Trang chủDi sảnGiữ hồn kèn Chăm nơi Thánh địa

Giữ hồn kèn Chăm nơi Thánh địa

Gần mười năm nay, Thiên Thành Vũ là người giữ hồn kèn saranai, giữ văn hóa nghệ thuật Chăm giữa lòng Thánh địa. Ảnh: Giang Thanh
Gần mười năm nay, Thiên Thành Vũ là người giữ hồn kèn saranai, giữ văn hóa nghệ thuật Chăm giữa lòng Thánh địa. Ảnh: Giang Thanh
TP – Gần mười năm nay, tiếp nối người thầy của mình, nghệ nhân người Chăm Thiên Thành Vũ (sinh năm 1990, quê ở Ninh Thuận) ngày ngày miệt mài giữ tiếng kèn saranai vang vọng mãi giữa lòng Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Gạch nối thế hệ

Trong không gian tĩnh mịch giữa lòng Mỹ Sơn chỉ nghe tiếng bước chân người, thi thoảng có tiếng gió xào xạc, xa xa bỗng văng vẳng tới tiếng kèn réo rắt lúc trầm lúc bổng. Một nhóm du khách đứng quây quanh nhóm nghệ sĩ Chăm trong trang phục nổi bật trên nền những đền tháp rêu phong. Tiếng kèn độc tấu lảnh lót khoảng vài phút, sau đó tiếng trống, tiếng chiêng cùng hòa nhịp tạo nên bản hợp âm lôi cuốn.

Phần trình diễn kéo dài khoảng 20 phút đủ khiến đám đông lặng người trước điệu kèn saranai truyền thống của người nghệ sĩ Chăm – anh Thiên Thành Vũ. Ánh nắng hắt lên khuôn mặt ngăm đen với bộ râu rậm rạp. Vũ quấn khăn, túm gọn mái tóc dài, nom chững chạc như những bậc vai vế trong cộng đồng Chăm. Nếu không hỏi tuổi, chẳng ai nghĩ Vũ mới chỉ bước sang tuổi ba mươi.

Vũ là truyền nhân người Chăm duy nhất của nghệ sĩ dân gian Trượng Tốn – nghệ nhân Chăm đã gắn bó cả cuộc đời để giữ tiếng kèn saranai nơi Thánh địa Mỹ Sơn. Vũ như là gạch nối thế hệ, nối những bậc cao niên bỏ cả cuộc đời để gìn giữ vốn văn hóa nghệ thuật Chăm và lớp thanh niên Chăm của hiện tại.

Sinh ra trong một gia đình người Chăm có truyền thống nghệ thuật với nhiều đời làm nhạc cụ Chăm có tiếng ở Ninh Thuận, từ nhỏ, Thiên Thành Vũ đã lớn lên bên chiếc kèn saranai, trống paranưng, trống ginăng… Những loại nhạc cụ truyền thống ở làng Chăm Phước Hữu (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) chỉ dăm ba người biết chơi, toàn những người ở tuổi gần đất xa trời. 

Ông nội và ba là những người dìu dắt Vũ đến với nghệ thuật truyền thống. Năm 12 tuổi, Vũ biết thổi kèn saranai. Muốn thổi loại nhạc cụ này không phải dễ, Vũ dành 2 năm để học cách giữ cột hơi, mất 3 năm để thổi thành thạo. “Mình vẫn nhớ những lần tập kèn, mình phải đi bộ xa lắm, ra tận cánh đồng, tận gò cao, xa hẳn với làng để tập. Người Chăm quan niệm tiếng kèn, tiếng trống chỉ được vang lên trong làng vào những dịp lễ đặc biệt, còn ngày thường, nếu vang lên tiếng kèn, tiếng trống thì đó là điềm xấu”, Vũ kể lại.

Cái duyên tình cờ giúp Vũ gặp được thầy Trượng Tốn trong một lần ông đến Ninh Thuận để tìm người truyền nghề. Vũ theo thầy Tốn đến Mỹ Sơn để học thêm. Khi thầy mất, Vũ định khăn gói trở về quê hương, nhưng lời dặn của thầy cùng sự chân tình của BQL Di tích đã níu chân Vũ ở lại với đền tháp Mỹ Sơn. Từ đó đến nay đã ngót nghét mười năm, tiếng kèn saranai nơi Thánh địa Mỹ Sơn chưa bao giờ “đứt quãng”. Vũ giờ có thêm một đệ tử, một thanh niên Chăm 9x đời cuối tên Phú Bình Huyện.  

