Trang chủDestinationsLai ChâuGiữ bản sắc văn hóa gắn với du lịch cộng đồng

Giữ bản sắc văn hóa gắn với du lịch cộng đồng


(BLC) – Hiện nay, khi trình độ dân trí được nâng lên, sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường ngày càng lan rộng vào các bản làng của cộng đồng các dân tộc tỉnh Lai Châu đã tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế cũng như nền văn hóa truyền thống của các dân tộc, trong đó có người Dao đầu bằng. Vì vậy, để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các sở, ngành, UBND huyện Tam Đường đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ. Đặc biệt, mô hình du lịch homestay kết hợp với trải nghiệm văn hóa người Dao cũng là một cách làm hiệu quả để quảng bá, đưa nét đẹp văn hóa của dân tộc mình đến du khách gần xa.

* “Giữ hồn” văn hóa dân tộc Dao

20

21

Chúng tôi về bản Rừng Ổi – Khèo Thầu tìm gặp ông Phàn Vần Chang – người được dân bản ví như là “kho tàng sống” của đồng bào dân tộc Dao. Mặc dù đã hẹn từ trước nhưng phải đợi rất lâu mới có dịp trò chuyện với ông. Bởi, lúc nào nhà ông cũng có người ra vào, người thì tìm đến ông nhờ xem ngày lành tháng tốt làm nhà, đặt tên cho con, người nhờ ông chỉ bảo các khâu chuẩn bị cho lễ cúng rừng, tết cơm mới… dù bận trăm công nghìn việc nhưng bà con nhờ ông đều sẵn lòng giúp đỡ.

22

Trong căn nhà khang trang, ông dành một góc riêng để cất giữ các cuốn sách được viết bằng chữ nôm Dao mà theo ông đây là di sản quý giá, cội nguồn dân tộc. Cầm trên tay những cuốn sách đã bạc màu theo thời gian ông kể cho chúng tôi nghe về giá trị của chữ nôm Dao. Chữ nôm Dao ra đời từ cách đây hàng nghìn năm, được xây dựng từ các ký tự Hán dùng để phiên âm và ghi lại tiếng nói của dân tộc. Người Dao trước kia dùng chữ nôm Dao trong học tập, ghi chép các bài hát dân ca, bài cúng, bài thuốc, câu đối, dạy con trẻ về lễ nghĩa, học nghề, di chúc, văn tự…

Vì vậy, với mong muốn hiểu được giá trị văn hóa của dân tộc Dao, ngay từ khi còn nhỏ ông đã theo các thầy cúng trong bản học chữ nôm Dao. Dù hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, ngoài những ngày theo mẹ lên nương khi có thời gian rảnh ông lại miệt mài học chữ nôm Dao. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, sau nhiều năm theo học đến năm 17 tuổi ông đã thấm nhuần tư tưởng đạo đức, giáo lý trong các cuốn sách cổ và thuộc lòng các bài cúng, bài hát dân ca truyền thống, các phong tục tập quán của dân tộc Dao. Đến năm 25 tuổi ông trở thành thầy cúng, được bà con tin tưởng giao trọng trách làm chủ các ngày lễ, hội của bản.

Bước sang tuổi 65, điều khiến ông luôn trăn trở, suy nghĩ và mong mỏi là mỗi người con dân tộc Dao đều phải biết nói tiếng Dao, biết đọc, biết viết chữ Dao, để hiểu được nguồn gốc của dân tộc mình. Nhưng hiện nay đa số các bạn trẻ, nhất là các bạn học sinh lại không học tiếng dân tộc mình nên chữ nôm Dao đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Hiểu được thực tế đó, gần chục năm nay ông vẫn cần mẫn, nỗ lực trong hành trình “hồi sinh” chữ nôm Dao, đưa bộ chữ truyền thống của dân tộc truyền lại cho thế hệ trẻ bằng cách mở lớp truyền dạy chữ nôm Dao.

24

Thời gian đầu cũng không mấy ai mặn mà học chữ nôm Dao nhưng không vì thế mà ông bỏ cuộc, trước hết ông vận động con cháu tham gia học, “tiếng lành đồn xa” đến nay ngôi nhà của ông lúc nào cũng vang vọng tiếng đọc bài, học chữ. Đến nay, ông đã mở được 3 lớp dạy chữ nôm Dao với hơn 100 học viên, chủ yếu từ 10- 40 tuổi. Trong quá trình dạy, các học viên không chỉ được học chữ viết mà còn được ông truyền dạy cả văn hóa truyền thống của dân tộc, đạo lý làm người, các bài cúng, bài hát và cách thức tổ chức các nghi lễ dân tộc như: lễ cấp sắc, lễ cúng ngày tết, ngày rằm…

Dù tuổi đã cao nhưng khi có thời gian rảnh rỗi ông Phàn Vần Chang lại ngồi sao chép lại những cuốn sách Dao cổ để dạy cho con cháu. Với ông, đó cũng là niềm vui được cống hiến sức mình để gìn giữ, lưu truyền nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Dao đầu bằng. 

