Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiỏi vài môn hay tất cả các môn?

Giỏi vài môn hay tất cả các môn?

Trong khi cơ quan quản lý giáo dục cho rằng việc không cố định môn thi thứ 3 vào lớp 10 được xem là cách để học sinh không học lệch, học tủ nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng cách làm này không cần thiết, bắt học sinh phải giỏi toàn diện là phi thực tế.

Học sinh phải giỏi toàn diện?

Những ngày qua, quy định về môn thi thứ 3 vào lớp 10 theo dự thảo Quy chế thi tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GDĐT khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.

Dự thảo Quy chế quy định chung việc thực hiện 3 môn thi, gồm Toán, Ngữ văn và 1 môn thi thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do Sở GDĐT, cơ sở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được công bố trước ngày 31/3 hằng năm.

Thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm học 2024-2025.
Thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm học 2024-2025.

Môn thi thứ 3 được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Bộ GDĐT cho biết, việc lựa chọn môn thi thứ 3 có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Quy định này được xem là cách để hướng học sinh không học lệch, học tủ.

Tuy nhiên, về phía học sinh, phụ huynh cho rằng, việc không cố định môn thi thứ 3 vào lớp 10 khiến các trường và học sinh bị động, tăng áp lực học tập ở nhiều môn.

Nhiều ý kiến cho rằng học sinh sẽ phải học giỏi tất cả các môn, như vậy là phi thực tế. Trên một số diễn đàn mạng xã hội về giáo dục, hàng nghìn phụ huynh tham gia đóng góp ý kiến về quy định tại dự thảo và bày tỏ quan điểm về học lệch.

Trong đó, nhiều phụ huynh cũng đưa ra giải pháp chống học lệch không chỉ dựa vào 3 môn thi.

Một phụ huynh có tên Hương Phạm cho hay: “Để các con thi 3 môn đạt kết quả tốt, rất nhiều trường bỏ qua các môn còn lại không dạy. Học lệch cũng từ đây. Bộ GDĐT nên đưa ra giải pháp để tránh học lệch, dạy lệch chứ không nên lấy môn thi vào lớp 10 để điều chỉnh việc học của các con”.

Còn theo phụ huynh Hòa An: “Con tôi cứ môn học nào thầy cô dạy hay, cuốn hút là con thích học và nhớ lâu, dù môn học đó không phải là môn thi. Vậy vấn đề cần giải quyết làm nâng cao chất lượng dạy học”.

Kiến thức nào cũng biết sẽ là lợi thế

Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng, nếu thi 3 môn cố định như trước đây, có trường quản lý tốt thì học sinh sẽ không học lệch nhưng phần lớn tâm lý các em đều dẫn tới việc “thi thế nào thì học như thế”. Hệ lụy là sẽ có trường, thậm chí nhiều trường, từ đầu năm học sẽ chỉ dạy và học trọng tâm 3 môn thi, tuy nhiên những môn khác rất cần kiến thức nên cần quản lý nghiêm việc này.

Cũng theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Bộ đã thực hiện việc kiểm tra, quản lý việc dạy và học và nhận thấy qua thực tiễn kiểm tra có hiện tượng nói trên, vì vậy cần chấn chỉnh cả về quá trình dạy học và điểm số. Phẩm chất và năng lực phải đến từ các môn học chứ không chỉ từ Toán, Tiếng Việt và Ngoại ngữ.

TS Nguyễn Tùng Lâm – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng, không nên thay đổi môn thứ 3 vào lớp 10 hàng năm. Việc làm này sẽ reo tâm lý không ổn định, chờ đợi, tăng áp lực cho học sinh.

Thay vào đó, TS Nguyễn Tùng Lâm đề xuất, môn thứ 3 nên cố định là môn tổ hợp kiến thức cơ bản của các môn tự nhiên và xã hội theo hình thức thi trắc nghiệm. Như vậy sẽ bảo đảm học sinh nắm được kiến thức tất cả các môn học. Cách học này sẽ giúp các em trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cơ bản cần phải có ở bậc THCS.

Trong cuộc trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, TS Nguyễn Tùng Lâm bày tỏ quan điểm không đồng tình với ý kiến cho rằng, với dự kiến phương án thi vào lớp 10 của Bộ GDĐT, học sinh sẽ phải giỏi toàn diện tất cả các môn.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, lâu nay, cả thầy cô và học sinh vẫn giữ thói quen có thi thì mới dạy và học, bỏ các các môn còn lại. Phương pháp dạy và học này đã lạc hậu. Học sinh không học, giáo viên cũng không có phương pháp để cuốn hút học sinh học môn học đó.

“Tôi cho rằng, phụ huynh không nên lo lắng học sinh phải học nhiều các môn mà hãy tạo động lực học tập cho các con. Kiến thức nào cũng biết sẽ là lợi thế sau này khi các con trưởng thành và phát triển bản thân”, TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.