Mang hồn Chăm ra thế giới

Kèn saranai – loại nhạc cụ mà Vũ chơi thành thạo nhất (nếu không muốn nói là bậc thầy) – chính là nhạc cụ đặc trưng cho nghệ thuật Chăm. Cây kèn saranai bé chỉ dài khoảng 2 gang tay, trước kia, thân kèn được làm từ xương voi, sừng trâu, nhưng nay được thay thế bằng gỗ cây me cổ thụ. Kèn tượng trưng cho “nhân” với 3 phần: đầu, mình và chân; 7 lỗ trên kèn tượng trưng cho 7 lỗ trên đầu người (miệng, 2 mắt, 2 tai và 2 lỗ mũi). Âm sắc của saranai không hề sôi động, cảm tưởng lúc nào cũng buồn man mác giữa thinh không. Hỏi Vũ, cậu bảo vì tiếng kèn saranai tượng trưng cho sự gặp gỡ, kết nối của những linh hồn người đã khuất.

Kèn saranai không thế thiếu trong bất kì lễ hội quan trọng nào của người Chăm như Lễ hội đầu năm của người Chăm – Rija Nưga, Lễ hội Katê hay mừng đôi lứa trong ngày cưới… Song hành cùng kèn saranai là trống ginăng (được ví như trời), trống paranưng (được ví như đất). Ba loại nhạc cụ này đi với nhau tượng trưng cho thiên – địa – nhân hòa hợp.

Thanh âm tăk, tăm, tầm của trống paranưng hòa cùng những nhịp trống ginăng (tơk, ting, tik, cleng, clèng…) khỏe khoắn dưới sự dẫn dắt đầy mê hoặc của tiếng kèn saranai hòa nhịp cùng những vũ nữ múa điệu múa Chăm truyền thống là nét đặc trưng không thể trộn lẫn trong nền văn hóa Chăm. “Trống ginăng có 72 điệu, tiếng kèn saranai thổi theo 72 điệu trống này, mỗi nhịp trống là một điệu múa. Mỗi điệu lại dành riêng cho 1 vị thần. Những điệu này trước đây vốn chỉ được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Ngày bé, mình được học hết những điệu này từ ba. Ðến nay, thầy Tốn đã kí âm 72 điệu này để giữ mãi nghệ thuật Chăm từ đời này qua đời khác”, Vũ chia sẻ.  

Cái khó nhất của nghệ thuật thổi kèn saranai chính là kỹ thuật lấy hơi và giữ hơi bởi một điệu kèn saranai không bao giờ được phép đứt quãng. Thiên Thành Vũ phải mất 2 năm, Phú Bình Huyện mất 5 năm để học kỹ thuật đó. “Những người trẻ khi tập thổi saranai dễ bỏ cuộc nhất là ở giai đoạn này. Ðể thổi được kèn saranai phát ra tiếng thông thường thì dễ, nhưng để thổi được một hơi dài không đứt quãng cả dăm mười phút thì không hề dễ”, Vũ giải thích.

Hôm chúng tôi đến, có một vị khách Pháp đứng chờ rất lâu, chỉ để hỏi Vũ có thực sự thổi được một hơi dài như vậy bởi ở xứ ông cũng có loại kèn hình dạng như thế nhưng chẳng ai có thể thổi liên tục không dứt như vậy. Vũ nhiệt tình quay qua giải thích cho vị khách kia, rồi kể: “Nhiều khách đến đây hỏi mình vậy lắm. Họ không tin có thể thổi được hơi dài như thế. Chính sự quan tâm, yêu thích của du khách đã níu chân mình ở lại Mỹ Sơn vì mình muốn mang kèn saranai nói riêng và cả nghệ thuật Chăm nói chung đến với bạn bè trong nước và cả quốc tế. Ðể họ hiểu và yêu văn hóa của dân tộc mình. Ðể người trẻ Chăm có động lực học những văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Lúc còn ở quê, Vũ vẫn thường chỉ cho bạn bè, trẻ con trong làng thổi kèn saranai, chơi các loại nhạc cụ truyền thống. Cậu học trò của anh – Phú Bình Huyện trước khi ra Mỹ Sơn biểu diễn chuyên nghiệp cũng đi dạy nhạc cụ truyền thống cho những đứa trẻ Chăm ở khắp vùng Ninh Thuận. “Mình muốn những đứa trẻ Chăm được lớn lên bên cây kèn Chăm, trong điệu múa Chăm. Văn hóa của dân tộc mình phải do chính thế hệ sau học tập, gìn giữ và phát triển”, Vũ nói.

