023, Công ty TNHH Công nghệ Amperex đương đại (CATL) của Trung Quốc, nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới, cho biết họ đang đứng đầu một tập đoàn trong liên doanh với YLB.

Ủy ban dân sự của Potosi, một liên minh gồm các hiệp hội và tổ chức xã hội, đã chỉ trích sự thiếu minh bạch trong quá trình lựa chọn. Bolivia yêu cầu các công ty tham gia viết đề xuất và chứng minh khả năng của họ, nhưng kết quả không bao giờ được công khai.

Các chuyên gia về lithium cho biết, liên doanh không có khả năng đạt được mục tiêu sản xuất 25.000 tấn lithium carbonate (Li2CO3) cấp pin vào năm 2024.

Ông Diego von Vacano, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Texas A&M và là cựu cố vấn của chính phủ Bolivia, cho biết, việc khai thác thậm chí sẽ không bắt đầu cho đến khi chính phủ thông qua luật mới cho phép các công ty nước ngoài tham gia khai thác lithium.

Chọn cách hợp tác cùng có lợi

Trong một cuộc họp thường niên của các nhà lập pháp vào tháng Ba, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ trích bản chất hỗn loạn của cơn sốt lithium ở Trung Quốc và kêu gọi các công ty nước này cần tìm hiểu rõ hơn về thị trường mà họ đang tham gia trước khi đầu tư nhiều hơn.

Bolivia có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới. (Nguồn: Nytimes)
Bolivia có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới. (Nguồn: New York Times)

Bất chấp những thách thức mà họ phải đối mặt, các công ty tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có lợi thế hơn so với các đối tác phương Tây. Chẳng hạn, CATL là một công ty khổng lồ về pin, với sự hậu thuẫn của chính phủ và một mạng lưới mạnh mẽ các công ty dọc theo chuỗi cung ứng.

Ông Emilio Soberón, nhà phân tích từ công ty tư vấn khoáng sản SFA Oxford, cho biết: “Nếu ai đó có thể làm được thì đó là các công ty Trung Quốc”.

Các nhà phân tích cho biết, các nước đang phát triển thích hợp tác với các công ty Trung Quốc chủ yếu quan tâm đến bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu thô ổn định thay vì chỉ khai thác với chi phí thấp và bán với giá cao. Điều này có nghĩa là họ có thể bảo đảm cho các nước chủ nhà một nguồn thu nhập ổn định.

Các công ty Trung Quốc cũng đã cố gắng thu hút các khoản đầu tư như một cách để giúp các quốc gia này phát triển. Tại lễ ký kết vào tháng 1, Tổng thống Bolivia Luis Arce cho biết tập đoàn do CATL đứng đầu sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD vào giai đoạn đầu tiên của dự án, dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả đường sá và điện.

Tập đoàn tài nguyên Sinomine, đã mua lại một mỏ lithium ở Zimbabwe với giá 180 triệu USD, hứa hẹn tạo ra hơn 1.000 việc làm mới, cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương như điện, đường và cầu.

Nhà kinh tế cấp cao tại công ty tư vấn kinh tế Oxford Economics châu Phi Jee-A van der Linde cho biết, trên thực tế, các công ty Trung Quốc được coi là đối tác đầu tư rõ ràng ở đất nước Zimbabwe thiếu tiền mặt. Nhiều công ty phương Tây rút tài sản của họ ở Zimbabwe, quốc gia đã bị Mỹ và EU trừng phạt trong hơn hai thập niên, nhưng các công ty Trung Quốc ít bị cản trở bởi những lo ngại như vậy.

Những người mới đến mong muốn lập thân ở châu Phi có thể quay trở lại với một mạng lưới lâu đời gồm các công ty và công nhân Trung Quốc hoạt động trong khu vực.