25

Người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa, ngô, lạc và làm các ngành nghề thủ công truyền thống: nghề rèn, đan ghế mây, làm mũ lông đuôi ngựa… Trải qua thời gian, các nghề thủ công vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống, thu hút nhiều du khách đến tham quan tìm hiểu.

Với bản tính cần cù chịu khó, kỹ thuật khéo nên các sản phẩm từ nghề đan lát của người Dao đầu bằng phong phú nhiều loại và khá đẹp. Từ khi còn ở tuổi niên thiếu họ đã được tiếp xúc với kỹ thuật nghề đan lát qua những người lớn. Nguyên liệu dùng trong nghề đan lát của người Dao đầu bằng chủ yếu là mây, tre, nứa… Với từng loại nguyên liệu họ thường lựa thời gian sao cho cây nguyên liệu đó ở vào thời điểm tốt nhất tránh mối mọt. Các sản phẩm đan lát chủ yếu: ghế mây, mẹt, giỏ, giá, giỏ… là những loại dụng cụ, công cụ rất thiết yếu dùng hàng ngày trong đời sống.

Từ lâu, chiếc ghế mây đã trở nên thân quen với đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc Dao đầu bằng. Để tìm hiểu về kỹ thuật làm ghế mây, chúng tôi tới bản Tả Chải (xã Hồ Thầu), bản có 100% đồng bào dân tộc Dao. Ngày trước, đa số bà con làm ghế mây để phục vụ chủ yếu cho gia đình nhưng chục năm trở lại đây nghề làm ghế mây phát triển mạnh được nhiều khách hàng đặt tìm mua với giá trung bình từ 120.000 – 150.000 đồng/chiếc nên 60% số hộ trong bản gắn bó với nghề làm ghế mây vừa gìn giữ nét đẹp văn hóa vừa kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống.

26

Theo chia sẻ của bà con nơi đây, những chiếc ghế mây không chỉ có giá trị sử dụng lâu bền mà ẩn trong đó là nét đẹp văn hóa, thể hiện bàn tay tài hoa của những nghệ nhân. Để làm ra chiếc ghế mây ưng ý, đẹp có độ bền đòi hỏi người làm phải lựa chọn cây mây già (từ 2 năm trở lên). Mỗi công đoạn làm khung ghế, chân ghế và mặt ghế đều phải tỉ mỉ, cẩn thận, đúng kỹ thuật.

Tâm sự với chúng tôi, anh Tẩn A Lụ ở bản Tả Chải, xã Hồ Thầu cho biết: “Nghề làm ghế mây gắn bó với gia đình từ lâu đời nên từ khi còn bé được bố mẹ truyền dạy cách làm ghế mây. Ngày trước, làm ghế mây chủ yếu phục vụ cho gia đình, giờ đây bà con trong bản còn làm thêm đem xuống chợ bán. Thời gian làm nhiều ghế mây nhất vào tháng 11, 12 (âm lịch) lúc đó vào dịp tết nên rất đông khách hàng mua. Từ nghề làm ghế mây, gia đình tôi có thêm thu nhập trang trải cuộc sống”.

Trước kia trong các bản của người Dao đầu bằng thường có nhiều lò rèn vừa rèn công cụ sản xuất mới vừa để sửa chữa những công cụ đã bị hư hỏng. Để làm được các công cụ sản xuất thì nguyên liệu chủ yếu là sắt, thép; than củi do bà con tự làm từ việc đốt cây gỗ rồi đổ nước lã, sau đó đậy lá lấp đất ủ trong nhiều ngày. Ngoài việc tự rèn đúc để phục vụ cho gia đình nhưng nếu trong các bản ai có nhu cầu cần thì vẫn làm để bán. Khi khoa học kỹ thuật phát triển nghề rèn cũng mai một theo thời gian tuy nhiên đến bản Sì Thâu Chải, Rừng Ổi – Khèo Thầu vẫn còn 1-2 hộ gắn bó với nghề rèn, khi có thời gian nông nhàn lò rèn lại rực lửa, người thợ rèn cần mẫn rèn dao, cuốc… truyền nghề cho con cháu để nghề rèn tồn tại theo thời gian.