“Ngoài những di sản vật thể đang hiện hữu, Ban quản lý còn mong muốn giới thiệu cả những di sản phi vật thể, trong đó có sinh hoạt nghệ thuật và nghi lễ của người Chăm. Chúng tôi đã tìm vào Ninh Thuận để gặp gỡ và mời các nghệ nhân về làm việc tại Mỹ Sơn. Trong suốt thời gian qua, nhờ sự hợp tác của các nghệ nhân người Chăm như Thiên Thành Vũ, chúng tôi đã xây dựng nên một chương trình múa Chăm thường xuyên biểu diễn hằng ngày có 4 suất diễn trong nhà và 2 suất tại chân tháp để quảng bá, giới thiệu và bảo tồn văn hóa Chăm”, ông Phan Hộ – Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, cho biết.

Giữ hồn kèn Chăm nơi Thánh địa ảnh 1Cây kèn saranai – loại nhạc cụ đặc trưng trong văn hóa nghệ thuật Chăm. Ảnh: X.S
 
Nguồn: https://tienphong.vn/giu-hon-ken-cham-noi-thanh-dia-post1161572.tpo

Cùng chủ đề

Hành trình khẳng định vị thế

Từ khi thành lập vào năm 2009, với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp hàng đầu, Tập đoàn Ngân Tín đã không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ khi thành lập vào năm 2009, với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp hàng đầu, Tập đoàn Ngân Tín đã không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tập...

Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, với các nỗ lực của Chính phủ nhằm phát triển nền kinh tế và những nhiệm vụ trọng tâm, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có một năm 2025 phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng. "Chứng khoán Việt Nam năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng"Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, với các nỗ lực của Chính phủ nhằm...

Vì sao nhiều bệnh ung thư không thuộc ‘danh mục không cần giấy chuyển viện tuyến cuối’?

Có 62 bệnh, nhóm bệnh được đến thẳng tuyến cuối, không cần giấy chuyển viện và người bệnh được hưởng 100% bảo hiểm y tế. Nhưng vì sao nhiều bệnh ung thư khác không có trong danh mục này? ...

Tiếng kèn saranai ở Mỹ Sơn

Khu Di tích Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới năm 1999. Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng những tòa tháp Chăm cổ kính mà còn được thưởng thức những điệu kèn saranai độc đáo của người Chăm. Kèn saranai là một loại nhạc cụ truyền thống của người Chăm. Kèn saranai, trống paranưng và trống ghi năng là những nhạc cụ không thể thiếu trong các...

Khẩn trương trùng tu tháp Chăm cổ 1.000 năm tuổi

Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn vừa có văn bản khẩn gởi Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam để báo cáo về tình trạng nghiêng, lún và xuống cấp nghiêm trọng nhằm tháp B3 để có biện pháp xử lý, bảo vệ di tích. Theo ông Phan Hộ - Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn - hiện nay tháp B3 tại Khu Di tích Mỹ Sơn đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, thân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tận thấy người dân làng đào lớn nhất Hà Tĩnh tuốt lá, dưỡng nụ đón Xuân về

TPO - Những ngày này, người trồng hoa đào tại Hà Tĩnh đang tất bật tuốt lá, chăm cây để đào ra nở hoa đúng dịp Tết. TPO - Những ngày này, người trồng hoa đào tại Hà Tĩnh đang tất bật tuốt lá, chăm cây để đào ra nở hoa đúng dịp Tết. Làng đào lớn nhất Hà Tĩnh xuống lá đón Tết (Clip: Hoài Nam) Xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) được xem là...

