Trang chủNewsNhân quyềnGieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ:...

Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Có Chi bộ mạnh thì đời sống dân bản mới thay đổi (Bài 1)


Dân tộc La Hủ là 1 trong 14 dân tộc rất ít người, với 12.113 nhân khẩu (theo kết quả điều tra kinh tế – xã hội 53 DTTS từ năm 2019) và sinh sống tập trung hầu hết ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Khi thực hiện tuyến bài này, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ những Bí thư Chi bộ, các đảng viên người La Hủ tiêu biểu. Dù có thể khác nhau về độ tuổi, công việc… nhưng họ đều cùng có một điểm chung là những “hạt nhân” làm “cầu nối” giữa Đảng với bản làng, với đồng bào mình; giúp bà con “sáng cái đầu, ấm cái bụng”…

Nhờ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bản làng của bà con La Hủ đang dần đổi thay
Nhờ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bản làng của người La Hủ đang dần đổi thay

“Vào Đảng để giúp dân bản xóa nghèo…”

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất khó ở bản Chà Kế, hơn 10 tuổi cuộc sống du canh, du cư đã đưa gia đình Pờ Lò Hừ đến với bản Pha Bu, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, cách quê hương hơn 60km. Tuổi thơ của Hừ cũng như bao người dân La Hủ nơi đây đều phải trải qua những tháng ngày rong ruổi theo bố mẹ, ông bà nay đây, mai đó qua các cánh rừng để mưu sinh. Quãng thời gian không ổn cư là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đói nghèo của đồng bào La Hủ cao nhất nhì trong 54 dân tộc trên cả nước.

Anh Hừ tâm sự: “Thời gian đó, phải du canh du cư đời sống rất vất vả, làm kinh tế cũng khó, lương thực cũng thiếu rất nhiều. Còn bây giờ, nhờ các chính sách của Đảng, Nhà nước mà đời sống bà con La Hủ đã thay đổi, ở tại chỗ và ổn định. Nhà nước cũng giúp cho dân bản đường sá đi lại tốt, làm ăn cái gì cũng dễ hơn”.

Anh Pờ Lò Hừ là tấm gương đảng viên tiêu biểu đã có nhiều đóng góp tích cực cho cồng đồng
Anh Pờ Lò Hừ là tấm gương đảng viên tiêu biểu đã có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng

Năm 2011, khi vừa tròn 30 tuổi, anh Pờ Lò Hừ là quần chúng ưu tú được vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng và là đảng viên người La Hủ đầu tiên của bản Pha Pu. Lúc ấy, anh Hừ được ông Ly Sạ Pu, khi đó là Bí thư Đảng ủy xã Pa Ủ giúp đỡ, giới thiệu để bồi dưỡng kết nạp Đảng.

Anh Hừ cho biết, năm 2010, khi được ông Ly Sạ Pu tuyên truyền, vận động vào Đảng, anh nhớ mãi lời ông Pu nói rằng, vào Đảng để giúp dân bản xóa nghèo. Lời nói mộc mạc, gần gũi ấy đã chạm vào trái tim của chàng thanh niên trẻ, bùng cháy trong anh một khao khát cống hiến cho dân, cho Đảng ngay từ chính bản làng của mình.

(BÀI PV) Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: “Cầu nối” giữa Đảng với Nhân dân (Bài 1) 2

Sinh sống ở nơi “ngửa mặt thấy trời, cúi vặt thấy vực sâu, rừng thẳm”, thời tiết khắc nghiệt, cộng với xuất phát điểm thấp của gia đình cũng như dân tộc mình, là đảng viên, Bí thư Chi Bộ kiêm Trưởng bản, anh Pờ Lò Hừ đã mày mò tìm tòi, học hỏi để xây dựng kinh tế gia đình. Sau nhiều năm cần mẫn, đến nay, anh Hừ đã có trong tay tài sản hàng tỷ đồng, với đàn trâu bò hơn 100 con, hàng chục ha quế, sa nhân, thảo quả, sâm…

