Trang chủDi sảnGiữ hồn cho đô thị cổ Hội An

Giữ hồn cho đô thị cổ Hội An

Với đặc thù là di tích sống, là nơi cư trú, mưu sinh của con người bao đời, những ngôi nhà cổ được ví như “linh hồn” của Di sản thế giới Phố cổ Hội An. Thế nhưng đô thị cổ Hội An đang phải đối mặt với nguy cơ đánh mất hồn cốt, giá trị chân thực, khi nhiều chủ sở hữu bán nhà cổ.

Chỉ 30% nhà cổ Hội An của người Hội An

Ngôi nhà cổ của bà Trần Thị Minh Thúy ở đường Nguyễn Thái Học thuộc khu phố cổ – vùng lõi của Di sản thế giới Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam). Thời điểm trước dịch Covid-19, dù ngôi nhà được trả giá hơn 40 tỷ đồng nhưng gia đình bà nhất quyết không bán do đã gắn bó nhiều đời với nơi này và “để lại làm nhà thờ”. Tuy nhiên, trường hợp như gia đình bà Thúy không nhiều. Riêng đoạn đường Nguyễn Thái Học, hầu hết nhà cổ đã sang nhượng từ lâu và chỉ còn cho thuê kinh doanh. “Chỉ còn hai nhà sinh sống ở đây. Hàng xóm chuyển đi hết cũng buồn”, bà Thúy chia sẻ.

Một ngôi nhà trên đường Trần Phú, khu phố cổ Hội An, được rao bán với giá 34 tỷ đồng - Nguồn: batdongsan.com.vn
Một ngôi nhà trên đường Trần Phú, khu phố cổ Hội An, được rao bán với giá 34 tỷ đồng. Nguồn: batdongsan.com.vn

Phố cổ Hội An có hơn 1.000 công trình kiến trúc cổ san sát nhau, tạo thành quần thể kiến trúc độc đáo, hài hòa từ cảnh quan, không gian đô thị đến từng công trình riêng lẻ. Trong số đó, chỉ khoảng 10% thuộc diện Nhà nước quản lý (gần 100 ngôi nhà); 20% do tập thể sở hữu, gồm nhà thờ tộc và hội quán, nhà lưu niệm dòng họ; 70% còn lại thuộc sở hữu tư nhân. Đáng chú ý, trước đây những ngôi nhà cổ thuộc sở hữu tư nhân hầu hết là của người dân Hội An thì nay chỉ 30% trong số đó của người Hội An, 30% chủ sở hữu là người Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… 40% của người Hội An nhưng cho người nơi khác thuê.

Dạo quanh phố cổ Hội An không khó để bắt gặp những tấm biển đăng bán nhà, nhất là sau dịch Covid-19, công việc kinh doanh gặp khó khăn, nhiều đoạn phố vắng tanh. Trên các trang web bất động sản, nhiều ngôi nhà trong phố cổ Hội An được rao bán với giá dao động từ 15 – 60 tỷ đồng.

Báo cáo Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục trong cuộc làm việc mới đây, Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn cho biết, việc thay đổi chủ sở hữu những ngôi nhà trong khu phố cổ “đang là nỗi lo rất lớn của Hội An”, “có nguy cơ làm mất đi hồn cốt của phố cổ”. Ông Nguyễn Văn Sơn giải thích: ngôi nhà cổ của Hội An vốn có 3 chức năng là thờ cúng, ở và buôn bán, thì nay chỉ còn chức năng buôn bán, 8 – 9 giờ sáng mở cửa, 9 – 10 giờ tối đóng cửa. Hơn thế, người nơi khác đến mua nhà ở phố cổ Hội An chủ yếu phục vụ mục đích kinh doanh nên tìm cách sửa chữa, cải tạo…

“Đối với người Hội An, họ ý thức rất cao trách nhiệm gìn giữ ngôi nhà cha ông để lại, nhưng chuyển sở hữu cho người khác, trách nhiệm ấy giảm bớt, thậm chí có xung đột giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế, thay đổi kiến trúc ngôi nhà”, ông Nguyễn Văn Sơn nói.