Nông dân Hà Tĩnh lắp ‘mắt thần’ bảo vệ Mai vàng đón Tết

TPO - Để cây mai vàng nở đúng dịp Tết Nguyên đán, búp đều, đẹp, nông dân Hà Tĩnh đã sớm tuốt lá, bổ sung dinh dưỡng cho cây và lắp camera giám sát để tránh bị kẻ gian phá hoại. Những ngày này, người dân “thủ phủ” trồng mai vàng xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh (Hà Tinh) đang tất bật chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng cho cây nhằm giúp cây mai bung nở đẹp nhất vào...

Những điểm du lịch tuyệt vời nhất thế giới năm 2025

TPO - Theo gợi ý của CNN Travel, năm 2025 du khách có thể lựa chọn những điểm đến tuyệt vời nhất thế giới như Nhật Bản, Đức, Nam Phi hay Greenland... TPO - Theo gợi ý của CNN Travel, năm 2025 du khách có thể lựa chọn những điểm đến tuyệt vời nhất thế giới như Nhật Bản, Đức, Nam Phi hay Greenland... Vào mùa xuân năm nay, khi hoa anh...

Nhà hàng trong trung tâm thương mại quá tải, khách xếp hàng dài chờ đến lượt

TPO - Các trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm TPHCM đông nghịt khi người dân đổ vào vui chơi dịp Tết dương lịch 2025. Nhiều hàng ăn quá tải, khách xếp hàng dài bên ngoài và chờ đợi khá lâu mới có chỗ ngồi để nghỉ chân, ăn uống. 01/01/2025 | 18:00 ...

Người dân Hà Nội thảnh thơi dạo chơi, ngắm cảnh trong ngày đầu năm mới

TPO - Hôm nay 1/1 - ngày đầu tiên của năm mới 2025, các con đường, tuyến phố của Hà Nội vắng vẻ hơn ngày thường, người dân thảnh thơi uống cà phê, đến các địa điểm check-in và tận hưởng ngày nghỉ Tết Dương lịch. Sáng 1/1/2025, phố phường Hà Nội yên bình, người dân Thủ đô thư thái đi dạo phố trong ngày đầu năm mới. Thay vì đến các địa điểm du lịch xa xôi, nhiều người dân...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện dấu tích đô thị cổ tại Hội An thế kỷ 17

Sau hai đợt khai quật tại một số điểm trong khu phố cổ Hội An, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích của đô thị cổ Hội An thế kỷ 17. Các nhà khoa học đã phát hiện sâu dưới lòng đất là một lớp gốm sứ thế kỷ 17 với mật độ dày đặc, trong đó có gốm sứ Hizen - Nhật Bản thuộc nửa đầu thế kỷ 17 cùng...

Phố cổ Hội An – Vẻ đẹp ngưng đọng thời gian

Ngày 4/12/1999, UNESCO đã ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí: là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo. Phố cổ Hội An - một điểm đến...

Hội An vào danh sách 13 điểm tuyệt vời nhất thế giới để đi du lịch trong tháng 7

Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó phố cổ Hội An của Việt Nam xếp vị trí thứ 7. Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó có Hội An của Việt Nam. Theo Time Out, tháng Bảy là tháng...

Quần thể danh thắng Tràng An – Hành trình 10 năm ghi danh di sản thế giới

Một thập niên được ghi danh là di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành nguồn lực, trụ cột và động lực quan trọng trong xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế, đưa Ninh Bình phát triển bền vững. Đến nay, Quần thể danh thắng Tràng An đã có thêm sứ mệnh mới trở thành "trái tim" của “Đô thị di sản thiên...

Cùng chuyên mục

Tiếng kèn saranai ở Mỹ Sơn

Khu Di tích Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới năm 1999. Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng những tòa tháp Chăm cổ kính mà còn được thưởng thức những điệu kèn saranai độc đáo của người Chăm. Kèn saranai là một loại nhạc cụ truyền thống của người Chăm. Kèn saranai, trống paranưng và trống ghi năng là những nhạc cụ không thể thiếu trong các...