27

Bên cạnh đó, nghề làm mũ lông đuôi ngựa cũng được bà con dân tộc Dao ở xã Hồ Thầu gìn giữ phát triển. Đây là một nghề khó làm không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo, tỉ mỉ của người thợ. Vừa qua, Phòng Văn hóa, Thông tin huyện Tam Đường tổ chức lớp truyền dạy nghề làm mũ lông đuôi ngựa dân tộc Dao cho bà con trong xã, đây là tín hiệu vui nhằm gìn giữ, phát triển và quảng bá nét đẹp văn hóa đến du khách. Lớp học được tổ chức tại xã Hồ Thầu với 2 nghệ nhân trực tiếp truyền dạy cho 20 học viên trong thời gian 20 buổi. Với các nội dung truyền dạy về kỹ thuật, cách thức, quy trình làm mũ lông đuôi ngựa của dân tộc Dao bằng hình thức “Cầm tay chỉ việc”. Các học viên đã nắm bắt và thực hành thuần thục kỹ thuật làm mũ lông đuôi ngựa để có thể tự làm cho mình được sản phẩm bán ra thị trường.

Tìm hiểu chúng tôi được biết, để bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Dao đầu bằng, thời gian qua Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, huyện Tam Đường phối hợp với các địa phương, nghệ nhân thực hiện nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn tài liệu, mở các lớp dạy nghề truyền thống, tái hiện nhiều lễ hội truyền thống, thành lập các đội văn nghệ. Đặc biệt, xã Hồ Thầu còn tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao năm 2023 tại Liên trường Mầm non, Tiểu học, THCS Hồ Thầu; tổ chức các hội thi, hội diễn, tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao do huyện tổ chức. Qua đó, tạo điều kiện để các nghệ nhân, cộng đồng được thực hành, trình diễn, giao lưu, quảng bá giới thiệu về văn hóa, con người dân tộc Dao tới đông đảo công chúng.

28

Với những nét văn hóa còn lưu giữ được, nhiều bản làng người Dao đang là điểm đến tham quan du lịch cộng đồng lý tưởng. Điển hình như: bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải (xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường) trung bình mỗi năm bản đón hàng trăm lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Nhờ phát triển du lịch, đời sống của bà con ngày càng khấm khá, nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo.

29

Bản Sì Thâu Chải có độ cao 1.500m, đến với bản du khách được chiêm ngưỡng cảnh sắc núi non hùng vĩ, vẻ đẹp nguyên sơ, không khí trong lành mát mẻ. Dọc 2 bên đường vào bản là hàng rào đá cổ kính, được bà con xếp ngay ngắn, những ngôi nhà gỗ khang trang xen lẫn với những ngôi nhà trình tường độc đáo, mang lại nét riêng cho bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải. Bản có 63 hộ, 100% đồng bào dân tộc Dao đầu bằng sinh sống. Người Dao đầu bằng nơi đây vẫn giữ được nhiều bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo như: Lễ hội Tủ cải, Nhảy lửa; may trang phục truyền thống, nghề rèn, bài thuốc dân gian…

Phát huy những tiềm năng, lợi thế đó, từ năm 2016 Sì Thâu Chải bắt tay vào xây dựng bản du lịch cộng đồng, thời gian đầu cấp ủy, chính quyền gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động bà con làm du lịch. Nhưng với biện pháp “mưa dầm thấm lâu”, các già làng, trưởng bản, đảng viên gương mẫu đi đầu. Nhờ vậy, tạo được sự đồng thuận của bà con, hiểu được lợi ích từ làm du lịch bà con cùng nhau tu sửa nhà cửa, làm hàng rào đá, trồng địa lan, hoa hồng, các loại cây ăn quả ôn đới như: táo mèo, lê, đào… tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp.

30

Nhiều gia đình còn tiên phong làm homestay để đón khách du lịch. Điển hình như gia đình anh Phàn A Đánh. Năm 2017, gia đình anh đầu tư hơn 100 triệu đồng để tu sửa lại nhà ở làm các phòng nghỉ, nhà bếp, nhà vệ sinh để đón khách ngủ lại. Với mỗi người lưu trú, gia đình anh thu 100.000 đồng/người/đêm, trung bình hai ngày cuối tuần homestay của gia đình đón từ 15 – 20 khách, chủ yếu du khách đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Yên Bái… Để thu hút khách, anh Đánh chú trọng đến việc giữ gìn bản sắc dân tộc, các món ăn được chế biến mang hương vị đặc trưng của đồng bào Dao. Nắm bắt được thị hiếu của du khách mong muốn được trải nghiệm tắm lá thuốc của đồng bào Dao, anh đầu tư xây 5 phòng tắm lá thuốc, trung bình một thùng nước tắm thường có từ 15 – 20 loại nguyên liệu lá rừng. Nhờ làm du lịch, gia đình có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống.