Có chính sách rõ ràng hơn với chủ di sản

Không phải bây giờ mới có hiện tượng chuyển nhượng sở hữu những ngôi nhà trong khu phố cổ Hội An. Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An Phạm Phú Ngọc cho biết, các ngôi nhà trong phố cổ như hàng hóa bình thường, được mua bán, chuyển nhượng, không có quy định nào cấm hay không cho phép cả. Theo thống kê, có những năm có đến 40 – 50 ngôi nhà cổ được mua bán, chuyển nhượng, đặc biệt là các ngôi nhà thuộc sở hữu tộc họ.

Năm 1999, Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản thế giới theo 2 tiêu chí: là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

Sự thay đổi chủ sở hữu có thể làm biến đổi chức năng, cấu trúc, không gian nhà cổ, ảnh hưởng đến sự bảo tồn toàn vẹn chung của khu phố cổ. Lãnh đạo thành phố Hội An nhận thức rất rõ điều này, nhưng nhìn đâu cũng khó. “Chúng tôi rất muốn mua lại nhà cổ. Nhiều ngôi nhà có giá trị đặc biệt, bị bán đi tiếc lắm, nhưng không có cơ chế để mua lại, cũng không có nguồn lực”, Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn chia sẻ.

Hội An đang nghiên cứu xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới đô thị cổ Hội An, trong đó có tính đến giải pháp đưa người Hội An trở lại phố cổ, như tạo nguồn quỹ bảo tồn di sản để mua lại nhà cổ và cho người dân thuê ở, hạn chế biến nhà cổ thành điểm phục vụ kiếm tiền, làm biến dạng di sản. Về lâu dài, theo ông Nguyễn Văn Sơn, cần có chính sách rõ ràng hơn đối với chủ di sản. “Ở trong phố cổ người dân đã phải hy sinh, không được cải tạo làm nhà cao tầng, không được sửa chữa đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại, nhưng thuế vẫn đóng đủ, thậm chí cao hơn… Đối xử với nhà cổ như ngôi nhà bình thường, người ta sẽ bán hết”.

Nhấn mạnh, việc chuyển sở hữu nhà cổ Hội An “rất nguy hiểm” vì sẽ làm mất đi phần hồn và giá trị chân thực của di sản thế giới này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Bùi Hoài Sơn cho rằng, sắp tới khi sửa Luật Di sản văn hóa, hoặc các chính sách liên quan như thuế, phí, đất đai… “cần nghiên cứu có cơ chế phù hợp để cộng đồng địa phương thực sự là chủ nhân của di sản”.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/giu-hon-cho-do-thi-co-hoi-an-post336728.html

Cùng chủ đề

Cột cờ Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan

Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan. Sau khi nhận bàn giao khu vực này từ Bộ Quốc phòng, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội thực hiện các tour tham quan kết nối từ Cột cờ đến các di tích khác của Hoàng thành Thăng Long.  Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến...

Lập khu công nghiệp y – dược ở TP.HCM, người dân được gì?

Năm 2024, TP.HCM đã phê duyệt "Đề án phát triển công nghiệp dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Theo quy hoạch, khu công nghiệp chuyên ngành y - dược được đặt tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 (huyện Bình Chánh, TP.HCM) với diện tích 338ha. ...

Người “chắp cánh” thương hiệu chè Shan tuyết vươn tầm thế giới

Năm 2019, sản phẩm chè hữu cơ Bắc Hà do Hợp tác xã (HTX) Chè Bản Liền, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sản xuất được Hội đồng OCOP Trung ương cấp chứng nhận đạt OCOP hạng 5 sao. Nhờ đó đến nay, 90% sản lượng chè của HTX đã được xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… với giá bán 100- 120 USD/kg. 5 năm qua, HTX đã giúp hàng trăm hộ...

