Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhGiữ vững vĩ mô, tạo đà hồi phục

Giữ vững vĩ mô, tạo đà hồi phục


Năm 2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục sẽ phải đối mặt nhiều khó khăn và thách thức, dự báo tăng trưởng GDP trong khoảng 5,5% – 6,0%. Giữ ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động và hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ thời điểm hiện nay.

Quyết liệt triển khai giải pháp hỗ trợ nhưng phải đảm bảo an toàn hệ thống, ổn định kinh tế vĩ mô Giá hàng hóa biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Nhiều thách thức, tăng trưởng GDP có thể ở cận dưới mục tiêu

Đây là nhận định được TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra tại tọa đàm “Đối thoại chính sách: Ổn định thị trường vàng, giữ vững vĩ mô, tạo đà phục hồi trong bối cảnh bất định” tổ chức cuối tuần qua. Theo báo cáo “Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024: Giữ vững vĩ mô, tạo đà hồi phục” của VERP được TS. Việt trình bày tại tọa đàm, diễn biến kinh tế 4 tháng đầu năm cho thấy một số điểm sáng, mở ra triển vọng tích cực cho tăng trưởng năm nay, từ sự phục hồi của xuất nhập khẩu kéo theo đà tăng trưởng của khu vực sản xuất công nghiệp và thặng dư thương mại hàng hóa; đến đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng tích cực…

Xuất khẩu phục hồi tích cực, kéo theo đó là sản xuất trong nước
Xuất khẩu phục hồi tích cực, kéo theo đó là sản xuất trong nước

Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam năm nay tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài như: Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất; xung đột địa chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp và kéo dài, ảnh hưởng đến xuất, nhập khẩu và sản xuất của Việt Nam… Đáng chú ý trong nước, vẫn còn những yếu tố khiến sự phục hồi kinh tế chưa thực sự bền vững: Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng trở lại nhưng chỉ số PMI cho thấy sự phục hồi chưa vững chắc; Tiêu dùng trong nước vẫn tăng nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm so với cùng kỳ năm trước; Các doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao gấp 1,5 lần số doanh nghiệp mới; Tăng trưởng tín dụng quý I/2024 thấp nhất trong 10 năm qua… Trong khi đó, các chi phí đẩy như giá nhiều loại nguyên nhiên vật liệu và các dịch vụ công tăng, bong bóng bất động sản ở một số phân khúc nhà ở (chung cư)… có thể gây thêm áp lực lạm phát trong cuối năm. Thực tế CPI tháng 4/2024 đã tăng 4,4%, tiệm cận trần mục tiêu của Quốc hội đề ra.

Nhìn về triển vọng năm 2024, các tổ chức quốc tế như WB, IMF, AMRO… đa số dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt khoảng 5,5% – 6,0% so với năm 2023. “Với sự thận trọng bởi các yếu tố đã phân tích, động lực tăng trưởng cả từ phía cung lẫn cầu và đối chiếu giữa dự báo hàng năm của các tổ chức quốc tế, chúng tôi thận trọng dự báo tăng trưởng GDP trong khoảng cận dưới mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm nay”, TS. Nguyễn Quốc Việt nói và cho rằng, giữ ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động và hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ trong thời gian này.

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Cùng với đó để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, một trong những khuyến nghị được các chuyên gia của VERP đưa ra là ưu tiên các chính sách và cải cách nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin vào môi trường đầu tư để khuyến khích doanh nghiệp quay lại thị trường và mở rộng quy mô. Các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp cần cụ thể và khả thi (như chính sách hỗ trợ xuất khẩu khá thành công). Về lâu về dài, chúng ta cần có chính sách tổng thể nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy và nâng tầm chất lượng tăng tưởng của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Chia sẻ tại tọa đàm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đồng tình với nhận định cho rằng, nền kinh tế phục hồi nhưng còn thiếu đồng đều và chưa bền vững. Tuy nhiên, chuyên gia này dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm nay ở mức 6,0%-6,5% là tương đối khả thi. Bên cạnh đó, lạm phát năm nay dù áp lực có tăng lên nhưng không đáng lo ngại và hoàn toàn có thể kiểm soát được trong mức 4-4,5% như mục tiêu đặt ra. Về tín dụng, sau hai tháng đầu năm tăng trưởng khó khăn một phần do yếu tố mùa vụ, thì trong hai tháng gần đây đã phục hồi rất tốt và kỳ vọng cả năm sẽ tăng trưởng 13-14%.

