Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiữ bản sắc dân tộc của nền giáo dục Việt Nam gắn...

Giữ bản sắc dân tộc của nền giáo dục Việt Nam gắn với yêu cầu mới


Điểm qua sự phát triển giáo dục đào tạo sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29/2013/NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành nêu những kết quả quan trọng mà Giáo dục và Đào tạo cả nước đã đạt được trong 10 năm qua.

GS Bành
GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành, Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X.

Bên cạnh những kết quả đạt được, GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành cũng nêu: Kết luận của Bộ chính trị cũng vạch ra một số hạn chế bất cập trong việc thể chế hóa chính sách, pháp luật phục vụ đổi mới, giáo dục và đào tạo chậm được ban hành. Việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, triển khai chương trình sách giáo khoa Giáo dục phổ thông mới còn gặp nhiều khó khăn, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở còn bất cập…

Những tồn tại trên, ngoài vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029, với sự có mặt của nhiều đại biểu, GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành muốn đề cập đến vai trò của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội và xã hội nghề nghiệp trong hỗ trợ ngành giáo dục trong công tác tuyên truyền về đổi mới giáo dục đào tạo, xã hội hóa giáo dục hay sự tham gia của xã hội vào công tác giáo dục trong nhà trường, trong xã hội và tại gia đình.

Theo GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành, giáo và dục phải tích hợp với nhau: “Giáo bất dục tắc vong/dục bất giáo tắc đãi”, có nghĩa là dạy mà không nuôi thì uổng phí, nuôi mà không dạy chu đáo thì nguy hiểm.

Ngày nay, phạm trù giáo được mở rộng, định vị trong 4 nhân tố: Kiến thức, thái độ, kỹ năng, hành vi. Phạm trù dục được định vị 3 mặt: Tâm lực, trí lực, thể lực.

Trong đó, người thầy là nhân tố quyết định sự thành công của giáo dục. 3 sứ mệnh của người thầy là: Sự truyền đạo, sự giải hoặc, sự thụ nghiệp.

Ngày nay còn phải giáo dục cho trò biết sợ: sợ trời đất – làm việc sai trời biết đất biết; sợ luật pháp – sự nghiêm minh trừng trị của luật pháp khi làm sai; sợ thầy giáo, sợ bố mẹ; sợ sự lên án của xã hội.

Nguyên nhân hiện trạng xuống cấp về văn hóa, đạo đức được nhiều người nêu lên, nhưng chưa được lý giải tận gốc. Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân của hiện trạng xuống cấp về văn hóa, đạo đức là do sự đảo lộn về hệ giá trị.

Nhưng điều gì làm cho hệ giá trị bị đảo lộn? Theo GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành, đó là tâm lý “không biết sợ”. Giáo dục là một hoạt động có tính chuyên môn cao, song cũng có tính xã hội rộng lớn, bao gồm giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Điều đó đòi hỏi công tác truyền thông từ sớm, từ xa, kịp thời, đầy đủ của ngành giáo dục. Tuy nhiên, điều này chưa thực hiện được đầy đủ. Vì vậy, trong kết luận của Bộ Chính trị “Về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 29 -NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ nhiệm vụ hàng đầu là các cấp Ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị tiếp tục nâng cao nhận thức tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện đầy đủ, sâu sắc, quan điểm coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân, bảo đảm vai trò chủ đạo của Nhà nước, đồng thời thu hút sự tham gia tích cực của xã hội.

Kết luận của Bộ Chính trị cũng đặt ra nhiệm vụ MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, giám sát việc thực hiện kết luận.

Tại Đại hội, GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành mong muốn, Mặt trận và các thành viên Mặt trận quan tâm hơn nữa đến giáo dục ở tầm vĩ mô và cả ở tầm vi mô, ở địa phương và cơ sở giáo dục để như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dạy: “Trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học”, để có một nền giáo dục quy củ, hiện đại, đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong đó, vai trò của xã hội là rất quan trọng trong tuyên truyền, quán triệt mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục. Tiếp cận giáo dục trên quan điểm vừa là chủ thể vừa là khách thể để có trách nhiệm nhiều hơn đối với giáo dục.



Nguồn: https://daidoanket.vn/giu-ban-sac-dan-toc-cua-nen-giao-duc-viet-nam-gan-voi-yeu-cau-moi-10292466.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tự chủ, tự hào, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Kính thưa Đại hội!Trong giai đoạn cách mạng mới, mỗi cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên phải tiếp tục thấm nhuần sâu sắc về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn...

Giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước

Triển khai 6 chương trình hành động đột phá Trên cơ sở kế thừa và phát triển 5 chương trình hành động nhiệm kỳ trước, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định,...

Hội tụ và lan tỏa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Điều đặc biệt và hiếm có mà chỉ riêng Mặt trận có được chính là sức sống của khối đại đoàn kết toàn dân tộc lan toả trong tinh thần, ý chí, tình cảm và niềm tự hào...

Giải pháp từ đội ngũ giáo viên

Việc thiếu trầm trọng giáo viên môn tiếng Anh đang diễn ra không chỉ với các tỉnh miền núi như Hà Giang, Yên Bái, Lai Châu… mà ngay tại các thành phố lớn như TPHCM cũng khó khăn...

