Trang chủNewsKinh tếGiữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng để bứt...

Giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng để bứt phá

Dù kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) của nước ta trong quý I ước tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2022 được đánh giá ở mức khá so với bình quân chung các nước trên thế giới, nhưng vẫn thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội

Chú thích ảnh
<em>Ảnh minh họa TTXVN<em>

Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 (kịch bản là 5,6%). Do vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 6,5% cần có sự nỗ lực lớn của các bộ, ngành, địa phương để bù đắp lại cho quý I. Điều kiện tiên quyết là phải giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, đây là yếu tố nền tảng để bứt phá.

Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát cơ bản được kiểm soát ở mức phù hợp, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng giảm dần, tính chung quý I tăng 4,18%.

Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường, bảo đảm an toàn, thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh được duy trì, một số lĩnh vực có mức tăng khá. Sản xuất nông nghiệp quý 1 tăng 2,52% so với cùng kỳ; khu vực dịch vụ tiếp tục phục hồi tích cực, giá trị tăng thêm quý 1 tăng 6,79% so với cùng kỳ năm trước…

Cùng với đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai các giải pháp trung và dài hạn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, khơi thông nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế. Tình hình lao động, việc làm quý 1 phục hồi tích cực; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, thu nhập của lao động tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

Chú thích ảnh
<em>Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư sản xuất vào Khu chế xuất Tân Thuận TP Hồ Chí Minh Ảnh minh họa Danh LamTTXVN<em>

Đặc biệt, công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực, góp phần nâng cao quan hệ đối tác song phương và đa phương, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, thu hút FDI, đã mở cửa lại được thị trường khách du lịch Trung Quốc.

Mặc dù vậy, bên cạnh những kết đạt được, do diễn biến ngày càng bất lợi, khó lường của thế giới đã khiến tăng trưởng kinh tế quý I thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết 01/NQ-CP (kịch bản là 5,6%).

Theo đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đầu tư, thu hút FDI… gặp nhiều khó khăn. Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam quý 1 giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng tín dụng đến ngày 28/3 chỉ tăng 2,06%, cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế tiếp tục khó khăn. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động quý I đạt gần 57.000 doanh nghiệp (giảm 5,4% so với cùng kỳ), thấp hơn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (trên 60.000 doanh nghiệp, tăng 17,4% so với cùng kỳ). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa quý I đều giảm và xuất khẩu sang các thị trường lớn giảm…

Trên cơ sở kết quả quý I, dự báo tình hình quý II và cả năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng. Kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến đạt 6% (thấp hơn 0,5 điểm % so với mục tiêu Quốc hội quyết nghị), tăng trưởng các quý II, III và IV theo kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (lần lượt là 6,7%, 6,5% và 7,1%).

Trường hợp tăng trưởng năm 2023 chỉ đạt 6% sẽ gây áp lực rất lớn lên mục tiêu tăng trưởng 5 năm 2021 – 2025 (6,5 – 7%), đòi hỏi năm 2024 – 2025 phải đạt tăng trưởng bình quân gần 8%/năm để đạt mục tiêu 5 năm là 6,5%.

Kịch bản 2, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm là 6,5%, tăng trưởng kinh tế quý II là 6,7% (bằng kịch bản Nghị quyết 01/NQ-CP), quý III và quý IV tăng trưởng lần lượt là 7,5% và 7,9% (cao hơn lần lượt 1 điểm % và 0,8 điểm % so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản 2, phấn đấu tăng trưởng cả năm là 6,5%, tạo đà cho các năm tiếp theo để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5 năm 2021 – 2025 từ 6,5 – 7%.

“Đây là kịch bản rất thách thức, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Hiện nay, hầu hết các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đã hết thời gian thực hiện hoặc hiệu quả thấp. Do đó, cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ mới như giảm thuế, phí, tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Tập trung giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ngay từ đầu năm, chúng ta đã nhận định tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi và đến nay, nhận định này cho thấy là đúng.

Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh, trong mọi trường hợp phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy mạnh tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Về giải pháp trong thời gian tới, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% cả năm 2023 mà Quốc hội giao thì cần sự nỗ lực, cố gắng rất lớn; trong đó, cần tiếp tục nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

“Đây là yếu tố nền tảng để triển khai các giải pháp khác, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế trong quý II và các quý cuối năm”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết.

Trong các giải pháp vĩ mô, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho hay, có 2 chính sách trọng tâm là chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm và chính sách vĩ mô khác.

Chú thích ảnh
<em>Tập đoàn Daikin Nhật bản đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất điều hòa thân thiện môi trường và tiết kiệm điện tại Việt Nam Ảnh TTXVN<em>

Với tác động của tiền tệ thế giới, chính sách tiền tệ của Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức. Trong quá trình điều hành, đòi hỏi mức độ nhạy bén cũng như tính kịp thời và linh hoạt, phải đảm bảo nguồn lực cho các ngành kinh tế hoạt động ổn định và phát triển.

Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương rà soát tiếp các chính sách, các động lực tăng trưởng còn lại, lấy khu vực thuận lợi để bù đắp cho các khu vực khác, như dịch vụ, nông nghiệp tăng trưởng tốt thì đỡ cho khu vực chế tạo, công nghiệp xây dựng…

Cùng với đó, thúc đẩy giải vốn đầu tư công cũng cần được các bộ, ngành địa phương quan tâm. “Đây cũng là vấn đề then chốt động lực về đầu tư cho tăng trưởng kinh tế cả nước”, Thứ trưởng Phương nêu rõ.

Đáng chú ý, phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ cần tháo gỡ ngay từ cấp cơ sở, phải chủ động triển khai các giải pháp ngay tại địa phương. Theo đó, các tỉnh, thành cũng nên thành lập các tổ công tác đặc biệt như vậy có thể giải quyết ngay những vướng mắc tại địa phương để mở rộng sản xuất kinh doanh. Có như vậy thì mới có thể tăng trưởng ở những quý tiếp theo.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà, Ngân hàng Nhà nước cũng đã bám sát thị trường, chủ động giảm các mức lãi suất điều hành và lãi suất cho vay được ưu tiên. Hiện, cơ bản lãi suất điều hành, lãi suất chủ chốt thị trường đã được giảm với mục tiêu là hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, không chủ quan với lạm phát.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, Chính phủ đã phân tích rõ các nguyên nhân, những khó khăn và hạn chế cần khắc phục. Sắp tới bên cạnh việc chỉ đạo khẩn trương và quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, phát huy tối đa động lực tăng trưởng quan trọng này, Chính phủ cần ban hành và triển khai thực hiện một số giải pháp mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp và các ngành đầu tư.

“Dự báo kinh tế quý II/2023 sẽ tăng trưởng cao hơn nhiều so với quý I/2023, tạo nền tảng bứt phá trong nửa cuối của năm, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023 trên 6%”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm nhận định.

Thúy Hiền (TTXVN)

Cùng chủ đề

Tại sao phải học thêm, tại sao phải dạy thêm?

Tại sao phải học thêm? Tại sao phải dạy thêm? Làm thế nào để phần lớn học sinh không cần học thêm?..., theo bạn đọc Báo Thanh Niên, là những câu hỏi cần được trả lời trước khi bàn đến việc quản lý...

Lý do đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không kéo dài đến Cà Mau?

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội để giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ và đề nghị sửa đổi, bổ sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Chính phủ cho biết, với mục tiêu phát...

Bộ trưởng Tài chính: Quản lý doanh nghiệp nhà nước, lương thưởng theo barem thì không có người tài

Người đại diện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nên cần có cơ chế quản lý, đánh giá gắn chế độ đãi ngộ phù hợp. Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh: Quốc hội Chiều 29-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi), đề nghị cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp.  Theo đại...

