Trang chủDestinationsĐắk LắkGiữ hồn bến nước - Báo Đắk Lắk điện tử

Giữ hồn bến nước – Báo Đắk Lắk điện tử


15:22, 26/06/2023

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, dân tộc học đã chỉ ra không gian văn hóa Tây Nguyên chính là rừng và làng, thiếu một trong hai yếu tố cơ bản này không gian văn hóa Tây Nguyên sẽ rạn nứt.

Rừng, ai cũng hiểu đó chính là đại ngàn, nơi có thảm thực vật và động vật, có sông, suối, ao hồ; làng là nơi quần cư của một nhóm hộ gia đình cùng thị tộc (hoặc bào tộc theo cách ghi nhận của một nhà dân tộc học người Pháp từng nghiên cứu về tộc người Êđê). Rừng và làng vừa tách rời nhau vừa tồn tại trong nhau, làng ở trong rừng và rừng hiện diện trong làng qua các vật thể được khai thác, chế tác… từ rừng. Với đồng bào Êđê (cũng như các dân tộc bản địa khác ở Tây Nguyên), trong không gian văn hóa riêng có của họ thì bến nước là một thành tố hiện hữu quan trọng, không chỉ trong đời sống thực dụng mà cả trong chiều sâu văn hóa, tâm linh.

Dấu gạch nối giữa rừng và buôn làng

Khác với những thành tố văn hóa vật thể khác như nhà dài (hoặc nhà rông phía bắc Tây Nguyên), tượng nhà mồ, vật dụng sinh hoạt (gùi, xà gạc, ghế kpan…), bến nước là một thực thể mang tính nước đôi/phân lập. Bến nước không hẳn thuộc về làng, nó chỉ là điểm cuối gom nước tập trung vào một nơi chốn để con người sinh hoạt. Và nước thì luôn chảy từ những con suối xa tận trong rừng sâu. Tuy vậy, bến nước cũng không hẳn thuộc về rừng, nó sinh ra và gắn bó với rừng nhưng lại là nơi con người tạo dựng, sử dụng và bảo vệ.

Vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, tôi đã từng đi qua rất nhiều buôn làng của người Êđê, từ các huyện vùng sâu, vùng xa như Krông Bông, Lắk, Krông Năng… đến các huyện gần trung tâm như Krông Ana, Cư M’gar… Hình ảnh ghi nhận được là mỗi buôn làng Êđê đều có riêng ít nhất một bến nước, nước được dẫn từ suối sâu trong rừng nên đó là nguồn nước sạch, dùng để nuôi sống buôn làng. Cấu trúc của các bến nước khá giống nhau, đó là một vị trí quang đãng, thuận tiện nằm ở cuối các con suối. Tại đây, người ta sử dụng đất, đá, gỗ làm thành chiếc đập nhỏ ngăn dòng suối lại, nước của dòng suối bị chặn sẽ dâng lên rồi chảy vào các ống dẫn làm bằng những ống tre lồ ô có đường kính lớn. Nếu vì lý do nào đó mà nguồn nước chưa đảm bảo đủ độ trong, sạch, người ta sẽ làm thêm dàn ống nứa ngang mặt nước, hứng nước từ các ống tre rồi tiếp tục chảy xuống. Cách “vận hành” này rất thông minh bởi những vật thể lớn như cành cây, lá rụng trôi theo dòng nước sẽ bị các ống tre giữ lại, các vật thể nhỏ hơn cũng được các ống nứa ngăn lại hoặc rơi xuống, kết quả nguồn nước cuối cùng đảm bảo độ trong sạch cao nhất.





Bến nước là nguồn sống, điểm sinh hoạt chung của cộng đồng người dân tộc Êđê. Ảnh: Hữu Hùng

Nguồn sống và nơi giao lưu văn hóa cộng đồng

Trong đời sống đồng bào Êđê, bến nước là nguồn sống cơ bản. Bến nước là nơi người ta hứng và gùi về những giọt nước tinh sạch, thoáng khí dùng trong sinh hoạt như nấu nướng, chế biến thực phẩm. Chỉ nước lấy ở bến nước khi đổ vào các ghè rượu cần mới thì mới cho ra loại rượu ngon nhất, thấm đẫm “hồn rừng” nhất. Tôi còn nhớ, lần nào đó đi công tác, do đêm đã khuya, khi thưởng thức rượu cần chúng tôi đã phải dùng đến loại nước đóng chai. Rút cuộc, rượu cần, theo nhận xét của nhiều người, đã mất hẳn đi hương vị núi rừng.

