Trang chủNewsNhân quyềnGiữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao…

Việt Nam cần tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hướng ưu tiên vào giảm lượng khí thải carbon. (Nguồn: Vietnam Insider)
Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên Top 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới, Top 20 nền kinh tế có kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới. (Nguồn: Vietnam Insider)

Gần đây, một số lãnh đạo cấp cao bị kỷ luật do vi phạm Điều lệ Đảng, vi phạm những điều Đảng viên không được làm hoặc do họ sa ngã, biến chất, tham nhũng, tiêu cực, gây ra những hậu quả khôn lường cho kinh tế, xã hội của đất nước. Đây là một trong những cớ mà các thế lực thù địch lợi dụng đẩy mạnh các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị thế

Với mục đích cuối cùng là phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, gây bất ổn chính trị, bất ổn xã hội, mưu toan thay đổi chế độ ở nước ta, các thế lực thù địch thường rêu rao: “Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là sự tranh giành quyền lực, đấu đá trong nội bộ Đảng”, “Suốt ngày chỉ lo đấu đá quyền lực, làm cho kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước không phát triển được”, hoặc “Kinh tế Việt Nam đang tụt hậu do còn mải đốt lò”…

Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng bất chấp sự chững lại của nền kinh tế thế giới chịu nhiều tác động của khủng hoảng và xung đột chính trị. Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên Top 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới, Top 20 nền kinh tế có kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới, một mắt xích quan trọng trong 16 Hiệp định thương mại tự do.

Tháng 10/2023, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo năm 2024, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 2,9% tổng sản phẩm nội địa (GDP), trong đó Việt Nam tăng trưởng khoảng 5,8%, tức cao gấp đôi mức trung bình thế giới và thuộc nhóm 20 nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2024.

Trên thực tế, Việt Nam bước vào năm 2024 với những thuận lợi cơ bản từ sự ổn định vĩ mô chung và là điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu hậu Covid-19. Nền kinh tế từng bước được phục hồi, tăng trưởng GDP năm 2023, quý sau cao hơn quý trước.

Nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế của Việt Nam được thế giới đánh giá cao và ghi nhận. Theo Báo cáo hạnh phúc thế giới 2023 (The World Happiness Report), Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 65 trên thế giới với điểm số hạnh phúc đạt 5,8. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022, lên vị trí 65 năm 2023.

Theo công bố của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), chỉ số đổi mới sáng tạo – GII của Việt Nam năm 2023 xếp hạng thứ 46/132 quốc gia, nền kinh tế trên toàn thế giới, tăng 2 bậc so với năm 2022. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2023 đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Ngoài ra, các chỉ số về truyền thông số, thanh toán số, kinh tế số và xếp hạng tín nhiệm quốc tế về tín dụng dài hạn của Việt Nam cũng tăng.

Đồng thời, các dự báo quốc tế tin tưởng vào triển vọng phục hồi nhanh trong thời gian tới của kinh tế Việt Nam. Có thể thấy, giai đoạn khó khăn nhất của Việt Nam trên hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 đã qua, ít nhất ở một số lĩnh vực như bất động sản, dệt may, da giày và công nghiệp điện tử…; chỉ số tăng trưởng kinh tế năm 2024 được dự báo sẽ tích cực hơn năm 2023.

Một điều đáng mừng là, với những diễn biến thực tế của kinh tế từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên 6,1% trong năm 2024 và dự báo đạt mức tăng trưởng 6,5% trong hai năm 2025 và 2026; lạm phát ở mức 4,5% năm 2024 và sẽ giảm xuống còn 3,5% vào năm 2026. Nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng quốc tế khác cũng đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 bởi triển vọng tích cực gần đây, nhất là sức chống chịu hiệu quả trước những biến động bất lợi của kinh tế thế giới.

Điều này đã chứng minh sự đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nhất là trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực – “đánh chuột” nhưng vẫn “nguyên bình”. Nhiều cán bộ cấp cao bị xử lý do sai phạm không những không làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân mà ngược lại, càng tăng thêm niềm tin của Nhân dân với Đảng, là động lực để đẩy mạnh, phát triển kinh tế.

