Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiGiọng trẻ đưa chiếu xẩm từ chợ đến live concert

Giọng trẻ đưa chiếu xẩm từ chợ đến live concert


Chiếu xẩm Hà Thị Cầu - Ảnh: V.T.

Chiếu xẩm Hà Thị Cầu – Ảnh: V.T.

Những em gái nhỏ, có em mới 7 tuổi tay kéo nhị, gõ phách, miệng hát bài xẩm cổ…

Hát xẩm ngày nay đã không còn là nghề kiếm cơm trên chiếc chiếu trải đầu chợ, ngân lên tâm tình thê thiết của người nghèo, cũng không mai một theo thời gian và đà phát triển nghệ thuật hiện đại.

Chiếu xẩm đã lên cả những sân khấu lớn, tấm áo nâu, khăn mỏ quạ đã có nhiều cơ hội lung linh trong ánh đèn màu…

Chiếu xẩm Hà Thị Cầu

Trong căn nhà cấp bốn đã cũ của cố nghệ nhân, “báu vật nhân văn” Hà Thị Cầu ở xã Yên Phong, huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình), nhiều năm nay, gian khách đã được dùng làm nơi tập luyện của những người mê xẩm.

Bốn manh chiếu được trải, hơn chục người, lớn nhất 74 tuổi, trẻ nhất mới 7 tuổi, người kéo đàn, người gõ phách say sưa tập hát.

Bà Nguyễn Thị Mận (64 tuổi), con gái út của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu, là chủ nhiệm câu lạc bộ hát xẩm. Người trong nghề hay gọi chiếu xẩm.

Ở chiếu xẩm này, người đến trước dạy cho người sau, người đã biết dạy cho ai chưa biết. Bà Mận vừa lo cơm áo gạo tiền cho chiếu xẩm, vừa dạy hát cho các thành viên.

Đinh Thị Thùy Linh, 14 tuổi, đã học hát xẩm từ hồi lớp 5 vì cảm thấy xẩm hay từ giai điệu đến lời bài hát. “Em còn nhỏ, đôi khi chưa rõ lời bài hát nhưng khi hiểu rồi mới biết đó là những lời răn dạy con người nên lại càng thích”, Linh nói.

Chiếu xẩm Hà Thị Cầu trong màn mở đầu live concert Chân trời rực rỡ của ca sĩ Hà Anh Tuấn - Ảnh: NAM TRẦN

Chiếu xẩm Hà Thị Cầu trong màn mở đầu live concert Chân trời rực rỡ của ca sĩ Hà Anh Tuấn – Ảnh: NAM TRẦN

Sau một năm tập luyện dưới sự chỉ bảo của nghệ nhân dân gian Đào Bạch Linh (học trò của cụ Cầu), đến giờ khi ngón đàn đã thành thục, Linh hướng dẫn lại cho những người chưa biết. Học trò của cô bé có em mới 5, 6 tuổi được bố mẹ gửi vào chiếu xẩm, nhưng cũng có người đã lên chức ông bà, ngoài 70 tuổi cũng đến học “cô Linh”.

Dạy xẩm, Linh viết nốt nhạc lên bảng, đàn em mắt chữ a, miệng chữ o học theo. Rồi cô chị cầm đàn nhị lên kéo từng nốt, rồi đảo mắt nhìn, xung quanh ai kéo “lệch” là phải kéo lại, bao giờ đúng nốt, đúng điệu mới thôi.

Ấy thế mà chục đứa nhỏ, đứa nào cũng mê mẩn. Phạm Thị Mỹ Lệ mới 9 tuổi cũng đã tự hát được, rồi chơi đàn, gõ trống phách. Ngày chưa học hát, Lệ hay mở tivi nghe bà Cầu hát xẩm. Nghe nhiều đến thuộc hết lời bài hát, Lệ xin bố mẹ cho theo chiếu xẩm.

Mới học, cô bé lớp 1 khi ấy thấy… sao mà khó quá. Những ngày mới bấm dây đàn, ngón tay của Lệ đỏ ửng, tấy lên vì đau.

Vậy mà chỉ sau hai năm Lệ đã rành rẽ. Cô bé còn mê xẩm đến độ tích cực đi diễn ở khắp nơi để có cát sê tự mua cho mình một cây đàn nhị. “Cháu rất quý cây đàn này, và vui sướng mỗi lần được dùng nó”, Lệ khoe.

Phạm Thị Mỹ Lệ và cây đàn mua được bằng tiền đi hát - Ảnh: V.T.