Bến nước, trong cấu trúc văn hóa buôn làng còn là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các thành viên trong gia đình, cộng đồng. Mỗi buổi sáng tinh mơ hay buổi chiều sau ngày lên nương rẫy, con đường dẫn ra bến nước luôn rậm rịch bước chân già có, trẻ có, phụ nữ lẫn đàn ông, nam thanh nữ tú. Để rồi, sau đó, tốp năm, tốp ba cùng tắm giặt, chơi đùa dưới dòng nước mát lạnh. Sau một ngày sinh hoạt mệt nhọc, đây là giờ phút thư giãn, tất cả tùy vào tuổi tác, giới tính… cùng nhau trò chuyện rôm rả. Đề tài được mở ra bất tận, từ thời tiết đến mùa màng, từ việc chuẩn bị lễ cúng các thần linh đến chuyện tình cảm của các đôi trai gái mới lớn.

Là nguồn sống, điểm sinh hoạt chung của cộng đồng nên bến nước được người Êđê rất coi trọng và bảo vệ. Với họ, nguồn nước sạch không chỉ góp phần làm nên môi trường tốt, mang lại sức khỏe, che chở buôn làng tránh được bệnh tật, tai họa mà còn làm nên mùa màng bội thu, đem lại của cải, no ấm cho cả cộng đồng. Vì lẽ đó mà thần bến nước cũng như Lễ cúng bến nước là một trong những tín ngưỡng và thực hành nghi lễ văn hóa dân gian quan trọng trong đời sống của đồng bào Êđê.





Thiếu nữ Êđê bên bến nước. Ảnh: Hữu Hùng

Giữ hồn bến nước

Cuộc sống hiện đại luôn có xu hướng phai nhạt dần các yếu tố văn hóa truyền thống. Nhiều vùng nông thôn khi đã đô thị hóa thì ngay cả không gian sống của mỗi gia đình cũng bị thu hẹp huống hồ quỹ đất dành cho những “thiết chế” văn hóa như bến nước là điều rất khó. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều buôn làng giữ được, điển hình như bến nước buôn Ju ở xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) hay như bến nước Đăm Di ở buôn Sah A, xã Ea Tul (huyện Cư M’gar)… Một vài buôn làng, để giữ bến nước thích nghi với quá trình đô thị hóa đã xây dựng bến nước kiên cố bằng vật liệu bê tông, xi măng, gạch đá.

Muốn giữ được bến nước, ngoài việc lưu ý dành diện tích đất trong quá trình đô thị hóa thì điều quan trọng nữa là giữ được rừng đầu nguồn, nơi che chở, hình thành các mạch nước ngầm. Những năm gần đây, chính quyền địa phương ở nhiều nơi trong tỉnh đã thực sự quan tâm đến vấn đề này bằng các chủ trương như thu hồi diện tích đất quanh các bến nước nhằm mở rộng diện tích rừng đầu nguồn và đồng thời đầu tư, tôn tạo, phục dựng các bến nước. Thực sự đó là những tín hiệu tốt trong việc giữ gìn các bến nước như giữ gìn một phần hồn cốt văn hóa của đồng bào Êđê nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Triều Nguyễn





Source link

Cùng chủ đề

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái làm việc với Đoàn giám sát. Cùng dự buổi làm việc có đại diện các...

Phi công tiêm kích Su30-MK2 kể về màn khoan, thả đạn nhiễu

Tập trung cao độ, phi công điều khiển chiếc tiêm kích Su30-MK2 mang số hiệu 8591 tiến về phía khu vực lễ đài, bật tăng lực bay thẳng đứng thả 96 quả đạn nhiễu, đồng thời làm động tác khoan xoay nhiều vòng. ...

Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực hiện Đề án Giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục mầm non”. Hội thảo...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thành viên Ban Chỉ đạo. Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo và thảo luận, cho ý...

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tiếp Tư lệnh Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương

(ĐCSVN) - Đại tướng Nguyễn Tân Cương đề nghị thời gian tới, quân đội hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai các nội dung đã thống nhất, tập trung thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực: Trao đổi đoàn, đối thoại - tham vấn, đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, an ninh biển, quân y, hỗ trợ nhân đạo - cứu trợ thảm họa... Chiều 19/12,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổ chức Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024”

Sở Công Thương vừa triển khai Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương trình được tổ chức trên phạm vi toàn tỉnh, kết hợp giữa hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Theo đó, từ ngày 2/12/2024 đến ngày 31/12/2024, tất...