‘Có dân là có tất cả’

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cuộc cách mạng. Cách mạng muốn thành công phải có lực lượng...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị không tăng học phí đại học

Theo đó, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, giao cho Sở các địa phương được quyết định, lựa chọn một bộ sách giáo khoa thống nhất theo cấp học để thuận tiện trong việc giảng dạy, học tập...Sử dụng bộ sách giáo khoa do cơ sở giáo dục lựa chọnTrả lời nội dung này, Bộ Giáo...

Bộ GD-ĐT kiểm tra 24 tỉnh, thành về dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội về kết quả thực hiện Nghị quyết 41/2021/QH15 và Nghị quyết 109/2023/QH15, Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2024, Bộ đã ban hành kế hoạch kiểm tra trong đó có nội dung kiểm tra tại 24 Sở GD-ĐT về “thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học, thực hiện Chương trình GDPT 2018, lựa chọn SGK, dạy thêm, học thêm”. Theo đó, Bộ GD-ĐT đã kiểm tra tại 24 Sở GD-ĐT thuộc các tỉnh,...

Nhà trường, thí sinh ngóng Bộ GDĐT

Vừa ôn tập vừa ngóng Ông Bùi Thái Học, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định, cho biết, nhà trường đã cho học sinh lớp 12 đăng kí 2 môn...

Cô giáo mầm non ở An Giang nhiều lần đánh các trẻ trong lớp

Tối nay (15/10), nguồn tin của PV VietNamNet cho biết ông Phan Văn Vấn - Phó chủ tịch UBND huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT, Phòng Nội vụ và UBND xã Bình Chánh xác minh, làm rõ vụ việc một giáo viên của trường mầm non trên địa bàn đánh trẻ ngay trong lớp học. Trước đó, ngày 30/9, Trường Mẫu giáo xã Bình Chánh nhận được đơn tố cáo của một phụ...

Bộ GDĐT trả lời cử tri về kiến nghị xét tốt nghiệp THPT thay vì tổ chức thi

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã có trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang gửi tới trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, cử tri đề nghị tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh...

Cùng chuyên mục

Cô giáo bị tố bạo hành học sinh lớp 1 bầm tím lưng

Bà Võ Đào Hoa - hiệu trưởng Trường tiểu học Ba Đình - cho biết cô giáo T. có kinh nghiệm dạy lớp 1 nhiều năm nay. Sau khi xảy ra vụ việc với học sinh N., cô T. rất hối hận và nhận trách nhiệm."Hành động của cô T. đã vi phạm quy định của nhà giáo, xâm phạm đến tâm...

Hơn 2.200 học sinh dự kỳ thi chọn đội tuyển dự thi quốc gia

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, tại kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp quốc gia năm học 2024 - 2025, Hà Nội có hơn 2.200 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố đã tham dự, tăng gấp 2 lần so với kỳ thi năm học 2023 - 2024. Các học sinh đăng ký dự thi ở 13 môn thi: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử,...

Trường ĐH Thủ Dầu Một lý giải nguyên nhân thu học phí tín chỉ thực hành 37 tỷ đồng

Lý do Trường ĐH Thủ Dầu Một thu học phí tín chỉ thực hành gấp 1,5 lần tín chỉ lý thuyếtNhững ngày gần đây, việc Trường ĐH Thủ Dầu Một (Bình Dương) thu học phí chưa phù hợp quy định 37 tỷ đồng đã gây xôn...

Hết buổi dạy, thầy cô giáo ra quốc lộ 1 cầm cờ ‘xin đường’ cho học sinh

"Vào giờ tan trường học sinh đi ra thành từng tốp cũng khiến tuyến quốc lộ 1 rơi vào tình cảnh lộn xộn. Đặc biệt, tại nhiều điểm trường có rất nhiều học sinh vi phạm luật giao thông như đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, hay đi dàn hàng ngang… khiến nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông...

Mới nhất

Hạn chế nhà đầu tư cá nhân, làm gì để tránh nghẽn dòng vốn vào trái phiếu?

Hạn chế nhà đầu tư cá nhân, làm gì để tránh "nghẽn" dòng vốn vào trái phiếu?Cần sớm rà soát những hạn chế đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của các nhà đầu tư tổ chức để thị trường có thể duy trì sự liên tục và tránh gián đoạn do tác động của quy định mới. ...

Cô giáo bị tố bạo hành học sinh lớp 1 bầm tím lưng

Bà Võ Đào Hoa - hiệu trưởng Trường tiểu học Ba Đình - cho biết cô giáo T. có kinh nghiệm dạy lớp 1 nhiều năm nay. Sau khi xảy ra vụ việc với học sinh N., cô T. rất hối hận...

Ăn ít hơn có thể giúp kéo dài tuổi thọ?

Tuy nhiên, những con sống lâu nhất lại giảm ít cân nhất khi tuân theo chế độ ăn hạn chế calo.Nghiên cứu về tuổi thọ này đến từ các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Jackson ở thị trấn Bar Harbor...

Quận Bắc Từ Liêm tăng đầu tư, thúc đẩy các dự án giao thông trọng điểm

15/15 chỉ tiêu kinh tế-xã hội thực hiện đạt Báo cáo với đoàn giám sát, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương cho biết, giai đoạn 2020-2025 tình hình kinh tế của quận luôn duy trì mức độ tăng khá, kinh tế năm sau tăng cao hơn năm trước. Năm 2020, tổng giá trị...

Mới nhất