Phạm Thị Mỹ Lệ và cây đàn mua được bằng tiền đi hát – Ảnh: V.T.

Được ngỏ lời diễn một đoạn cho chúng tôi xem, cô bé lớp 3 loắt choắt ôm cây đàn đầu tiên trong “sự nghiệp” xúng xính trong chiếc váy đụp, khăn mỏ quạ say sưa trong một làn thập ân “Công cha ngãi mẹ sinh thành…”.

Cũng bài hát này, Lệ, Thùy Linh và 6 bạn nhỏ khác đã diễn mở màn trong live concert “Chân trời rực rỡ” của ca sĩ Hà Anh Tuấn tại Ninh Bình hồi tháng 2. Trên sân khấu, 8 em nhỏ (nhỏ nhất mới 7 tuổi) xuất hiện với cây đàn nhị hát điệu thập ân, lời cổ.

Không gian lắng xuống, chìm về miền ký ức trong tiếng nhị, câu hát mộc mạc “Chớ quên, ngãi mẹ công cha…”.

Hà Anh Tuấn mở màn đêm live concert đầy ấn tượng với sự kết hợp của Xẩm thập ân với dàn nhạc giao hưởng, khiến tất cả như vỡ òa xúc cảm.

Bà Mận chưa hết ngỡ ngàng, nhớ lại ngày Hà Anh Tuấn tìm về nhà bà, thắp nhang cho cụ Hà Thị Cầu rồi ngỏ ý cho các em nhỏ hát xẩm trong show của mình.

“Tôi rất ngạc nhiên và cũng bỡ ngỡ vì các cháu nhỏ này chỉ hát xẩm, làm sao có thể đồng hành hát nhạc trẻ được? Nhưng cậu ấy bảo là muốn đưa câu lạc bộ xẩm Hà Thị Cầu lên sân khấu để tỏa sáng bằng cách phối hợp hài hòa giữa xẩm và nhạc trẻ”, bà Mận kể.

Bùi Công Sơn là người hiếm hoi sống bằng nghề hát xẩm - Ảnh: V.T.

Bùi Công Sơn là người hiếm hoi sống bằng nghề hát xẩm – Ảnh: V.T.

Hát ở chợ phải vừa hát vừa xem thái độ của những người nghe xung quanh, hát làm sao cho người ta sẵn sàng móc tiền trong túi ra tặng cho mình. Hát xẩm là lao động nghệ thuật, phải luôn bồi đắp, rèn luyện để nhận đồng tiền xứng đáng…

Bùi Công Sơn

Xẩm xưa về lại đời nay

“Mẹ tôi căn dặn phải giữ lại lời xẩm cho mẹ. Tôi có thể hát không hay, chơi đàn không hay nhưng phải giữ lại lời bài hát để truyền lại cho thế hệ sau vì có thể sau này sẽ bị mai một”, bà Mận nói.

Xưa, chỉ người nghèo, người khiếm thị mới hành nghề hát xẩm ở góc chợ, bóng đa đầu làng, họa hoằn lắm xẩm mới được hát trong nhà quan.

Giờ cuộc sống hiện đại, chiếu xẩm chợ vắng dần, và người ta chỉ còn nghe tiếng xẩm ở những cuộc liên hoan văn nghệ, trên radio, hay một số clip được đăng tải trên mạng xã hội.

Năm 2016, cụ Cầu mất đã ba năm, bà Mận nhận được cuộc điện thoại của một cậu thanh niên, xin đến ở nhà bà để học đàn, học hát. Ấy là Bùi Công Sơn. Sơn năm đó mới 17 tuổi nhưng mê mẩn lối hát của cụ Hà Thị Cầu nên nhất quyết học cho bằng được.

Nhà Sơn ở xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), cách quê nhà cụ Cầu hơn trăm cây số. Lớp 8, cậu nghe cụ Cầu hát bài Thập ân qua chiếc radio đã cũ của ông ngoại.

Đã quen với chiếu chèo trong đình làng, Sơn bỗng thắc mắc: “Em chưa nghe thấy loại nhạc này bao giờ. Hát như đọc, đọc như hát, nhưng càng nghe càng mê”, Sơn nhớ lại.

