Trang chủDestinationsHà GiangGìn giữ màu xanh nơi biên cương Tổ quốc

Gìn giữ màu xanh nơi biên cương Tổ quốc


Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam (21.5.1973 – 21.5.2023)

15:14, 14/05/2023

BHG – Với tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện hiệu quả phương châm: Thường xuyên bám dân, bám rừng, kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật về công tác bảo vệ và phát triển rừng; ngành Kiểm lâm (KL) nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc đã ghi dấu son sáng, tô đẹp thêm truyền thống vẻ vang 50 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển của KL Việt Nam; khẳng định vai trò nòng cốt gìn giữ màu xanh nơi biên cương Tổ quốc.





Cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Ngày 21.5.1973 ghi dấu son lịch sử, trở thành ngày truyền thống của lực lượng KL Việt Nam khi Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 101 quy định về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng KL nhân dân. Cùng với sự ra đời của KL nhân dân Việt Nam, ngày 11.4.1974, Tổng cục Lâm nghiệp ban hành Quyết định 460 về việc thành lập Chi cục KL nhân dân tỉnh Hà Giang trực thuộc Cục KL nhân dân, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban Hành chính tỉnh. Đến nay, tổ chức và hoạt động, hiện nay, bộ máy Chi cục KL đã được sắp xếp theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả (theo tinh thần Nghị quyết 18, ngày 25.10.2017 của BCH T.Ư Đảng) gồm: 11 Hạt KL cấp huyện, thành phố, 1 Đội KL cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), 2 Hạt KL rừng đặc dụng, 4 phòng chuyên môn, 22 Trạm KL trực thuộc Hạt KL. Toàn ngành có gần 230 công chức, người lao động; trong đó, trình độ chuyên môn đại học và sau đại học chiếm 88,5%; trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên chiếm 40%.

Chi cục trưởng Chi cục KL tỉnh, Bùi Văn Đông chia sẻ: Phát huy vai trò “chiến sĩ” tiên phong trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, lực lượng KL đã tích cực tham mưu UBND cùng cấp thực hiện quy hoạch phân khu 3 loại rừng; quy hoạch phân khu chức năng của các khu rừng đặc dụng. Đến nay, toàn tỉnh có trên 576.000 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó, diện tích có rừng là hơn 464.000 ha, còn lại là diện tích chưa có rừng). Hàng năm, Chi cục KL đã tổ chức theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, rà soát, thống kê, kiểm kê rừng; xác định diện tích, ranh giới các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo tồn, phát triển và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh. Đặc biệt, gần 103.500 ha rừng đã được giao cho các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, lực lượng vũ trang, gia đình, cộng đồng dân cư và tổ chức kinh tế quản lý. Đây là bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR), làm cho rừng có chủ, người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển, làm giàu từ diện tích rừng được giao.

Hiện nay, tỉnh ta có tổng diện tích rừng đặc dụng lên đến hơn 59.500 ha, bao gồm 7 khu (5 khu Bảo tồn thiên nhiên, 1 khu bảo vệ cảnh quan và 1 Vườn quốc gia) trên địa bàn 7 huyện. Các khu rừng này có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới như: Bách xanh, Bách vàng, Sến mật, Thông tre, Dổi xanh, Đinh, Trai… và là nơi có loài linh trưởng Voọc mũi hếch được bảo tồn nghiêm ngặt. Xác định rừng đặc dụng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết nước cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong vùng, đồng thời là nơi cư trú của rất nhiều loài động vật quý hiếm; do đó, lực lượng KL đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng. Nhờ vậy, tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, lấn chiếm rừng trái phép được kiểm soát; xóa bỏ nhiều điểm “nóng” về phá rừng.