Công ty khai thác mỏ Australia Prospect Resources đã bán 87% cổ phần của mình trong mỏ lithium đá cứng Arcadia ở Zimbabwe cho Zhejiang Huayou Cobalt của Trung Quốc với giá 378 triệu USD vào tháng 4/2022.

Ông Sam Hosack, Giám đốc điều hành của Australia Prospect Resources, cho biết, người Trung Quốc đã làm chủ môi trường hoạt động ở Zimbabwe, giống như họ đã làm ở nhiều quốc gia châu Phi khác.

Rủi ro thực sự đối với các công ty Trung Quốc trong cơn sốt lithium có thể là vấn đề tài chính. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, vào giữa những năm 2000, khi giá cả hàng hóa tăng vọt thì các công ty đến từ quốc gia Đông Bắc Á lại vung tiền để tích trữ nguồn cung cấp hàng hóa dài hạn như quặng sắt hoặc nhôm, sau đó lại bán đi khi giá giảm.

Ông Gabriel Wildau, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn và truyền thông Teneo cho biết, tư duy về sự khan hiếm tương tự hiện đang tràn ngập các cuộc thảo luận chính sách xung quanh các khoáng sản quan trọng, có khả năng tạo tiền đề cho một vòng đầu tư đáng ngờ khác.

Được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhu cầu về xe điện của Trung Quốc, giá lithium tăng hơn 500% trong hai năm qua nhưng đã giảm trở lại trong năm nay xuống chưa đến một nửa mức giá kỷ lục trước đó.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu tham dự Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ...

Từ ngày 4-5/12, ông Trần Đình Vũ Hải, Lãnh sự Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã dự Lễ khai mạc Hội chợ nông sản phẩm nhiệt đới quốc tế Trung Quốc lần thứ 27 và các hoạt động bên lề liên quan tại Đặc khu kinh tế tỉnh Hải Nam.

Trung Quốc lên tiếng về lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ, kiên quyết bảo vệ doanh nghiệp bán dẫn

Ngày 28/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hạ Á Đông tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Mỹ lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.

Nga vững ngôi đầu nhà cung cấp nông sản, lý do người Mỹ lạc quan hơn, bất động sản Trung Quốc sắp chạm đáy

Nga giữ vị trí nhà cung cấp nông sản hàng đầu ra toàn cầu, niềm tin về tăng trưởng của người dân Mỹ trở nên lạc quan hơn, dự báo thời điểm bất động sản Trung Quốc chạm đáy, Đức phụ thuộc đáng kể vào người nhập cư trong dài hạn… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Xuất khẩu cần cẩu từ Trung Quốc sang các nước Mỹ Latinh bất ngờ tăng vọt, câu chuyện đằng sau là gì?

Theo các chuyên gia phân tích, xuất khẩu cần cẩu của Trung Quốc sang các nước Mỹ Latinh đang tăng vọt, cho thấy hoạt động xây dựng trong Sáng kiến "​​Vành đai và Con đường" đang được Bắc Kinh mở rộng, trong nỗ lực đa dạng hóa thị trường giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục leo thang.

Trung Quốc “ra đòn” mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang “với tỷ lệ đáng báo động”

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang "với tỷ lệ đáng báo động". Xe tăng Challenger 2 của quân đội Anh tại mặt trận Ukraine. (Nguồn: Reuters) Theo báo cáo được công bố ngày 21/12, lần đầu tiên trong lịch sử, tỷ...

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Mới đây, một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu (Holy Basil) có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Dữ liệu từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho hay, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.

Bài đọc nhiều

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Cây thông Baby Three hút khách dịp Giáng sinh

Cơn sốt Baby Three dường như chưa hạ nhiệt, khi được kết hợp trang trí với cây thông Noel có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng đang rất thu hút giới trẻ dịp Giáng sinh năm nay. ...

Cảnh báo tình trạng giả mạo mã số đóng gói xuất khẩu sầu riêng

Ngày 20-12, Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Vina T&T phát đi thông báo khẩn về việc mã số cơ sở đóng gói VN-BTPH-036 của công ty đang bị làm giả và sử dụng trái phép để xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc. ...