Cụ Hà Thị Cầu trong lần biểu diễn cuối cùng tại Hà Nội năm 2011 - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP

Cụ Hà Thị Cầu trong lần biểu diễn cuối cùng tại Hà Nội năm 2011 – Ảnh: HOÀNG ĐIỆP

Ngày ấy, canh đến giờ vào môn tin học, cậu vào phòng máy tính của nhà trường chụp tai nghe để nghe cụ Cầu hát xẩm qua các video được quay và đăng tải trên mạng. Thỉnh thoảng, cậu lại ra quán net gần ủy ban xã để phiêu theo làn điệu xẩm.

Hết lớp 9, Sơn nghỉ học, khăn gói sang Nam Định học nghề chạm khắc. Vừa học vừa làm, dành được ít tiền, Sơn lại tìm thầy học đàn, học hát xẩm. Chỉ vài năm, cậu thanh niên choai choai ngày ấy đã được làm học trò của các nghệ sĩ gạo cội như nhạc sĩ Thao Giang, nghệ sĩ nhân dân Xuân Hoạch, Ngô Văn Đản, Văn Ti…

Gặp được nhiều thầy dạy, song Sơn vẫn mê và tự luyện theo lối hát của cụ Cầu. Chưa một lần gặp, chưa được cụ Cầu chỉ bảo một câu, một chữ, nhưng giọng hát, cách nhấn nhá, nhả chữ của Sơn hệt như cách của bà. Mỗi lần Sơn cất giọng, ai nghe cũng bảo “thằng bé này chắc là học trò cụ Cầu”, nhiều người còn nhầm cậu là con cháu của cụ.

Những ngày tháng sống ở nhà cụ Cầu, ngoài vận động quyên góp xây mộ cho cụ, Sơn còn dạy đàn, dạy hát xẩm cho những em nhỏ muốn học. Nhiều câu xẩm dùng từ cổ gây khó hiểu với bọn trẻ, Sơn “chế” lại bằng những từ mang hơi hướng hiện đại, gần gũi để vừa có thể giải thích nghĩa với học trò, lại giúp các em dễ thấm hơn.

Sơn chia sẻ: “Tôi khao khát được lan tỏa, phát triển nghề hát xẩm đến với thế hệ trẻ, không muốn di sản tinh thần này biến mất trong tương lai. Trong quá trình vừa học vừa dạy, tôi luôn mong tìm ra người có năng khiếu, đam mê và quyết tâm theo đuổi xẩm như mình”.

Người biết dạy cho người chưa biết là cách để xẩm ở Yên Mô được lưu giữ - Ảnh: V.TUẤN

Người biết dạy cho người chưa biết là cách để xẩm ở Yên Mô được lưu giữ – Ảnh: V.TUẤN

Lao động nghệ thuật trên chiếu chợ

Sơn “xẩm” chọn việc hát ở chợ và đi khắp nơi giống những nghệ sĩ dân gian xưa như một cách rèn luyện để hiểu được phần nào không gian đặc biệt của nghề hát xẩm, tích lũy vốn sống và trải nghiệm. Hành nghề như các bậc tiền bối, cậu mang cây đàn nhị đi khắp các chợ ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình… trải chiếu hát xẩm.

Cứ cuối tuần, Sơn lại ra phố đi bộ Hà Nội, rải chiếu kéo đàn. Nhiều lần say sưa vừa hát vừa kéo nhị, túi tiền đeo bên hông bị người ta lấy sạch. Lần khác diễn xong về muộn, nhà trọ khóa cửa, Sơn với anh bạn diễn ra gầm cầu Long Biên đánh một giấc ngon lành.

Vài năm sau, Sơn cùng một người nữa thành lập chiếu xẩm chợ Lồng, Yên Mô, Ninh Bình. Hát ở chợ, dạy học sinh hát xẩm ở đúng cái chợ quê hương cụ Cầu.

Bây giờ, cậu thanh niên được xem là truyền nhân hát xẩm của cụ Hà Thị Cầu chạy show mỗi tháng 15 buổi diễn ở khắp các tỉnh thành miền Bắc. Sơn cho hay việc tích cực đi show giúp cậu có thu nhập hàng chục triệu mỗi tháng, có thể choàng gánh cuộc sống gia đình.

Bên cạnh đó, chàng trai 23 tuổi vẫn tranh thủ đi hát chợ. “Đi hát chợ, vừa cảm nhận được các tiền bối ngày xưa hành nghề thế nào, vừa mưu sinh được như họ ngày xưa, vừa lan tỏa được cái hay, đẹp của xẩm đến với cuộc đời hôm nay”.