Nhiều năm qua, anh Pờ Lò Hừ cũng giúp đỡ hàng trăm hộ dân trong bản, trong xã. Không chỉ tạo việc làm, hàng năm các gia đình thiếu đói giáp hạt anh Hừ cho thóc, cho gạo; hộ không có vốn và kinh nghiệm làm ăn anh cho vay tiền không tính lãi, rồi hướng dẫn cách làm kinh tế. Từ mô hình kinh tế trang trại của Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Pha Bu Pờ Lò Hừ, đến nay ở xã Pa Ủ đã xuất hiện nhiều mô hình khác tại các bản Mu Chi, Thăm Pa, Nhú Ma, Ứ Ma, Xà Hồ…

Tâm sự với chúng tôi, chị Ly Mò Nu, người dân ở bản Pha Bu, xã Pa Ủ hồ hởi chia sẻ, anh Pờ Lò Hừ là tấm gương để bà con dân bản học theo. Những năm qua, nhờ sự giúp đỡ của anh Hừ, bà con dân bản đã đỡ được cảnh đói nghèo.

“Bây giờ không còn khó khăn như trước nên các con mình cũng được cho theo học chữ tốt hơn. Không chỉ có gia đình nhà mình đâu, mà nhiều hộ ở trong bản giờ đây cũng sống đủ đầy hơn trước. Bà con trong bản vui lắm”, chị Ly Mò Nu bộc bạch.

Chi bộ mạnh thì đời sống người dân mới ấm no

Năm 2014, Chi bộ bản Pha Bu được thành lập, anh Pờ Lò Hừ được tín nhiệm bầu là Bí thư Chi bộ. Đến thời điểm hiện tại, Chi bộ bản Pha Bu có 6 đảng viên. Kể từ khi thành lập được Chi bộ đến nay, đời sống người dân thay đổi thấy rõ.

“Cả bản Pha Bu hiện có 102 hộ dân, với 452 nhân khẩu. Trước năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của bản Pha Bu là gần 100%. Thế nhưng, từ khi thành lập được Chi bộ, các đồng chí đảng viên đã luôn gương mẫu, đi đầu, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân, qua đó bà con đã thay đổi rất nhiều. Hiện, nhiều hộ đã thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của bản chỉ còn hơn 70%”, anh Hừ nói.

Anh Pờ Lò Hừ là đảng viên đi đầu giúp bản làng đồng bào La Hủ đổi thay
Anh Pờ Lò Hừ là đảng viên đi đầu giúp bản làng đồng bào La Hủ đổi thay. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

“Đối với những địa bàn khó khăn, đời sống bà con còn hạn chế trong nhận thức cũng như trình độ phát triển, những gương điển hình như thế này rất đáng trân trọng. Những đảng viên như anh Pờ Lò Hừ vừa là người trực tiếp ở tại cơ sở, vừa là người trong đồng bào dân tộc thiểu số đã có uy tín với Nhân dân. Qua việc làm thực tế của các anh ấy đã tạo sức lan tỏa và là tấm gương để động viên và giúp đỡ, vận động bà con Nhân dân địa phương học và làm theo, cũng giúp cho kinh tế – xã hội của xã từng bước được nâng lên”.

Ông Đao Văn Thức, Bí thư Đảng ủy xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Nhớ đến những tháng ngày dày công thực hiện việc xóa bản “trắng đảng viên” tại vùng đồng bào dân tộc La Hủ ở xã Pa Ủ, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Ly Sạ Pu vẫn không thể quên, chính ông là một trong những người đầu tiên “ươm mầm” đảng viên ở nơi khó khăn ấy.

Theo ông Ly Sạ Pu, trong điều kiện cuộc sống còn nhiều hủ tục lạc hậu, ngày này qua tháng khác, đàn ông, đàn bà người La Hủ uống rượu và hút thuốc lào, trong nhà rượu nhiều hơn gạo, cuộc sống chỉ trông chờ vào thiên nhiên, du canh, du cư, thì đối với họ: nhắc đến hai tiếng “đảng viên” như một khái niệm mơ hồ, xa xăm.