Việt Nam có thêm 2 món ăn bước vào bản đồ ẩm thực thế giới

Chuyên trang ẩm thực nổi tiếng TasteAtlas vừa bình chọn hai món ăn nổi tiếng của Việt Nam vào danh sách 100 món ăn từ động vật giáp xác ngon nhất thế giới. Sự kết hợp tài tình các nguyên liệu đã tạo nên hương vị hấp dẫn của bún riêu và miến xào cua, khiến TasteAtlas đưa hai món ăn này của Việt Nam vào bản đồ ẩm thực thế giới. Bún riêu Bún riêu là món ăn truyền thống của Việt...

Liệu vàng có tiếp tục tăng?

Dự báo giá vàng ngày mai 30/11/2024: Sau phiên giảm giá mạnh, liệu giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn trong nước có tiếp tục hồi phục và tăng nhẹ không? Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI -...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Loạt món tráng miệng Việt Nam vào top ngon nhất Đông Nam Á

Danh sách 100 món tráng miệng ngon nhất Đông Nam Á do TasteAtlas bình chọn giới thiệu với thực khách thế giới loạt món ngon xuất xứ Việt Nam. Chè ba màu là món ăn Việt Nam đầy màu sắc thuộc thể loại món tráng miệng kiểu đồ uống nhưng lại có độ đặc. Món này có thể bao gồm xôi, trân châu, hạt sen, đậu ngọt, hạt dẻ nước hoặc thạch... Chè ba màu là món tráng miệng phổ biến ẢNH: PN...

Toàn cảnh tuyến đường gần 750 tỷ đồng ở Hà Nội dự kiến thông xe cuối năm nay

(VTC News) - Sau gần 2 năm triển khai, dự án đường Lê Quang Đạo kéo dài kết nối hai quận phía Tây Nam Hà Nội đạt hơn 80% tiến độ, dự kiến về đích cuối năm 2024. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài đoạn từ Đại lộ Thăng Long (quận Nam Từ Liêm) đến vị trí ranh giới với khu đô thị Dương Nội (quận Hà Đông) khởi công đầu năm 2023. Công...
09:00:16

Cổ vật bằng vàng của người Champa

Các nhà khảo cổ học đã tìm ra nhiều dấu tích về khai thác vàng của người Champa xưa. Những mỏ vàng ở Trung Bộ trước đây thuộc sở hữu của vương quốc Champa đã từng cung cấp một khối lượng lớn vàng đáp ứng cho các vương triều của họ. Vùng đất Quảng Nam từng là kinh đô, thánh địa của người Champa với những di tích nổi tiếng như Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương... Nơi đây từng...

“Mắt thần” miền Trung dưới chân đỉnh Hải Vân

(Dân trí) - Sơn Chà hay Hòn Chảo là một đảo nhỏ, hoang sơ nằm dưới chân đỉnh Hải Vân. Nơi đây có những người lính biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày đêm canh gác, bảo đảm chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Cách đất liền khoảng 10 hải lý, nhìn từ xa đảo Sơn Chà nổi lên tựa chiếc chảo úp nên còn được gọi là Hòn Chảo. Đảo rộng chừng 1,5km2 nhưng có đầy đủ địa...
11:22:22

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ truyền thống Việt Nam – Ấn Độ

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là một trong những nhà Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được mời thăm Ấn Độ sau khi Ấn Độ bầu cử Hạ viện và có Chính phủ nhiệm kỳ mới. Chinhphu.vn Nguồn:https://media.chinhphu.vn/video/lam-sau-sac-hon-nua-quan-he-truyen-thong-viet-nam-an-do-19323.htm

Bài đọc nhiều

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025. Có sự chuyển dịch về thị trường và chủng loại hồ tiêu xuất khẩu, Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại...

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

Sản phẩm sơ mi rơ moóc bị điều tra chống lẩn tránh thuế tại Canada

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam. Canada vừa khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc của Việt Nam. Vụ việc được điều tra theo Đạo luật các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA), dựa trên cáo buộc lẩn tránh thuế từ Việt Nam đối với...