Sơn tâm sự, rồi vừa hát vừa gảy một đoạn xẩm làm quà tặng khách phương xa…

Chiếu xẩm Yên Mô trẻ hóa

Ông Nguyễn Xuân Bính – phó trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) – cho hay ở huyện hiện có 26 câu lạc bộ hát chèo, xẩm. Số người học hát xẩm ngày càng nhiều, trong đó nhiều thành viên tuổi từ 5 đến 15 tuổi.

Có em mới 7 tuổi nhưng đã thuộc và hát được 12 làn điệu xẩm, những em 10 tuổi thành thục đàn, hát không đếm hết. Có những gia đình 4, 5 người từ ông, bà đến đứa cháu mới 6 tuổi cũng muốn vào sinh hoạt ở các câu lạc bộ, chiếu xẩm để được tập đàn, hát xẩm.



Nguồn

Cùng chủ đề

Vé concert ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ hết sạch sau 40 phút bán

Theo thông tin từ BTC, chỉ sau 40 phút mở bán trên nền tảng Ticketbox, toàn bộ vé concert thứ 2 của Anh trai vượt ngàn chông gai đã hết sạch. Ngay từ thời điểm mở bán lúc 10h ngày 12/11, trang web đã bị lỗi không thể truy cập vì quá tải. Sau khoảng vài phút, hệ thống đã hoạt động trở lại. Lượng khán giả chờ mua trên nền tảng này đã lên đến con số hơn 150.000...

Vừa mở bán, web bán vé concert ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ sập vì quá tải

Chỉ vài phút sau khi mở bán, hệ thống đặt vé concert thứ 2 của "Anh trai vượt ngàn chông gai" đã bị sập vì quá tải. Đúng 10h ngày 12/11, các hạng vé cho concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Vinhomes Ocean Park 3 được mở bán trên Ticketbox. Tuy nhiên, ngay lập tức, trang web đã bị lỗi không thể truy cập vì quá tải.Trước đó, concert Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra tại...

Nhóm nhạc 2NE1 tổ chức 2 đêm concert ở Việt Nam

Sáng 6/11, công tyYG Entertainment công bố Việt Nam là một trong những điểm đến của 2NE1 trong tour diễn châu Á. Nhóm sẽ có 2 đêm concert tại TP.HCM vào ngày 15,16/2/2025. Welcome back tour là chuyến lưu diễn thứ tư của nhóm, bắt đầu từ tháng 10, hiện có lịch đến hết tháng 2/2025. 2NE1 sẽ đi quanh các nước và vùng lãnh thổ châu Á, gồm Philippines, Indonesia, Hong Kong, Singapore, Malaysia, Việt Nam, Nhật Bản,...

Hoàng Thùy Linh tái xuất âm nhạc sau hơn 1 năm im ắng

Suốt hÆ¡n một năm kể từ khi "Vietnamese concert" được diễn ra, Hoàng Thùy Linh dường nhÆ° im ắng với tất cả các dá»± án nghệ thuật. Sau hơn một năm im ắng kể từ Vietnamese concert, Hoàng Thuỳ Linh bắt đầu trở lại với các dự án âm nhạc. Mở đầu là phiên bản album phòng thu Vietnamese concert the album. Album sẽ gồm 21 nhạc phẩm (18 ca khúc và 3 đoạn nhạc chuyển).Là giám đốc âm nhạc...

Ban tổ chức ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ xin lỗi

BTC Anh trai vượt ngàn chông gai vừa có bài đăng để gửi lời xin lỗi đến công ty Grey Picture vì sử dụng hình ảnh của họ nhưng chưa xin phép tại concert vào tối 19/10. Ngay sau đó, Grey Picture cũng có bài đăng phản hồi phía Anh trai vượt ngàn chông gai. Theo đó, phía Grey Picture tôn trọng khi ê-kíp chương trình đã thiện chí liên lạc để giải quyết sự việc. Sau khi bàn bạc,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chăng dây, đặt biển báo khắp các hiện vật trưng bày

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ngày 15-11, rất nhiều khu vực trưng bày hiện vật đã được chăng dây, đặt biển thông báo để khách tham quan không xâm phạm. ...

Thu hồi bằng cử nhân văn học của ‘phó hiệu trưởng’ Trường đại học Kinh Bắc

Trước khi bị hủy văn bằng cử nhân văn học, bà Đào Thị Bích Thủy từng được phó chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng, kiêm chánh văn phòng của trường. ...

Bộ Công Thương lý giải việc cần tái khởi động điện hạt nhân

Nếu Luật Điện lực (sửa đổi) chậm được thông qua, chúng ta không có cách nào bảo đảm an ninh năng lượng điện, chưa nói đến mục tiêu Net Zero, theo Bộ Công Thương. Tại báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến...