Do động lực tiêu dùng nội địa còn yếu, cần tiếp tục giảm thuế VAT trong năm 2024, cân nhắc mở rộng thêm đối tượng áp dụng. Có thêm các chương trình và chính sách kích cầu tiêu dùng cụ thể, và cần đi theo hướng hỗ trợ trực tiếp người tiêu dùng thanh toán chi phí mua sản phẩm/dịch vụ, nhất là để định hướng tiêu dùng theo các xu hướng tiêu dùng xanh, sạch, bảo vệ môi trường góp phần thực thiện cam kết Net Zero vào năm 2050.

Bên cạnh đó, đảm bảo hài hoà, hiệu quả trong mục tiêu tăng trưởng tín dụng hỗ trợ sản xuất – kinh doanh cho doanh nghiệp nói riêng, thúc đẩy tiêu dùng và phục hồi tăng trưởng nói chung; đồng thời vẫn phải đảm bảo an toàn tín dụng của hệ thống tài chính. Thúc đẩy đa dạng hoá các kênh dẫn vốn và đầu tư ngoài tín dụng ngân hàng (nâng cao hiệu quả và tính minh bạch thị trường cổ phiếu, trái phiếu, các kênh dẫn vốn khác gắn với tín dụng xanh, chuyển dịch năng lượng công bằng, cho thuê tài chính…). Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến nghị, tập trung vào tăng cường giải ngân đầu tư công đảm bảo đúng tiến độ và tập trung, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng; nâng cao mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế và của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời phát huy hiệu quả các hiệp định tự do và khả năng hội nhập, tham gia sâu hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu; hoàn thiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy các yếu tố tạo giá trị gia tăng thực của nền kinh tế số (như công nghệ phần mềm, kinh doanh nền tảng, thương mại điện tử…) để tạo ra động lực đổi mới sáng tạo, qua đó vừa chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo hướng năng suất và hiệu quả lao động, đồng thời đa dạng hoá kênh dẫn vốn cho nền kinh tế.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/giu-vung-vi-mo-tao-da-hoi-phuc-151818.html

Cùng chủ đề

Gỡ điểm nghẽn đầu tư, nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng

Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng, cần tiếp tục gỡ những điểm nghẽn về đầu tư, nhân lực để nền kinh tế có thể tăng tốc. Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng,...

Livestream talkshow: Vàng lập đỉnh, chứng khoán èo uột: Đâu là cơ hội?

(NLĐO) - Trong lúc thị trường tài chính ảm đạm, sáng nay 5-11, Báo Người Lao Động tổ chức talkshow với chủ đề Vàng lập đỉnh, chứng khoán èo uột: Đâu là cơ hội? ...

Đẩy mạnh các động lực tăng trưởng để đạt mục tiêu GDP cao hơn

Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5-7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn ở mức 7-7,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Hà (Đoàn Tuyên Quang) trả lời phỏng vấn Thời báo Ngân hàng xung quanh vấn đề này. Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm đạt và vượt 7% UOB...

VNDirect: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6,9%

(VTC News) - Công ty CP chứng khoán VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9% từ con số cũ là 6,7%. "Chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 lên 6,9%. Chúng tôi cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, chủ yếu nhờ hoạt động sản xuất và xuất khẩu duy trì tích...

Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm trên 7%

Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, sáng 21/10, ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Quốc hội nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Vnews

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tín dụng chính sách xã hội: Cần những quyết sách mới mang tính đột phá

Tại Tọa đàm Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và đại biểu đều chung quan điểm sau hơn 2 thập kỷ cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc, đặc biệt là sau khi triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tín dụng chính sách đã trở...

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 chiều 9/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã trả lời những vấn đề báo chí quan tâm liên quan đến vấn đề giải ngân đầu tư công. Thứ trưởng Trần Quốc Phương trao đổi về các giải pháp thúc đẩy đầu tư công những tháng cuối năm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc ...

Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh tế ở nhiều nơi trên thế giớiNgày 8/11/2024, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phối hợp với Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài khoá và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm...

Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ có gây tác động lớn đến kinh tế Việt Nam?

Việt Nam có thể sản xuất những mặt hàng mà người tiêu dùng Mỹ muốn mua nhưng quá đắt để sản xuất tại Mỹ và ông Trump sẽ thích nếu họ không mua hàng từ Trung Quốc, theo VinaCapital. Việt Nam có thặng dư thương mại khoảng 100 tỷ USD với Mỹ vào năm ngoái ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

Bã cà phê, vỏ hàu, bột đá thành trang phục cao cấp, đến Ngày hội Việt Nam Xanh mà xem

Bã cà phê, vỏ hàu, bột đá… tưởng chừng là rác thải được Công ty CP kết nối thời trang Faslink hô biến thành những trang phục cao cấp độc đáo. Mang thông điệp về thời trang tuần hoàn tới lễ hội, ông Phước...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt động ý nghĩa. ...

Cùng chuyên mục

Nhiều doanh nghiệp về tay người Thái ‘chăm’ chia cổ tức

Từ đầu tháng 11 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền. Thậm chí một doanh nghiệp bất ngờ tăng tỉ lệ cổ tức bằng tiền mặt từ 24% lên 133%. Doanh nghiệp về tay người Thái "chăm" chia...

9 năm không chia cổ tức, lợi nhuận giữ lại Sacombank tiến gần 1 tỉ USD

9 tháng đầu năm nay, Sacombank lãi sau thuế gần 6.500 tỉ đồng. Lợi nhuận hợp nhất chưa phân phối lũy kế đến cuối tháng 9 năm nay đạt 24.830 tỉ đồng. Chưa chia cổ tức, Sacombank cho biết đang thực hiện đề án...

‘Một đất nước ai ai cũng làm việc thì không có lý do gì không phát triển’

Đó là quan sát và nhận định của một doanh nhân người Nga khi đến làm việc tại Việt Nam ít năm trước, và thực tế đã chứng minh ông đúng. Học được gì từ Hàn Quốc?Từ góc độ người nước ngoài làm việc...

Phân bón chịu thuế hay không chịu thuế VAT đều có điểm lợi và bất lợi

Một số chuyên gia, đại biểu Quốc hội đồng tình việc đưa phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) nhưng cũng có đại biểu có ý kiến lo ngại. Cần sự điều tiết của Nhà nước nếu áp thuế VAT...

Cục Thuế trả lời vụ tiền đất tăng đột biến ở Nha Trang do tỉnh chưa có chỉ đạo khác

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản trả lời việc chủ dự án ở TP Nha Trang xin nộp tiền đất theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhưng không được. Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bài "Vì...

Mới nhất

Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. ...

9 năm không chia cổ tức, lợi nhuận giữ lại Sacombank tiến gần 1 tỉ USD

9 tháng đầu năm nay, Sacombank lãi sau thuế gần 6.500 tỉ đồng. Lợi nhuận hợp nhất chưa phân phối lũy kế đến cuối tháng 9 năm nay đạt 24.830 tỉ đồng. ...

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4...

Thói quen ít người biết không ngờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Thận làm việc chăm chỉ để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, đồng thời cân bằng huyết áp...

Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?

Trứng được khoa học chứng minh là chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là nguồn protein dồi dào...

Mới nhất