Công nhân tan ca làm việc tại một nhà cung cấp của Apple ở Bắc Ninh, Việt Nam. Linh Pham/Bloomberg/Getty Images
Công nhân tan ca làm việc tại một nhà cung cấp của Apple ở Bắc Ninh, Việt Nam. (Nguồn: Getty Images)

Kiên trì mục tiêu phát triển, bảo đảm lợi ích của người dân, doanh nghiệp

Bên cạnh yếu tố khó đoán định về sự phục hồi của kinh tế thế giới và các thị trường xuất khẩu trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong nước. Đó là thị trường bất động sản có thể cần thời gian lâu hơn dự kiến để phục hồi, thiên tai gây thiệt hại về kinh tế, thiếu hụt nguồn cung năng lượng có thể làm giảm tăng trưởng xuất khẩu…

Trong bối cảnh ấy, để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra, các chuyên gia trong nước và quốc tế đưa ra nhiều khuyến nghị rất đáng chú ý. Đó là cần đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để hỗ trợ tổng cầu trong ngắn hạn, thu hẹp thiếu hụt hạ tầng đang phát sinh; hối thúc các ngân hàng cải thiện tỷ lệ an toàn vốn, đồng thời tăng cường khung thể chế về giám sát an toàn, can thiệp sớm; đẩy nhanh cải cách để xanh hóa nền kinh tế, tạo dựng vốn nhân lực và cải thiện môi trường kinh doanh; hệ sinh thái tư nhân trong nước hội nhập hơn nữa vào các chuỗi cung ứng toàn cầu; tập trung phát triển thị trường vốn để phục vụ nhu cầu vốn cho các dự án dài hạn…

Trong một đánh giá khác của WB, Việt Nam – một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao trên thế giới, đặt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt mục tiêu này, Việt Nam cần đạt tăng trưởng GDP theo giá so sánh ở mức khoảng 6,5% mỗi năm trong 20 năm tới. Mục tiêu phấn đấu này vẫn nằm trong khả năng vì nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ở mức trên 6,5% và đã phục hồi nhanh kể từ sau đại dịch Covid-19.

Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đặt ưu tiên điều hành nền kinh tế vào việc tạo hợp lực và phát huy động lực mạnh mẽ từ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, nhất là 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu. Chính phủ ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Để có thể đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại, với trọng tâm xây dựng nền kinh tế số, trong thời gian tới, những vấn đề cần được tiếp tục quan tâm thực hiện, đó là:

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, giảm lãi suất tín dụng cho vay. Tập trung tín dụng cho các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), các lĩnh vực ưu tiên. Phấn đấu năm 2024 tăng trưởng tín dụng hơn 15% và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hơn 95% kế hoạch; tăng thu ngân sách nhà nước khoảng 5% so với thực hiện năm 2023; cắt giảm ít nhất 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, quy định kinh doanh. Ban hành kịp thời các chính sách phù hợp, hiệu quả liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong giới hạn cho phép của Quốc hội.

Coi trọng phát triển mạnh thị trường trong nước gắn với mở rộng, đa dạng hóa thị trường quốc tế, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, đẩy mạnh đàm phán, ký kết các FTA mới; hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu; phục hồi và phát triển các loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, bất động sản, lao động, khoa học-công nghệ.

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội
Phối cảnh dự án sân bay Long Thành, Đồng Nam. (Nguồn: ACV)

Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống đường cao tốc, nâng cấp các sân bay, bến cảng, hạ tầng đô thị, liên vùng…

Thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế; phát triển kinh tế số (theo Google, kinh tế số Việt Nam dự kiến đạt 45 tỷ USD năm 2025 so với 30 tỷ USD năm 2023), kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi; phục hồi, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất chip bán dẫn.

Cần tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là động lực và mục tiêu của sự phát triển; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nghiệp phát triển và cống hiến vì lợi ích chung của đất nước, địa phương, người dân, doanh nghiệp.

Những tín hiệu tích cực của nền kinh tế nước ta không những làm nức lòng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, mà còn làm cho những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trở lên lạc lõng, thất bại.





Nguồn: https://baoquocte.vn/giu-vung-tang-truong-kinh-te-gan-voi-an-sinh-xa-hoi-292637.html

Cùng chủ đề

Đại diện ngân hàng duy nhất được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh

Hôm 10/11/2024, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ tư năm 2024 và Chương trình xét, công nhận "Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa...

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt. Mỹ - thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới cuối tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ...

Giá lúa gạo hôm nay 11/11/2024: Giá gạo tăng 50 – 100 đồng/kg; giá cám khô giảm 300

Giá lúa gạo hôm nay 11/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng gạo. Giá gạo tăng 50 - 100 đồng/kg; giá cám khô giảm 300 - 350 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng gạo. Giá gạo tăng 50 - 100 đồng/kg. Thị trường giao dịch bình ổn. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp...

VIB chuyển đổi website sang nền tảng đám mây AWS

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) hoàn tất việc chuyển đổi website sang nền tảng đám mây Amazon Web Services (AWS). Đây không chỉ là một sự thay đổi về công nghệ, mà còn mang đến sự cải thiện về trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động, đánh dấu bước tiến của VIB trong việc triển khai chiến lược Cloud-First và AI-First. Ảnh: VIB Lợi ích của việc chuyển đổi sang AWS Cloud Một trong những yếu tố then chốt trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD

Theo khảo sát, thị trường heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên cả nước. Trong đó, nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc đang thu mua ở ngưỡng 64.000 đồng/kg.