Mặt khác, thực hiện phương châm “BVR tại gốc”, Chi cục KL tỉnh đã tăng cường lực lượng KL địa bàn để bám nắm cơ sở, trực tiếp quản lý đến các thôn, xã có nhiều rừng tự nhiên; xây dựng các trạm, chốt BVR tại địa bàn xung yếu. Tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét các đối tượng phá rừng, khai thác rừng, buôn bán, kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn xã hội. Những năm gần đây, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp và mức độ thiệt hại tài nguyên rừng có chiều hướng giảm mạnh; không còn tình trạng lâm tặc ngang nhiên phá rừng mà không được kiểm soát, ngăn chặn kịp thời; không để xảy ra các vụ phá rừng với quy mô lớn gây bức xúc trong nhân dân.

Bên cạnh việc thực hiện tốt công tác quản lý, BVR, lực lượng KL còn làm tốt công tác phát triển rừng. Chỉ từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh trồng mới 12,8/19,7 triệu cây xanh, đạt 64,9%; trồng 6.017/13.560 ha rừng sau khai thác, đạt 45% so với chỉ tiêu Nghị quyết 16 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2021 – 2025. Không những vậy, ngành KL còn tham mưu cấp ủy, chính quyền tỉnh tổ chức thực hiện tốt các cơ chế chính sách hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng thông qua các chương phát triển lâm nghiệp bền vững, nhất là chính sách hỗ trợ khoán BVR, hỗ trợ đầu tư trồng, chăm sóc rừng trồng, hỗ trợ gạo BVR… Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng dân cư về quản lý, BVR, thực hiện trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh và sử dụng cây giống tốt.

Đặc biệt, trong bối cảnh lực lượng “mỏng”, địa bàn quản lý rộng, ngành KL đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hỗ trợ công tác quản lý, BVR. Đó là các phần mềm ứng dụng: Tạo lập cơ sở dữ liệu diễn biến rừng, theo dõi vi phạm pháp luật, quản lý tài chính; triển khai lắp đặt Trạm vệ tinh viễn thám (MODIS) phục vụ việc theo dõi diễn biến rừng, phát hiện các điểm cháy trên địa bàn toàn tỉnh. Nhờ ứng dụng CNTT, những thông tin về diễn biến rừng được số hóa, chính xác, minh bạch, đồng bộ, thống nhất từ T.Ư đến địa phương, làm cơ sở tham mưu cho UBND các cấp công bố số liệu hiện trạng rừng trên địa bàn, phục vụ đắc lực công tác quản lý, BVR, phát triển rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng… Riêng phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng dựa trên công nghệ ảnh vệ tinh nên mọi điểm cháy trên địa bàn tỉnh được phát hiện và thông báo bằng tin nhắn (vị trí tên xã, huyện, tiểu khu, khoảnh, lô) qua điện thoại di động thông minh đến cơ quan liên quan. Trên cơ sở đó, giúp các cấp, ngành nhanh chóng nắm bắt, chỉ đạo và xác minh kịp thời, nâng cao tính chủ động trong công tác PCCCR. Chính vì vậy, số vụ cháy rừng giảm đáng kể; 5 năm gần đây chỉ xảy ra 3 vụ, có năm không xảy ra tình trạng cháy rừng. Qua đó, góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh lên 58,58%.

Thực tế cho thấy, từ khi thành lập đến nay, lực lượng KL nơi địa đầu Tổ quốc đã khẳng định sự trưởng thành và lớn mạnh. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng chủ động vượt qua khó khăn, thử thách nơi núi cao, rừng sâu, sự chống trả quyết liệt của lâm tặc và những cám dỗ về vật chất để gìn giữ màu xanh của núi rừng, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên cho con người. Qua đó, không chỉ đáp ứng tốt hơn 5 tiêu chí: KL gắn với rừng; tinh thông nghiệp vụ; không vi phạm pháp luật; gần dân, trọng dân mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững KT-XH của tỉnh.