“Nhớ năm 2000 về trước, các Chi bộ rất ít đảng viên và khi đó xã cũng chỉ là Chi bộ chứ chưa là Đảng bộ. Vì thế, để thành lập được Đảng bộ với 30 đảng viên thì phải động viên mọi người đi học cũng như tham gia lớp bồi dưỡng về Đảng. Nhờ đó, dần dần cũng thành lập được Đảng bộ. Khó khăn không kể hết được nhưng tôi phải cố gắng rất nhiều, tìm được nhân tố nào đáp ứng yêu cầu, là tôi động viên để họ phấn đấu vào Đảng”, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Pa Ủ Ly Sạ Pu kể lại.

Con trai, con gái người La Hủ thời điểm trước những năm 2015, cứ đi học cho biết mặt chữ rồi nghỉ học, 13 – 15 tuổi lập gia đình, từ đó trở đi quẩn quanh với việc đào củ măng, củ sắn trong rừng, không biết trồng lúa nước, quen với cảnh nghèo đói. Khi cái ăn, cái mặc còn khó khăn, thì nhận thức về Đảng của đồng bào hẳn là chưa thể đầy đủ, họ không mấy mặn mà với việc vào Đảng. 

Phóng viên có dịp được đến với đồng bào La Hủ để tìm hiểu về cuộc sống sự thay đổi thay đổi trong vùng đồng bào La Hủ
Phóng viên có dịp được đến với đồng bào La Hủ để tìm hiểu về cuộc sống, sự thay đổi trong vùng đồng bào La Hủ

Cùng với đó, còn chưa tính đến những điều lệ của Đảng, các đối tượng kết nạp Đảng phải học hết bậc Trung học cơ sở, không vi phạm chính sách dân số… Trong khi đó, hầu hết người dân tộc La Hủ và nhiều dân tộc khác ở đây trình độ văn hóa còn thấp, đa số đều sinh từ 3 đến 4 con trở lên. Vì vậy, tìm được những quần chúng ưu tú để bồi dưỡng, giới thiệu cho Đảng, là những tháng ngày khó khăn của ông Ly Sạ Pu, cũng như tập thể Đảng ủy xã Pa Ủ.

Tuy nhiên, nhờ các chủ trương, chính sách của Đảng, hôm nay, người dân La Hủ ở Pa Ủ đã từ bỏ tập tục phát nương trọc lỗ bỏ hạt, thay vào đó là những thửa ruộng bậc thang trồng lúa nước. Bà con không còn thả rông con gà, con lợn như trước để thay bằng đàn bò có chuồng, có vùng chăn thả theo mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đời sống bà con ngày càng ấm no.

Tính từ đầu nhiệm kỳ đến ngày 09/10/2024, Đảng bộ xã Pa Ủ đã kết nạp được 61 đảng viên, trong đó có 56 đồng chí là người dân tộc La Hủ. Không có những đảng viên tâm huyết, trách nhiệm như ông Ly Sạ Pu và về sau này còn nhiều đồng chí khác nữa, thì chắc khó có những đảng viên trẻ được kết nạp và có Chi bộ mới được thành lập ở vùng heo hút, xa xôi này. Mà có Chi bộ mạnh, thì đời sống bà con La Hủ mới có thể đổi thay được như vậy…

Cả sư Đổng Bạ – hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm





Nguồn: https://baodantoc.vn/gieo-hat-giong-do-o-nhung-ban-lang-dan-toc-la-hu-co-chi-bo-manh-thi-doi-song-dan-ban-moi-thay-doi-bai-1-1728580985345.htm

Cùng chủ đề

Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Cái khó kìm hãm “nảy mầm” (Bài 2)

Những ngày trung tuần tháng 9 vừa qua, chúng tôi may mắn được dự một buổi sinh hoạt chi bộ tại bản Seo Thèn A (xã Pa Vệ Sủ), với sự có mặt của đồng chí Bí thư Đảng ủy xã, Bộ đội Biên phòng, Công an phụ trách xã, giáo viên cắm bản. Buổi sinh hoạt diễn ra nghiêm túc, đúng thủ tục. Các đồng chí đảng viên trong buổi sinh hoạt đã có những ý...

Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Cái khó đang hãm sự ‘nảy mầm” (Bài 2)

Những ngày trung tuần tháng 9 vừa qua, chúng tôi may mắn được dự một buổi sinh hoạt chi bộ tại bản Seo Thèn A (xã Pa Vệ Sủ), với sự có mặt của đồng chí Bí thư Đảng ủy xã, Bộ đội Biên phòng, Công an phụ trách xã, giáo viên cắm bản. Buổi sinh hoạt diễn ra nghiêm túc, đúng thủ tục. Các đồng chí đảng viên trong buổi sinh hoạt đã có những ý...