Hoàng thành Thăng Long – Điểm đến di sản hấp dẫn

Với nhiều chương trình tham quan hấp dẫn, Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long trở thành điểm đến khó có thể bỏ lỡ của du khách trong hành trình khám phá Hà Nội, đặc biệt là trong mùa hè này. Không gian trưng bày quạt tại Hoàng thành Thăng Long sẽ khai mạc ngày 1-6. Ảnh: Vũ Hải Trải nghiệm hoàng cung xưa Nhiều năm nay, Hoàng thành Thăng Long thường xuyên tổ chức các chương trình, hoạt động tái hiện...

4 hiện vật của nhiều thời vua vừa được công nhận là bảo vật quốc gia

TP Huế hiện có 40 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, 4 bảo vật quốc gia vừa được công nhận là chuông Ngọ Môn, phù điêu bằng đá thời Minh Mạng, cặp tượng rồng thời Thiệu Trị và ngai hoàng đế Duy Tân.   Tượng rồng bằng đồng triều Nguyễn vừa được công nhận là bảo vật quốc gia - Ảnh: NHẬT LINH Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietnam Airlines tiếp tục nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025

Đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines thuê thêm 3 máy bay Airbus A320 trong thời gian từ ngày 13/1 đến 12/2/2025. Các máy bay này được bàn giao cho Vietnam Airlines theo hình thức thuê ướt (bao gồm tổ bay), trong đó 2 máy bay hạ cánh tại Tân Sơn Nhất chiều 10.1 và 1 chiếc sẽ hạ cánh ngày 13.1.2025. Vietnam Airlines vừa triển khai thuê thêm 2 máy bay...

Đưa Quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn

Ngày 10.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 821/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động, tỉnh Ninh Bình. Theo phê duyệt, quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động thuộc phạm vi của Di sản...

Công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024). Cụ thể, 33 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13 gồm: 1- Đàn đá Đắk Sơn, niên đại: khoảng 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Nông. 2- Chõ gốm, niên đại: văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.500 - 2.000 năm cách ngày nay);...

Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Chiều 3.1, UBND huyện Hiệp Hòa đã tổ chức buổi họp báo thông tin về việc tổ chức sự kiện Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ xây dựng, công nhận huyện Hiệp Hòa đạt tiêu chí Đô thị loại IV; đón nhận Giấy chứng nhận Lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai,… Chủ trì buổi họp báo có đồng chí Nguyễn Anh Phương – Phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh Bắc Giang, đồng chí Phạm...

Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025

Ngay từ những ngày đầu năm 2025, Agribank đã tung ra gói tín dụng ưu đãi khủng trị giá 110.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân. Đây là bước đi chiến lược nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Ưu đãi lãi suất cho vay...

Bài đọc nhiều

Phát hiện nhiều hiện vật quý qua khai quật khảo cổ học tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia thuộc Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều hiện vật, di vật quý.   Hiện trường khai quật khảo cổ học con đường Hoàng Gia ở Di sản thế giới Thành nhà Hồ - Ảnh Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ cung cấp Sáng 23-7, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành...

Thương cảng Hội An: Nhìn từ lịch sử huy hoàng

Hội An - viên ngọc quý của văn hóa Việt, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế. (PLVN) - Hội An - đô thị cổ ven biển Quảng Nam vẫn luôn là tâm điểm của rất nhiều sự quan tâm, chú ý, bảo tồn của người Việt và dư luận toàn cầu. Có một thời, đô thị nhỏ bé này từng là một thương cảng lẫy lừng, đóng vai trò cực kì quan trọng trong giao thương khu...

Giữ ‘trái tim’ di sản và du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng

Sáng 30.6, hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững" do UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO của VN, Bộ VH-TT-DL tổ chức tại TP.Đồng Hới. Hội thảo có sự tham gia của đại diện UNESCO, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, các tổ chức quốc tế trong lĩnh...

Tìm hiểu về khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn được số hóa bằng công nghệ thực tế ảo

Ngày 20/10, Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Công ty Cổ phần Giải pháp Chuyển đổi số (VR360) là đơn vị thành viên của Bizverse phối hợp xây dựng website thực tế ảo VR360 chi tiết cho Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.   Bizverse là một thế giới Metaverse (thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số) và Digital Twin (bản sao kỹ...