Nguồn: https://daidoanket.vn/thi-vao-lop-10-gioi-vai-mon-hay-tat-ca-cac-mon-10293990.html

Cùng chủ đề

Hà Nội công bố đề minh họa các môn thi vào lớp 10 năm học 2025-2026

Đại diện lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội cho biết, cấu trúc định dạng đề thi là căn cứ quan trọng để xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi kỳ thi tuyển sinh vào...

Thanh tra đột xuất về điểm thi vào lớp 10 ở Thái Bình

Trước phản ánh của công dân và dư luận xã hội về những bất thường điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Thái Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu Thanh tra tỉnh tiến hành đột xuất việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong...

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo nhiều nội dung ‘nóng’

Liên quan vụ việc bất thường kết quả chấm thi vào lớp 10 ở tỉnh Thái Bình Đại Đoàn Kết Online đã thông tin ngày 29/7, ngày 30/7 Văn phòng UBND tỉnh Thái Bình phát đi văn bản...

‘Đang trong quá trình thanh tra đột xuất’

Thời gian qua, dư luận tại tỉnh Thái Bình ồn ào xung quanh kết quả chấm tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại tỉnh, năm học 2024 - 2025, cả ở kết quả lần đầu lẫn...

Khó có ‘mưa’ điểm 10

Đề thi phân hóa Cô giáo Đỗ Thị Hồng Sen (giáo viên môn Ngữ văn, Trường THCS Chu Văn An, Thanh Trì, Hà Nội) nhận định cấu trúc đề thi vẫn giữ nguyên như mọi năm, không gây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng tới dự và chủ trì Lễ Tổng duyệt. ...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ phải chịu trách nhiệm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) khẳng định, việc dạy “chui” văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng. Bộ GDĐT vừa có...

Lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp

Thời gian qua, MTTQ tỉnh Lào Cai đã tập trung nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội, chú trọng lựa chọn nội dung, đối tượng, hình thức giám sát phù hợp, coi đây là giải pháp quan trọng góp phần đổi mới hoạt động của MTTQ, thiết thực trong việc phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Cùng chuyên mục

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk

Tối 17/12, bà Hồ Thị Tình, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc tế (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết, Hội đồng kỷ luật nhà trường vừa tiến hành họp, xem xét kỷ luật cô giáo N.M.T (26 tuổi) do có hành vi đánh một học sinh lớp 3. Nhà trường cũng quyết định cắt toàn bộ thi đua của cô N.M.T trong năm học 2024-2025, không xét nâng lương đợt tới."Cô giáo T. sẽ có...

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đề xuất thành lập trường THCS và THPT

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đề xuất thành lập 2 trường THCS và THPT sư phạm trực thuộc nhà trường. Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho biết, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Sở GD-ĐT cho phép đơn vị này thành lập trường THCS và THPT sư phạm. Cụ thể, 2 trường THCS và THPT sư...

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (Sở Y tế TP.HCM) vừa có báo cáo công tác giám sát vệ sinh phòng...

Mới nhất

Hai anh trai vui vẻ xây nhà ở cạnh nhau nhưng ngày nào cũng đau đầu vì 2 cô vợ “kèn cựa” từng lá...

Bố mẹ ngán ngẩm bảo biết vậy hồi đấy cắt đất làm 3 phần xong cho tôi ở giữa, thế là 2 cô con dâu hết cái để nhòm ngó cãi nhau! ...

Chủ tịch nước đề nghị Việt Nam và Belarus thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Chiều 17/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp xã giao Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, đang có chuyến thăm Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ...

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học

Ngày 17/12, tại Đại học Duy Tân, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Tọa đàm đánh giá sơ kết thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn 2019-2023. Thứ trưởng Hoàng...

Giáng sinh ấm áp với trẻ khuyết tật, thiệt thòi tại TPHCM

(Dân trí) - Nhân dịp giáng sinh, Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ khuyết tật TPHCM tổ chức sự kiện "Trao yêu thương", mang đến niềm vui, sự ấm áp cho các bệnh nhi đang được chăm sóc tại đây. Ngày 17/12, trước những dải ruy băng lấp lánh, bông tuyết trắng tinh và nhạc giáng...

Thái Sơn Nam thua sốc 1-10, Thái Sơn Bắc vô địch Futsal HDBank Cúp Quốc gia 2024

Trận chung kết Futsal HDBank Cúp Quốc gia 2024 mang đến cho người hâm mộ bất ngờ. Thái Sơn Nam TP.HCM - nhà vô địch Futsal HDBank VĐQG 2024 với thành tích cả mùa chỉ thua 1 trận - nhận tới 10 bàn thua trong cuộc đối đầu với Thái Sơn Bắc. Đây là trận thua nặng nhất...

Mới nhất