31

32

Khai thác thế mạnh đặc trưng của địa hình, từ năm 2019, tỉnh Lai Châu tổ chức Giải dù lượn đường trường Pu Ta Leng mở rộng tại Sì Thâu Chải thu hút rất nhiều phi công trong nước và quốc tế tham gia. Đây là cơ hội để quảng bá văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Dao tới du khách trong và ngoài nước. Với mục tiêu, mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch, hiện nay tỉnh Lai Châu đã và đang chú trọng đào tạo người dân Sì Thâu Chải về kinh doanh homestay, nấu ăn, hướng dẫn viên. Đây cũng là tiền đề để bà con có công việc ổn định, tăng thêm thu nhập vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Trải qua thăng trầm của thời gian, đồng bào Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường vẫn giữ được “hồn” văn hóa dân tộc Dao. Tuy nhiên, để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống rất cần sự chung tay vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, ý thức của mỗi người dân nhằm lưu giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống để văn hóa trở thành nguồn lực phát triển kinh tế cũng như thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển.



Source link

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi CLMV là cơ chế nhằm gia tăng sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với...

Hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư

Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. ...

Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt

Chính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệtChính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. ...

Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tế

Là mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan trọng nhất của tập đoàn. Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tếLà mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan...

Tập đoàn Hateco nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kinhtedothi - Tối 9/11, Tập đoàn Hateco kỉ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn tham dự chương trình. Sau 20 năm không ngừng sáng tạo và phấn đấu, Hateco đã khẳng định vị thế trên các lĩnh vực: bất động sản,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thêm một đỉnh Đỗ quyên tuyệt vời nhất Lai Châu cho du khách ưa khám phá

Lai Châu đã hình thành thương hiệu với 6/10 đỉnh núi cao, đẹp, đáng khám phá đối với du khách. Và để nhiều người chưa leo núi vẫn có thể thỏa mãn đam mê của mình, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch PU Lai Châu cùng đội ngũ porter của tỉnh Lai Châu đã tổ chức khảo sát, gắn chóp đỉnh Đỗ quyên cao 2.619m. Đây được coi là đỉnh Đỗ quyên đẹp nhất không chỉ của...

Thác Nậm Lúc – ‘Dải lụa’ mềm giữa đại ngàn Tây Bắc

Tọa lạc ở bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), thác Nậm Lúc mang trong mình vẻ đẹp mềm mại và huyền bí, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng đối với mỗi du khách muốn khám phá Lai Châu. Thác Nậm Lúc nhìn từ xa như một bức tranh thiên nhiên huyền diệu Cách trung tâm huyện Sìn Hồ - Lai Châu khoảng hơn 40km, thác Nậm Lúc nằm sâu trong khu...

Hạn Khuống, nơi kết tụ hồn xưa

Cùng với múa xòe và làn điệu khắp, Hạn Khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống rất độc đáo, được lưu truyền qua nhiều đời của người Thái vùng Tây Bắc, và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các cặp trai gái hát giao duyên trên sàn trong sinh hoạt Hạn Khuống. HẠN KHUỐNG theo tiếng Thái là "sàn sân", nghĩa là một cái sàn được dựng ngoài sân...

Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin năm 2023

(BLC) - Ngày 11/8, Tiểu ban An toàn, An ninh mạng tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh năm 2023.Đồng chí Tống Thanh Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban Thường trực An toàn, An ninh mạng tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị còn có các đồng...

Giải bóng chuyền hơi trong Hội Phụ nữ lần thứ II

(BLC) – Giải bóng được Công an tỉnh tổ chức khai mạc sáng 10/8.Các đồng chí: Đại tá Nguyễn Viết Giang - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Đại tá Sùng A Súa – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức giải; các đồng chí lãnh đạo các phòng thuộc Công an tỉnh và Công an thành phố Lai Châu… dự. Tham gia giải đấu có...

Bài đọc nhiều

Thác Tác Tình – Viên ngọc quý của Lai Châu Hiện bản thảo

Nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc hoang sơ, thác Tác Tình như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Với độ cao ấn tượng và dòng nước đổ xuống mạnh mẽ, thác Tác Tình tạo nên một khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ.