Nhớ tiệm hủ tiếu cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, 50 năm vẫn đậm chất retro

Ghé ăn hủ tiếu của cô Chánh trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM, bỗng nhớ lại ký ức thuở ấu thơ khi được mẹ nắm tay dẫn đi chợ, rồi lần qua từng sạp hàng để tìm cho ra một bữa sáng đậm vị Sài Gòn. ...

Đám cưới cho của hồi môn ‘khủng’, vợ chồng trẻ có ỷ lại?

Không phải là tất cả, nhưng những cặp đôi mới cưới được cha mẹ cho nhiều của hồi môn dễ có tâm lý ỷ lại. Chuyện một số ba mẹ cho con của hồi môn "khủng" trong ngày đám cưới trong thời gian gần...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Các tác phẩm trưng bày triển lãm Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024

Với chủ đề “Văn hóa đồng bằng sông Hồng – Nơi hội tụ và phát triển”, qua nhiều vòng chấm, Ban tổ chức Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024 đã chọn ra 135 tác phẩm được trưng bày triển lãm. ...

Hợp tác quốc tế để bảo vệ cơ sở hạ tầng số quan trọng của Việt Nam

Ghi nhớ hợp tác giữa Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) với Cơ quan An ninh mạng và an ninh cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ - CISA tiếp tục khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng số quan trọng. Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin – AIS thuộc Bộ TT&TT Việt Nam và Cơ quan An ninh mạng và an ninh cơ sở hạ tầng...

Cháu gái Vũ Linh nhờ pháp luật giúp vì gia đình bị tấn công

Về tình thế hiện tại, Hồng Phượng nói: "Tôi vẫn và đang làm việc với các luật sư và các cơ quan chức năng để bảo vệ mình cùng gia đình.Bên cạnh đó có quá nhiều sự việc xảy ra cùng một lúc cần tôi xử lý nên nhiều khi không tránh khỏi sự căng thẳng và mệt mỏi. Hơn 1 năm qua, gia đình tôi đã chịu quá nhiều tổn thương cả về tinh thần lẫn vật...

Cùng chuyên mục

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chăng dây, đặt biển báo khắp các hiện vật trưng bày

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ngày 15-11, rất nhiều khu vực trưng bày hiện vật đã được chăng dây, đặt biển thông báo để khách tham quan không xâm phạm. ...

Đà Nẵng biểu dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc

(Tổ Quốc) - Ngày 15/11, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II, năm 2024. ...

Quảng Trị vươn mình khởi sắc sau chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại tỉnh Quảng Trị đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Trung ương đến vùng đất giàu tiềm năng phát triển này. Ngay sau chuyến thăm, hàng loạt đề xuất và kiến nghị của tỉnh đã được Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét và đưa vào lộ trình giải quyết, mở ra một giai đoạn...

Con trai chủ lâu đài trăm tỷ Nghệ An sắp kết hôn, cô dâu 18 tuổi, nhan sắc khiến nhà chồng rất ưng

"Đại gia đồng nát" chia sẻ, vợ chồng anh rất ưng vì tính cách, ngoại hình của con dâu đều được. ...

Đám cưới cho của hồi môn ‘khủng’, vợ chồng trẻ có ỷ lại?

Không phải là tất cả, nhưng những cặp đôi mới cưới được cha mẹ cho nhiều của hồi môn dễ có tâm lý ỷ lại. Chuyện một số ba mẹ cho con của hồi môn "khủng" trong ngày đám cưới trong thời gian gần...

Mới nhất

Thu hồi bằng cử nhân văn học của ‘phó hiệu trưởng’ Trường đại học Kinh Bắc

Trước khi bị hủy văn bằng cử nhân văn học, bà Đào Thị Bích Thủy từng được phó chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng, kiêm chánh văn phòng của...

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, động viên 60 nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. ...

Hội nghị toàn quốc công tác nước sạch nông thôn

Theo Cục Thủy lợi, tính đến cuối năm 2023, trên toàn quốc có 74,2% hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước đạt quy chuẩn, trong đó có 55,1% số hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung và 19,1% số hộ sử dụng nước từ cấp nước hộ gia...

Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023 trên cơ sở tổng hợp báo cáo báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023 của các bộ, ngành Trung ương, địa phương, Tập đoàn kinh...

Chuẩn bị Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Sáng 15/11, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cấp Quốc gia Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 -...

Mới nhất