Bài, ảnh:  THU PHƯƠNG





Source link

Cùng chủ đề

Vàng lại vượt ngưỡng 2.700 USD

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Vàng đã vượt ngưỡng 2.700 USD lần đầu tiên sau hơn hai tuần, hướng tới mức tăng hàng tuần lớn nhất trong gần hai năm. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Phương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á - ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính...

Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế

Nhiều quyền lợi của người bệnh tham gia bảo hiểm y tế được nâng cao khi Thông tư số 39/2024/TT-BYT của Bộ Y tế có hiệu lực thi hành. Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tếNhiều quyền lợi của người bệnh tham gia bảo hiểm y tế được nâng cao khi Thông tư số 39/2024/TT-BYT của Bộ Y tế có hiệu lực thi hành. ...

Nga gửi thông điệp tới phương Tây bằng cuộc tấn công mới

Điện Kremlin tuyên bố một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hôm 21.11 bằng tên lửa đạn đạo bội siêu thanh Oreshnik là một thông điệp gửi đến phương Tây. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng kết công tác xây dựng và phát triển Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2018...

18:19, 16/08/2023 BHG - Chiều 16.8, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch và Công viên Địa chất toàn cầu (ĐCTC) Unesco Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng và phát triển Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2018 – 2022; triển khai nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023 – 2027. Các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí...

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

17:35, 14/08/2023 BHG - Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Không ngừng nâng cao năng lực và đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong điều kiện mới”. Đây là lần đầu tiên trong các Văn kiện của Đảng gắn liền hai khái niệm lãnh đạo và cầm quyền với nhau. Đảng vừa có vai trò lãnh đạo, phải chịu trách nhiệm lãnh đạo của mình, vừa nắm quyền lực quản lý đất...

Những định hướng, quyết sách đúng đắn tạo đột phá cho nửa cuối nhiệm kỳ

4028eaa4679b32c401679c0c74382a7e ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 D034F0256FC215A2E053256AA8C0C981 4028eaa57d01d5df017d02319a751162 /multimedia/truyen-hinh/ Những định hướng, quyết sách đúng đắn tạo đột phá cho nửa cuối nhiệm kỳ 4028eaa589e184e00189e567de5a6afb Truyền hình (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=687626948770491&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Source link

Nông nghiệp khẳng định vai trò “trụ cột”

14:36, 16/08/2023 BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 2025 xác định nông nghiệp là một trong ba “trụ cột” chính trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và ngành nông nghiệp giữ thế chủ đạo thực hiện 2 trong 3 đột phá về tạo sinh kế, nâng cao vật chất, tinh thần cho người dân; phát triển du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá...

Sau 15-8, bán xe không nộp lại biển số, đăng ký sẽ bị phạt

11:51, 11/08/2023 Theo quy định từ ngày 15-8, khi bán xe chủ xe phải giữ lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và nộp cho cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi. Từ ngày 15-8, trường hợp duy nhất được bán xe kèm theo biển số là xe gắn biển số trúng đấu giá Thông tư 24 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 15-8 quy định biển số ô tô, xe máy được...

Bài đọc nhiều

Sơ kết giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài

20:44, 28/06/2023 BHG - Chiều 28.6, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 6 tháng đầu năm 2023 và các biện pháp tăng cường giải ngân năm 2023. Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Giang có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân đầu tư...

Trung Quốc cử đại diện đến 5 nước tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine

12:31, 13/05/2023 Đại diện đặc biệt của Trung Quốc sẽ đến 5 nước Ukraine, Ba Lan, Pháp, Đức và Nga, để tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. Ngày 12/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết, từ 15/5 tới, đại sứ Lý Huy, đại diện đặc biệt của Chính phủ Trung Quốc về các vấn đề châu Âu và...

Với núi sông hùng vĩ, Hà Giang phải tạo không gian phát triển mới, khí thế phát triển mới

Ngày 28/5, trong chương trình công tác tại Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang nhằm đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, những tháng đầu năm 2023, đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết một số kiến nghị của tỉnh Hà Giang. Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương...