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Bài đọc nhiều

Thu hút đầu tư FDI: Vì sao vẫn khó?

08:03, 06/04/2023 Những năm gần đây, Đắk Lắk đã có nhiều đổi mới trong cách tiếp cận các nhà đầu tư, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thông qua hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, theo đánh giá, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng cũng như tiềm năng của tỉnh. Mở cửa đón nhà đầu tư Không chỉ dừng lại ở hoạt động tham quan, học hỏi các quốc...

“Mimosa từ đâu em tới?”

06:32, 21/05/2023 “Mimosa từ đâu em tới, mimosa vì sao em tới đất này. Đà Lạt đồi núi trập trùng, Đà Lạt trời mây nước mênh mông…”. Lời bài hát cứ ngân nga trong tôi mỗi dịp mimosa nở. Năm nay, mưa thuận gió hòa nên mimosa nở đẹp đến nao lòng. Cả Đà Lạt vàng rực, như “nàng sơn cước” lộng lẫy trong bộ váy áo vàng rực, quyến rũ lạ kỳ! Mimosa bên dinh Bảo Đại. Sự tích mimosa...

Nông dân “sầu” với sầu riêng

08:19, 23/05/2023 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang là mùa sầu riêng đậu trái. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn không khỏi lo lắng khi những trái sầu riêng non rụng hàng loạt, dự đoán một năm mất mùa. Nhiều ngày nay, gia đình bà Đinh Hồng Vị (xã Ea Dăh, huyện Krông Năng) như ngồi trên đống lửa khi phải thường xuyên đi nhặt quả sầu riêng non rụng hàng loạt dưới gốc. Bà Vị cho biết,...

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục đổi mới, giám sát đúng và trúng, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá...

18:25, 08/06/2023 Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 8/6 dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội xem xét Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024. Báo cáo trước Quốc hội về nội dung này, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, sáng 27/5/2023 Quốc hội...

Tọa đàm đề tài cấp Quốc gia “10 năm tích cực, chủ động hội nhập quốc tế của các địa phương”

18:11, 06/07/2023 Chiều 6/7, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị trực tuyến tọa đàm đề tài cấp Quốc gia "10 năm tích cực, chủ động hội nhập quốc tế (HNQT) của các địa phương". Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu Đắk Lắk có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh; Phó trưởng Ban, thành viên, thư ký Ban Chỉ đạo HNQT. Tại buổi tọa đàm, các đại...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức thực hiện giáo dục quyền con người tại cơ sở giáo dục mầm non

NDO - Giáo dục quyền con người là chìa khoá để góp phần nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền, bảo đảm mỗi cá nhân biết tự bảo vệ quyền của mình và biết tôn trọng phẩm giá, quyền và tự do của người khác; trong đó có cán bộ...

Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 quảng bá vẻ đẹp của Hà Nội

(Dân trí) - Trong MV "Hoàn Kiếm", Đinh Xuân Đạt hóa thân thành chàng trai trẻ từ phương xa đến, lang thang khắp phố phường, thu vào ống kính những hình ảnh đẹp, đầy tự hào của Hà Nội. Ngày 19/12, Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay, Hoàn Kiếm (sáng...

Chuyển 4 nạn nhân trong vụ cháy về Bệnh viện Bạch Mai điều trị

Theo thông tin từ Bệnh viện E, ngay cuối giờ sáng nay 19/12, Ban lãnh đạo Bệnh viện E cùng các chuyên gia trong lĩnh vực hồi sức chống độc đã hội chẩn và nhận thấy do tính chất phức...

Phẫu thuật thành công khối u 15kg cho bệnh nhân nữ

NDO - Các y, bác sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Kiên Giang đã phẫu thuật thành công lấy khối u buồng trứng nặng 15kg, đường kính khoảng 50cm ra khỏi cơ thể một bệnh nhân nữ. Ngày 19/12, tin từ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Kiên Giang cho biết, ê-kíp y, bác sĩ của bệnh...

Lợi nhuận của VRG năm 2024 ước đạt 4.450 tỷ đồng

(ĐCSVN) - Từ những kết quả sản xuất kinh doanh khả quan, năm 2025 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đặt mục tiêu doanh thu và thu nhập khác đạt 27.494 tỷ đồng, cao hơn 4,5% so với năm 2024. Đó là thông tin được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đưa ra tại...

Mới nhất