Gieo “hạt giống đỏ” ở những bản làng dân tộc La Hủ: Chi bộ mạnh thì đời sống dân bản mới ấm no (Bài...

Dân tộc La Hủ với 12.113 nhân khẩu (theo kết quả điều tra kinh tế - xã hội 53 DTTS từ năm 2019) và sinh sống tập trung hầu hết ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Khi thực hiện tuyến bài này, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ những Bí thư Chi bộ, các đảng viên người La Hủ tiêu biểu. Dù có thể khác nhau về độ tuổi, công việc… nhưng họ đều cùng...

“Hạt giống đỏ” ở bản làng La Hủ

Dân tộc La Hủ là 1 trong 14 dân tộc rất ít người, với 12.113 nhân khẩu (theo kết quả điều tra kinh tế - xã hội 53 DTTS từ năm 2019) và sinh sống tập trung hầu hết ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Khi thực hiện tuyến bài này, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ những Bí thư Chi bộ, các đảng viên người La Hủ tiêu biểu. Dù có thể khác nhau...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở khu vưc biên giới biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc – Người dân...

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn...

Yên Bái: Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu

Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng. Nguồn kinh phí thực hiện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG...

Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 18/12/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026-2030 khu vực phía Bắc.Triển khai thực hiện...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc – Người dân đồng thuận

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín TP. Hồ Chí Minh

Nhân dịp Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chính Minh đến thăm Thủ đô Hà Nội, chiều 17/12, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr đã thân mật tiếp đón và gặp Đoàn đại biểu tại trụ sở UBDT. Cùng tiếp đón Đoàn có lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc UBDT.Thực hiện Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -...

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Mexico và EU tổ chức Đối thoại cấp cao lần thứ 12 về nhân quyền

Mexico và EU xem xét những diễn biến gần đây về tình hình nhân quyền, đồng thời trao đổi thông tin về các sáng kiến, chính sách trong lĩnh vực này.

Mới nhất

Kết hợp trào lưu ‘túi mù’ và công nghệ khám phá bảo vật triều Nguyễn

Những bảo vật biểu tượng của triều Nguyễn được mô phỏng thành những kho báu ẩn trong ‘túi mù’ đồ chơi cho người dùng khám phá. Công nghệ kết hợp cung cấp những thông tin thú vị về mỗi cổ vật. ...

Khởi nghiệp từ đại học: Tại sao không?

TPO - Ngày 18/12, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp, ĐH Quốc gia Hà Nội (CSK) tổ chức lễ ra mắt Vườn ươm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐH Quốc gia Hà Nội. TPO - Ngày 18/12, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và...

Viglacera phát triển Hệ sinh thái vật liệu xây dựng Xanh: Lợi ích cho ai? – Tổng công ty Viglacera

Trong quan niệm bấy lâu, vật liệu xây dựng (VLXD) xanh quá khó hiểu, như một thời chúng ta từng nghĩ Mercedes hay xe máy cũng chỉ là phương tiện di chuyển. Thế nên thiết lập nên cả một Hệ sinh thái VLXD xanh & phổ cập hệ sinh thái ấy đến người tiêu dùng là điều gì...

Viglacera phát triển Hệ sinh thái vật liệu xây dựng Xanh: Lợi ích cho ai? – Tổng công ty Viglacera

Trong quan niệm bấy lâu, vật liệu xây dựng (VLXD) xanh quá khó hiểu, như một thời chúng ta từng nghĩ Mercedes hay xe máy cũng chỉ là phương tiện di chuyển. Thế nên thiết lập nên cả một Hệ sinh thái VLXD xanh & phổ cập hệ sinh thái ấy đến người tiêu dùng là điều gì...

Đảng và Nhà nước luôn coi trọng vị trí, vai trò của công tác đối ngoại

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài sẽ là cầu nối để triển khai các chủ trương, chính sánh của Đảng, Nhà nước. ...

Mới nhất