Giải cầu lông, bóng bàn gia đình tỉnh Lai Châu lần thứ I

(BLC) - Trong 2 ngày (14 - 15/7), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Giải cầu lông, bóng bàn gia đình tỉnh Lai Châu lần thứ I/2023.Dự khai mạc có lãnh đạo Đảng ủy Khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông các huyện, thành phố; đại diện...

Mở hướng đi từ làng nghề truyền thống

Các làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp về mặt kinh tế mà còn là những kho tàng văn hóa phong phú. Trong bối cảnh giao lưu hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay, những cách tiếp cận mới với nguồn di sản văn hóa giàu tiềm năng kinh tế này chắc chắn sẽ thu hút du khách trong và ngoài nước, đem tới cho họ trải nghiệm thú vị đồng thời kích...

Lai Châu: Rộn ràng khai mạc ngày hội văn hóa các dân tộc có dân số dưới 10.000 người

VTV.vn - Dù lần đầu tổ chức nhưng ngày hội văn hóa các dân tộc có dân số dưới 10.000 vẫn thu hút 11 tỉnh tham gia. Không khí khai mạc rộn ràng vừa diễn ra tại Lai Châu. Ngày hội lần đầu tổ chức có 11 tỉnh tham gia, gồm: Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Bình và Kon Tum. Với sự tham dự của 14...

Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ đang là xu hướng tất yếu của thị trường hiện nay. Nhằm bắt kịp xu thế này và thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, thời gian qua, huyện Phong Thổ tích cực đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào các khâu trong sản xuất nông nghiệp. Qua đó, từng bước nâng cao năng suất,...

Cùng chuyên mục

Thác Tác Tình – Viên ngọc quý của Lai Châu Hiện bản thảo

Nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc hoang sơ, thác Tác Tình như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ. Với độ cao ấn tượng và dòng nước đổ xuống mạnh mẽ, thác Tác Tình tạo nên một khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ.

Động Thiên Đường – Pusamcap Tây Bắc đệ nhất động

Theo tiếng Thái “Pu Sam Cáp” có nghĩa là ba quả núi lớn chồng lên nhau. Pu Sam Cáp là tên gọi dãy núi đá vôi dạng địa hình karst, được hình thành từ kỷ nguyên kiến tạo. Quần thể hang động Pu Sam Cáp nằm men theo đường tỉnh lộ 129 đi cao nguyên Sìn Hồ, cách trung tâm thị xã Lai Châu chừng 6km về phía Tây trên độ cao 1.700m so với mực nước biển. Đường...

Thêm một đỉnh Đỗ quyên tuyệt vời nhất Lai Châu cho du khách ưa khám phá

Lai Châu đã hình thành thương hiệu với 6/10 đỉnh núi cao, đẹp, đáng khám phá đối với du khách. Và để nhiều người chưa leo núi vẫn có thể thỏa mãn đam mê của mình, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch PU Lai Châu cùng đội ngũ porter của tỉnh Lai Châu đã tổ chức khảo sát, gắn chóp đỉnh Đỗ quyên cao 2.619m. Đây được coi là đỉnh Đỗ quyên đẹp nhất không chỉ của...

Thác Nậm Lúc – ‘Dải lụa’ mềm giữa đại ngàn Tây Bắc

Tọa lạc ở bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Sô Lin (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), thác Nậm Lúc mang trong mình vẻ đẹp mềm mại và huyền bí, hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng đối với mỗi du khách muốn khám phá Lai Châu. Thác Nậm Lúc nhìn từ xa như một bức tranh thiên nhiên huyền diệu Cách trung tâm huyện Sìn Hồ - Lai Châu khoảng hơn 40km, thác Nậm Lúc nằm sâu trong khu...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người

NDO - Sau 3 ngày tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn, phong phú, chiều 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tổng kết bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người lần thứ I và Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2023 . Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu trao...

Mới nhất

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện...

Cao nguyên đá Đồng Văn tháng 11: Núi xanh mướt, trời xanh trong, sông xanh thẳm

Tháng 11 là dịp thời tiết thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khám phá nét đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc Nhiệt độ giảm xuống...

Nườm nượp đi check-in hoa dã quỳ ở ngoại ô Hà Nội

TPO - Hằng năm, cứ vào cuối thu khi hoa dã quỳ vào độ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống, thuần khiết khắp các triền núi trong Vườn quốc gia Ba Vì, nhiều bạn trẻ lại rủ nhau tới đây chụp ảnh với mong muốn lưu lại khoảnh khắc mà chỉ xuất hiện vào dịp này ...

Mới nhất