Bảo Việt dành hơn 745 tỷ đồng chi trả cổ tức

Bảo Việt sẽ dành hơn 745 tỷ đồng chi trả cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024Tổng doanh thu hợp nhất sau 9 tháng đầu năm 2024 của Bảo Việt đạt 42.121 tỷ đồng, tương ứng gần 1,7 tỷ đô la Mỹ; lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất lần lượt đạt 1.964 tỷ đồng và 1.618 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 14,7% và 13,3% so với cùng kỳ. Tổng tài sản hợp nhất tại...

Cùng chuyên mục

Liệu vàng có tiếp tục tăng?

Dự báo giá vàng ngày mai 30/11/2024: Sau phiên giảm giá mạnh, liệu giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn trong nước có tiếp tục hồi phục và tăng nhẹ không? Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI -...

Tin Vay: Hành trình số hóa tài chính bằng công nghệ fintech

Sản phẩm cho vay Tin Vay của VietCredit đang “khởi động” và “bứt tốc” trên đường đua của hệ sinh thái dịch vụ tài chính tại Việt Nam, tự tin chinh phục khách hàng bằng sự nhanh chóng, thuận tiện, uy tín và công nghệ fintech hiện đại. Tầm nhìn, sứ mệnh của Tin Vay với thị trường và khách hàng Tin Vay là thương hiệu dịch vụ vay thuộc lĩnh vực cho vay kỹ thuật số của Công ty Tài...

“Đột kích” Vincom săn deal khủng, rinh quà đỉnh dịp Black Friday

Ngày hội mua sắm Black Friday đang bước vào cao điểm. Đây chính là cơ hội vàng để các tín đồ mua sắm thỏa sức săn deal “đỉnh nóc kịch trần” với những chương trình khuyến mãi hấp...

Hè 2025, Cebu Pacific sẽ nâng tần suất đường bay Manila – Đà Nẵng lên 2 chuyến/ngày

DNVN - Sau hơn 1 năm đưa vào khai thác, hãng hàng không Cebu Pacific (Philippines) đã nâng tần suất đường bay Manila – Đà Nẵng từ 3 chuyến/tuần tháng 12/2023 lên 1 chuyến/ngày hiện nay và sắp tới sẽ là 2 chuyến/ngày. ...

Hà Nội duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An

UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500. Địa điểm tại phường Quảng An, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Hà Nội duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết trục không gian trung tâm bán đảo Quảng AnUBND TP. Hà Nội đã phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán...

Mới nhất

Vì sao chó Bắc Hà được chọn làm linh vật Giải Taekwondo cảnh sát châu Á mở rộng 2024?

Bộ Công an họp báo thông tin về Giải Taekwondo cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 chiều 29-11. Trên 2.000 quan chức,...

Đánh học sinh lớp 6 bầm tím chân, cô giáo bị kỷ luật cảnh cáo

Cô giáo ở Quảng Nam đánh học sinh lớp 6 của mình chủ nhiệm bầm tím hai chân nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo. ...

Bệnh nhân cấp cứu vào BV Phạm Ngọc Thạch phải nằm dưới sàn truyền dịch, Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo gì?

Sau khi báo chí phản ánh về tình trạng nhiều bệnh nhân ở khoa cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) phải nằm ghép, bệnh nhân phải nằm dưới sàn để truyền dịch, sáng 29-11, Sở Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện...

Sở LĐTB&XH Nghệ An phối hợp với huyện Tương Dương tổ chức Ngày hội việc làm trên địa bàn huyện năm 2024.

(NADS) - Sáng ngày 29/11/2024 với hơn 2.000 lao động tham gia nhằm cung cấp thông tin về thị trường việc làm trong và ngoài nước, định hướng nghề nghiệp, cho học sinh và người lao động trên địa bàn huyện. ...

Luật Đầu tư công sửa đổi gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài

Các đại biểu tin rằng, việc sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng; đáng chú ý nhất là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương từ đó tháo gỡ được những ách tắc tồn tại trong thời gian dài. Chúng ta sắp kết thúc kế hoạch năm 2024...

Mới nhất