Di sản thiên nhiên thế giới “tuyệt phẩm”: Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Vịnh Lan Hạ trên đảo Cát Bà. (PLVN) - Trước xu thế liên kết vùng, hợp tác cùng phát triển, việc đệ trình UNESCO thành công Hồ sơ đề cử Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là một trong những dấu mốc quan trọng khẳng định sự phối hợp hiệu quả, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.  Nếu được ghi danh, Vịnh Hạ...

Cùng chuyên mục

Cột cờ Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan

Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan. Sau khi nhận bàn giao khu vực này từ Bộ Quốc phòng, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội thực hiện các tour tham quan kết nối từ Cột cờ đến các di tích khác của Hoàng thành Thăng Long.  Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến...

Hoàng thành Thăng Long – Điểm đến di sản hấp dẫn

Với nhiều chương trình tham quan hấp dẫn, Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long trở thành điểm đến khó có thể bỏ lỡ của du khách trong hành trình khám phá Hà Nội, đặc biệt là trong mùa hè này. Không gian trưng bày quạt tại Hoàng thành Thăng Long sẽ khai mạc ngày 1-6. Ảnh: Vũ Hải Trải nghiệm hoàng cung xưa Nhiều năm nay, Hoàng thành Thăng Long thường xuyên tổ chức các chương trình, hoạt động tái hiện...

4 hiện vật của nhiều thời vua vừa được công nhận là bảo vật quốc gia

TP Huế hiện có 40 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, 4 bảo vật quốc gia vừa được công nhận là chuông Ngọ Môn, phù điêu bằng đá thời Minh Mạng, cặp tượng rồng thời Thiệu Trị và ngai hoàng đế Duy Tân.   Tượng rồng bằng đồng triều Nguyễn vừa được công nhận là bảo vật quốc gia - Ảnh: NHẬT LINH Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận 33 bảo vật quốc gia,...

Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận bảo vật quốc gia

Trong số 29 bảo vật quốc gia vừa được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận có bảo vật Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ. Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận bảo vật quốc gia - Ảnh: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Hoàng thành Thăng Long có bốn bảo vật quốc gia đợt này Thẻ bài hiện được lưu...

3 bảo vật quốc gia đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long, có bảo vật nghìn năm

3 bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long đều là những bảo vật vô giá, chứa đựng trong mình những câu chuyện, thông điệp thiêng liêng từ quá khứ. Trong số này có đầu phượng thời Lý nghìn tuổi. Trong số 33 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đợt 13, có 3 bảo vật được lưu giữ trong khu Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội: Sưu...

Mới nhất

Trải nghiệm nghề nghiệp để chọn nguyện vọng

Thay vì phụ thuộc vào điểm số thi cử và lựa chọn học những ngành theo xu hướng, nhiều học sinh THPT chủ động tìm kiếm cơ...

3 bảo vật quốc gia đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long, có bảo vật nghìn năm

3 bảo vật quốc gia tại Hoàng thành Thăng Long đều là những bảo vật vô giá, chứa đựng trong mình những câu chuyện, thông điệp thiêng liêng từ quá khứ. Trong số này có đầu phượng thời Lý nghìn tuổi. Trong số 33 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận đợt 13, có...

HLV Kim Sang Sik về Hàn Quốc, hẹn ăn Tết ở Việt Nam

Sau khi cùng tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024, HLV Kim Sang Sik về Hàn Quốc nghỉ phép, có thể trở lại Hà Nội vào dịp Tết Nguyên đán. Ngày 10/1, HLV Kim Sang Sik trở về Hàn Quốc nghỉ phép. Nhà cầm quân sinh năm 1976 cho biết ông đã 3-4 tháng chưa về thăm gia đình,...

Bảo tồn di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tiến hành kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào DTTS Chăm,...

Nghị quyết 57 tạo bước ngoặt để Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên số

Theo chuyên gia Đào Trung Thành, Nghị quyết 57 giúp Việt Nam không chỉ bắt kịp, mà còn có thể vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở khu vực Đông Nam Á, thậm chí xa hơn. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi...

Mới nhất