USD có tiềm năng “phi” tới mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11 duy trì ở mức cao khi kết quả của cuộc bầu cử bắt đầu được công bố cùng với chiến thắng của ông Donald Trump.

Giá cà phê trong nước tăng cao ở đầu vụ, “đối mặt” xuất khẩu toàn cầu tăng mạnh, xu hướng giá sẽ thế nào?

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 9 tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái lên 10,76 triệu bao, lượng xuất khẩu tính theo vụ cũng tăng khoảng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 137,27 triệu bao, theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Bài đọc nhiều

Nhận diện hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu...

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh tiến hành hoạt động tuyên truyền chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động “ly khai”, “tự trị” trong vùng dân tộc thiểu số.

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Nâng cao kỹ năng đưa tin cho 30 phóng viên ASEAN về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Từ ngày 3-5/10/2024, tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức Khoá đào tạo ASEAN “Nâng cao kỹ năng đưa tin cho đội ngũ phóng viên các nước ASEAN về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”. Bộ Lao động chỉ đạo làm rõ vụ bạo hành trẻ em tại cơ sở Mái ấm Hoa Hồng Bảo vệ...

KOICA bàn giao dự án hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên tại Thừa Thiên Huế

Mới đây, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam tổ chức lễ bàn giao dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau 6 tháng triển khai, Dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để...

Đẩy mạnh phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung-Tây Nguyên

Sáng 9/11, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Cùng chuyên mục

Tiêu chí hộ nghèo và mức trợ cấp đang áp dụng hiện nay

Quy định về chuẩn hộ nghèo và mức trợ cấp xã hội cho hộ nghèo đang áp dụng từ ngày 1/7 cho đến hiện nay được nêu rõ tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP và Nghị định 76/2024/NĐ-CP. Quy định chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022-2025Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP đã quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 như sau:Chuẩn hộ nghèo: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới

Từ 10/11, nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, dột nát trong 2025, theo Thủ tướng phải tạo phong trào thúc đẩy hoàn thành mục tiêu. Nâng mức hỗ trợ ngay từ ngày hôm nay 10/11Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đa dạng hóa nguồn lực theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm. Trung ương dành nguồn vốn ngân sách nhà nước...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành, xã Thành An đã tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến...

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan, UNICEF nói “chưa từng thấy trong một thế hệ”

Làn sóng di cư từ Sudan đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi xung đột bùng phát.

Những con số biết nói “giải oan” cho Sudan trước cáo buộc của Mỹ

Chính phủ Sudan đã đưa ra hàng loạt số liệu để bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này ngăn cản hoạt động chuyển hàng viện trợ nhân đạo.

Mới nhất

Chi hội NS Nhiếp ảnh tỉnh Bạc Liêu tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Ngày 9/11, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025 - 2029. ...

Nâng cao hiểu biết về pháp luật sở tại cho người Việt tại Macau

Phó Chủ tịch Hiệp hội người Việt Nam ở nước ngoài tại Macau cho biết trở ngại lớn nhất của người Việt Nam khi lao động tại Macau là bất đồng ngôn ngữ... dẫn đến gặp trở ngại khó khăn trong công việc. Ông Âu Dương Quảng Cầu, Hội trưởng Hiệp hội Môi...

Xi măng Xuân Sơn sắp hoàn thành, dự kiến vận hành cuối năm 2024

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Xuân Sơn tại Hòa Bình, công suất 2,3 triệu tấn/năm hiện đã hoàn thành trên 90% khối lượng công việc, dự kiến vận hành cuối năm 2024. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Xuân Sơn tại Hòa Bình, công suất 2,3 triệu tấn/năm hiện đã hoàn...

Cổ phiếu nào kéo tụt hiệu suất của quỹ đầu tư PYN Elite?

Tháng 10/2024, hiệu suất của PYN EIite giảm 1,7%. Dù vậy, với sự tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm, hiệu suất 10 tháng của quỹ vẫn đạt 18,54%. Tháng 10/2024, hiệu suất của PYN EIite giảm 1,7%. Dù vậy, với sự tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm, hiệu suất 10 tháng của quỹ vẫn đạt 18,54%. ...

‘Ước gì lại được học các thầy cô!’

Con tôi giờ đã học THPT, nhưng mỗi khi nhắc về trường THCS, nó lại nói: 'Ước gì thầy Khoa, cô Thủy, thầy Hào chuyển lên trường cấp III dạy con'. ...

Mới nhất