Khẩn trương trùng tu tháp Chăm cổ 1.000 năm tuổi

Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn vừa có văn bản khẩn gởi Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam để báo cáo về tình trạng nghiêng, lún và xuống cấp nghiêm trọng nhằm tháp B3 để có biện pháp xử lý, bảo vệ di tích. Theo ông Phan Hộ - Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn - hiện nay tháp B3 tại Khu Di tích Mỹ Sơn đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, thân...

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ 9 Bảo vật Quốc gia

Các bảo vật tại đây gồm Đài thờ Trà Kiệu; Đài thờ Mỹ Sơn E1; Tượng bồ tát Tara; Đài thờ Đồng Dương; Tượng thần Ganesha; Tượng Gajasimha; phù điêu Apsara; Tượng thần Shiva, phù điêu Đản sinh Brahma. Bảo tàng Điêu khắc Chăm tại thành phố Đà Nẵng đang lưu giữ, trưng bày 9 Bảo vật Quốc gia, trong đó có 3 hiện vật vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia trong năm...

‘Đêm Mỹ Sơn huyền thoại’: Phô diễn tinh hoa văn hóa Champa

Đêm Mỹ Sơn huyền thoại diễn ra tại thung lũng Mỹ Sơn là chương trình nghệ thuật đặc sắc phô diễn tinh hoa văn hóa Champa . Đêm Mỹ Sơn huyền thoại cũng là sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ hứa hẹn mang đến cho du khách trong và ngoài nước nhiều điều bất ngờ, thú vị. Đêm Mỹ Sơn huyền thoại hứa hẹn là sản phẩm mới thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước Sân khấu là đền tháp, đền...

Trùng tu tháp Chăm Mỹ Sơn góp phần mở rộng không gian du lịch cho di sản

Sau 6 năm triển khai, dự án bảo tồn, trùng tu 3 nhóm tháp A, H, K Mỹ Sơn (Duy Xuyên) đã kết thúc, mở ra cơ hội mới trong chặng đường hồi sinh các công trình kiến trúc nơi đây.   Diện mạo mới Triển khai năm 2017, dự án bảo tồn khu đền tháp Mỹ Sơn do Chính phủ Ấn Độ tài trợ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tại 2 nhóm tháp K, H quá trình...

Mới nhất

Trùng tu tháp Chăm Mỹ Sơn góp phần mở rộng không gian du lịch cho di sản

Sau 6 năm triển khai, dự án bảo tồn, trùng tu 3 nhóm tháp A, H, K Mỹ Sơn (Duy Xuyên) đã kết thúc, mở ra cơ hội mới trong chặng đường hồi sinh các công trình kiến trúc nơi đây.   Diện mạo mới Triển khai năm 2017, dự án bảo tồn khu đền tháp Mỹ Sơn do Chính phủ...

Sẽ nâng hạng thị trường, đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào giao dịch chứng khoán

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng cho ngành chứng khoán trong năm 2025. Trong đó có việc thúc đẩy nâng hạng từ cận biên lên mới nổi và đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào giao dịch. ...

Những người đánh thức Mỹ Sơn: Khám phá thánh địa trong rừng thẳm

Để có một Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa nhân loại như hôm nay, nhiều người trong và ngoài nước bằng vị trí và công việc của mình đã góp công sức khám phá, gìn giữ, bảo vệ di tích. Cách đây hơn 100 năm, chỉ khi H.Parmentier, kiến trúc sư kiêm nhà...

Cận cảnh 3 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Ba hiện vật độc bản, phản ánh giá trị đặc sắc của nền nghệ thuật tôn giáo Champa trưng bày tại Bảo tàng Chăm Đà Nẵng được công nhận bảo vật quốc gia. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định công nhận 29 bảo vật quốc gia, trong đó TP Đà Nẵng có 3 bảo vật. Đầu tiên...

Đã tìm ra con đường người Chăm xưa đi vào Mỹ Sơn

Sau một tháng triển khai, dự án thăm dò khai quật khảo cổ học khu vực phía Đông tháp K khu di tích Mỹ Sơn (xã Duy Phú, Duy Xuyên) đã phát lộ nhiều thông tin quý giá, càng khẳng định lòng đất Mỹ Sơn vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã. Ngày 1/3/2024, dự án thăm dò...

Mới nhất