Thường trực HĐND tỉnh họp thường kỳ tháng 5

14:42, 30/05/2023 BHG - Sáng 30.5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 5 nhằm đánh giá kết quả hoạt động trong tháng, triển khai nhiệm vụ tháng 6 và xem xét một số tờ trình, nội dung quan trọng khác. Đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì phiên họp. Cùng dự có đồng chí Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ...

Giai đoạn hợp tác mới ở Trung Đông

17:13, 31/05/2023 Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian đã hoan nghênh việc nối lại quan hệ chính trị gần đây giữa các nước Trung Đông, nhấn mạnh rằng khu vực này bước vào một giai đoạn hợp tác mới. Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian. Với những diễn biến tích cực trong quan hệ giữa các nước trong khu vực, người dân và các quốc gia ở Trung Đông đứng trước cơ hội tăng cường hợp tác nhằm đạt...

Cùng chuyên mục

Rượu Tam Giác Mạch – Hương vị đặc trưng của vùng cao

Rượu tam giác mạch là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng cao Việt Nam, đặc biệt là Hà Giang. Được làm từ hạt tam giác mạch – một loại ngũ cốc đặc trưng của vùng núi cao, loại rượu này mang trong mình hương vị thơm ngon đặc biệt và những câu chuyện văn hóa thú vị.

Bí quyết nấu rượu Tam giác mạch đặc sản Hà Giang

Rượu tam giác mạch Hà Giang là một đặc sản nổi tiếng nhất của vùng đất cao nguyên đá. Với hương vị thơm ngon đặc trưng, rượu tam giác mạch không chỉ là thức uống giải khát mà còn là món quà ý nghĩa dành tặng bạn bè, người thân. Rượu tam giác mạch được sản xuất thủ công theo phương pháp truyền thống. Hạt tam giác mạch sau khi thu hoạch sẽ được ngâm, nấu chín, trộn với men...

Loài hoa tam giác mạch trên cao nguyên đá Đồng Văn

Tam giác mạch là một loại cây trồng phổ biến ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, nơi khí hậu mát mẻ và đất đai màu mỡ. Hoa tam giác mạch nở vào mùa thu, khi những cánh đồng được bao phủ bởi một tấm thảm màu hồng rực rỡ. Đây là thời điểm du khách đổ về cao nguyên đá Đồng Văn để ngắm hoa và trải nghiệm văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số trong...

Mùa Xuân nhất định phải đi Hà Giang!

(ĐCSVN) - Hà Giang vốn dĩ mùa nào cũng đẹp nhưng vào mùa xuân, khi sắc đào, mận, lê, mộc miên... rộn ràng khoe sắc trên mọi cung đường, trên những ngọn núi, bản làng vùng cao là thời điểm miền cao nguyên đá đẹp nhất. Đó cũng chính là lý do mà nhiều du khách thường rỉ tai nhau: Mùa Xuân nhất định phải đi Hà Giang!  Đến Hà Giang thời điểm này, du khách mới cảm nhận rõ...

Mới nhất

Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải

(ĐCSVN) - Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2024/NĐ-CP ngày 21/11/2024 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải. ...

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.

Mô hình du lịch cộng đồng tại buôn Akô Dhông. TP Ban Mê Thuột – Đắk Lắk

Akô Dhông là buôn du lịch cộng đồng đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. ...

OpenAI chuẩn bị ra mắt trình duyệt mới, thách thức vị thế thống trị của Google

OpenAI, nhà phát triển của ChatGPT, gần đây đã xem xét việc phát triển một trình duyệt web tích hợp chatbot hoặc ký kết các thỏa thuận hợp tác để nâng cao khả năng...

Thêm lợi ích bất ngờ của chuối

Ăn chuối để giảm lo âu là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều chỉnh tâm trạng và giảm căng thẳng....

Mới nhất