Thảo cầm viên Sài Gòn được trình tuyên dương nộp thuế tốt

Trong danh sách doanh nghiệp được Cục Thuế TP.HCM trình tuyên dương hôm nay 20-12, ban đầu có tên Thảo cầm viên Sài Gòn. Tuy nhiên Cục Thuế TP.HCM cho biết phút cuối không tuyên dương do nợ tiền thuê đất. Trong danh sách...

Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí có tân chủ tịch

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa có nghị quyết bổ nhiệm vị trí chủ tịch của Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP). Theo văn bản số 961 ban hành ngày 19-12 về công tác...

Cùng chuyên mục

Chợ Bến Thành chộn rộn vào Tết, giới trẻ hóa ‘nàng thơ’ chụp ảnh từ sáng đến chiều

Còn hơn 1 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí mua sắm Tết tại chợ Bến Thành đã bắt đầu rộn ràng. Tiểu thương hào hứng đón khách. Bạn trẻ hóa trang thành cô Ba, cô Tư Sài Gòn xúng xính "check -in". ...

Bất động sản Phát Đạt nhắm mua lô đất 650 tỉ đồng ở quận 3 từ một phụ nữ

Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR) muốn mua một lô đất có địa chỉ tại đường Cao Thắng, quận 3, TP.HCM với giá 650 tỉ đồng từ bà Trần Thị H.. Cụ thể, Công ty cổ phần Phát...

Vissan có tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) bổ nhiệm ông Lê Minh Tuấn làm tổng giám đốc mới của công ty, thay thế người tiền nhiệm là ông Nguyễn Ngọc An. Ông Tuấn sinh năm 1968,...

Không khí Giáng Sinh ngập tràn các quán cà phê độc lạ ở TP.HCM

Những quán cà phê tại TP.HCM được trang trí công phu vào dịp Giáng sinh, trở thành điểm đến lý tưởng trong mùa lễ hội. Giáng Sinh là dịp lý tưởng để bạn bè, người thân thư giãn trong không gian ấm áp. Dù...

Công ty bất động sản ở TP.HCM vay 6.900 tỉ trái phiếu trong 1 ngày: Ai đứng sau?

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Newco vừa hoàn tất phát hành 3 lô trái phiếu với tổng giá trị 6.900 tỉ đồng chỉ trong 1 ngày. Thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy số lượng...

Mới nhất

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang “với tỷ lệ đáng báo động”

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang "với tỷ lệ đáng báo động". Xe tăng Challenger 2 của quân đội Anh tại mặt trận Ukraine. (Nguồn: Reuters) ...

Giá cà phê phục hồi

Dự báo giá cà phê ngày mai 23/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 23/12/2024. Giá cà phê thế giới duy trì mức ổn định Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ...

Người đàn ông 62 tuổi ở Tuyên Quang suy gan cấp sau khi uống rượu ngâm cao lá

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng ý thức suy giảm, lơ mơ, da niêm mạc, củng mạc mắt vàng đậm, men gan tăng rất cao. ...

Về Quảng Ninh xem các ‘bóng hồng’ diện váy đá bóng

TPO - Hơn 500 đoàn viên, thanh niên của Quảng Ninh tham gia giao lưu các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên. Đây là hoạt động nằm trong Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên năm 2024, chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hội...

Hàng ngàn người xếp hàng từ sáng sớm để đi metro số 1 ngày đầu vận hành

TPO - Sáng 22/12, UBND TPHCM đã tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 TPHCM (Metro số 1: Bến Thành - Suối Tiên). Hàng ngàn người dân đã háo hức xếp hàng từ sáng sớm tại khu vực phía trước chợ Bến Thành để chờ trải nghiệm tuyến metro đầu...

Mới nhất

Giá cà phê phục hồi